Tài nguyên du lịch tự nhiên

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển du lịch bền vững tại thị xã sầm sơn (Trang 31)

5. Kết cấu khóa luận

2.1.2.Tài nguyên du lịch tự nhiên

2.1.2.1. Địa hình

Thị xã Sầm Sơn gồm 2 loại đia hình chính: địa hình đồng bằng ven biển và địa hình đồi núi thấp.

- Địa hình đồng bằng ven biển: Gồm vùng đất trũng bên bờ sông Đơ trải dọc từ cống Trường Lệ đến sông Mã và vùng triều ngập mặn Quảng Cư. Từ khi đắp đập Trường Lệ vùng đất trũng bên bờ sông Đơ đang được ngọt hoá dần. Hiện nay vùng này đang trồng lúa năng suất thấp, nuôi trồng hải sản, trồng sen...

Khu vực nội thị, trải dài từ chân núi Trường Lệ đến bờ Nam sông Mã. Địa hình tương đối bằng phẳng, dốc thoải từ Đông sang Tây thuận lợi cho việc xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, trung tâm hành chính và các khu dân cư, diện tích khoảng 700 ha.

Khu vực phía Đông đường Hồ Xuân Hương từ chân đền Độc Cước (phường Trường Sơn) kéo dài đến hết địa phận xã Quảng Cư. Đây là dải cát mịn, thoải, dốc dần ra biển phù hợp với yêu cầu của bãi tắm (độ dốc từ 2 - 5%), diện tích khoảng 150 ha, rộng 200 m.

- Về địa hình đồi núi thấp: Bao gồm toàn bộ núi Trường Lệ nằm ở phía Nam thị xã Sầm Sơn, độ dốc của núi thoải, cao trung bình khoảng 50 m, đỉnh

26

cao nhất đạt 76 m, có các vách đá dốc đứng về phía biển tạo nên sự hùng vĩ của núi Trường Lệ, về cơ bản có thể xây dựng được các công trình nhà nghỉ, rất thích hợp cho các loại hình du lịch leo núi, du lịch mạo hiểm.

Bãi biển: Sầm Sơn có bờ biển dài khoảng 9 km, từ cửa Hới (sông Mã)

đến Vụng Tiên (Vụng Ngọc) với các bãi biển đẹp như bãi biển nội thị (A, B, C, D), bãi biển Quảng Cư, bãi Lãn, bãi Vụng Tiên... Các bãi biển này đều có đặc điểm chung là rộng, bằng phẳng, độ dốc thoải, bãi cát trắng mịn, sóng biển vừa phải, nước biển ấm, trong xanh có nồng độ muối trên dưới 3%, ngoài ra còn có Canxidium và nhiều khoáng chất khác có tác dụng chữa bệnh... rất phù hợp cho hoạt động tắm biển và các hoạt động vui chơi giải trí nên từ lâu đã là khu nghỉ mát nổi tiếng trong cả nước. Đây là thị trường tiêu dùng, mua sắm lớn cho 1,5 - 2 triệu khách du lịch hiện nay và khoảng 4 - 5 triệu du khách trong tương lai, tạo cơ sở để phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản hàng hóa và các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp của các vùng lân cận.

Hình 2.2: Bãi biển Sầm Sơn mùa du lịch

Thời gian tới có thể khai thác các bãi biển ở khu vực Quảng Cư và khu Nam Sầm Sơn (thuộc đề án “Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Quảng Xương để mở rộng địa giới hành chính thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa”), hình thành một khu du lịch nghỉ dưỡng lớn của vùng và cả nước với các hoạt động du lịch phong phú và đa dạng như: tắm biển, nghỉ dưỡng và các loại

27 hình thể thao, vui chơi giải trí khác.

Bên cạnh các bãi biển trên, Sầm Sơn còn có núi Trường Lệ cao 76 m nằm sát biển, được coi như là hòn ngọc của Sầm Sơn. Các vách đá dốc đứng về phía biển đã tạo nên sự hùng vĩ của núi Trường Lệ và rất thích hợp cho loại hình du lịch leo núi, du lịch mạo hiểm. Mặt khác, ở đây có những bãi cỏ rộng, những sườn thoải và các đồi được cấu tạo từ đá granit cổ sinh hay đá biến chất dạng bát úp (điển hình là khối hoa cương Độc Cước) phù hợp cho du lịch cắm trại và các hoạt động vui chơi giải trí khác. Đặc biệt, hòn Trống Mái trên núi Trường Lệ là cảnh quan tự nhiên độc đáo của Sầm Sơn cũng như của cả nước, rất hấp dẫn khách du lịch.

Sự đan xen giữa các loại địa hình (sông, núi, biển), giữa các bãi biển với núi Trường Lệ và cảnh quan sông nước, cùng với các hồ, đầm ở Quảng Cư và những rặng thông, phi lao dọc ven biển... tạo nên sự phóng phú và đa dạng của tài nguyên du lịch trên địa bàn, là điều kiện rất thuận lợi để Sầm Sơn phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn.

2.1.2.2. Khí hậu

Thị xã Sầm Sơn nằm trong miền khí hậu Bắc Việt Nam, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt là mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.

Chế độ nhiệt: Sầm Sơn có chế độ nhiệt tương đối cao, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23oC. Nhiệt độ trung bình mùa hè (tháng 5 - 9) là 32o

C, tháng nóng nhất nhiệt độ lên đến 40oC; nhiệt độ trung bình mùa đông (từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau) là 200C, tháng lạnh nhất có thể xuống đến 5oC. Tổng tích ôn cả năm khoảng 8.6000C; số giờ nắng cao, trung bình 1.700 giờ/năm. Tháng có số giờ nắng cao nhất (tháng 7) là 225 giờ, tháng có số giờ nắng thấp nhất (tháng 2) là 46 giờ.

Chế độ gió: Sầm Sơn là cửa ngõ đón các gió từ biển Đông thổi vào, tốc độ gió khá mạnh, gió chủ đạo vẫn là gió Đông Nam, tốc độ trung bình 1,8 m/s.

28

Gió thổi theo 2 mùa rõ rệt, mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 có gió Đông Nam – nồm Nam, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 có gió mùa Đông Bắc.

Chế độ mưa: Lượng mưa ở Sầm Sơn khá lớn, trung bình năm từ 1.600- 1.900 mm, nhưng phân bố không đều giữa hai mùa. Mùa khô (từ tháng 12 - 4 năm sau) lượng mưa rất ít, chỉ chiếm 15% lượng mưa cả năm, ngược lại mùa mưa (từ tháng 5 - 11) tập trung tới 85% lượng mưa cả năm. Ngoài ra trong mùa này thường có giông, bão kèm theo mưa lớn gây úng lụt cục bộ.

Chế độ thủy triều: Thủy triều ở khu vực Sầm Sơn có chế độ nhật triều đều. Về mùa hè thủy triều lên lúc 7 giờ và xuống lúc 14 - 16 giờ chiều; mùa đông thì ngược lại xuống lúc 6 - 9 giờ và lên lúc 14 - 16 giờ. Biên độ triều trung bình khoảng 1,2 - 1,6 m, cao nhất đạt 2 - 2,5 m. Chế độ thủy triều thích hợp cho các hoạt động du lịch tắm biển.

Tóm lại, khí hậu ở Sầm Sơn tuy có sự phân chia rõ rệt theo mùa, nhưng do có tác động điều hòa của biển nên khí hậu tương đối dễ chịu, mát vào mùa hè, ít lạnh vào mùa đông. Đây là điều kiện khá phù hợp cho du khách tắm biển, thăm quan, nghỉ dưỡng và phù hợp cho sự sinh trưởng của nhiều loại cây trồng, vật nuôi.

2.1.2.3. Tài nguyên nước

- Về nước mặt:

Sầm Sơn có bờ biển dài 9 km, sẽ tiếp tục được kéo dài về phía Nam đến khoảng 14 km theo quy hoạch mở rộng thị xã đến năm 2015. Với sóng biển vừa phải, nước biển ấm, trong xanh, có nồng độ muối khoáng thích hợp, Sầm Sơn thực sự là nơi có lợi cho sức khỏe, hoạt động tắm biển và nghỉ dưỡng.

Trên địa bàn Sầm Sơn có 02 sông chính chảy qua là sông Mã và sông Đơ; tổng lưu lượng dòng chảy trung bình khoảng 14 tỷ m3/năm, trong đó lưu lượng dòng chảy chủ yếu là của sông Mã, còn sông Đơ chỉ là một nhánh nhỏ chảy dọc thị xã (từ sông Mã ở phía Bắc đến cống Trường Lệ ở phía Nam),

29

có lưu lượng không đáng kể. Hiện nay, việc khai thác nguồn nước mặt ở Sầm Sơn gặp nhiều khó khăn do nằm ở vùng cửa sông ven biển nước thường bị nhiễm mặn. Mặt khác, nguồn nước phân bố không đều trong năm, mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 10) lưu lượng dòng chảy lớn, chiếm tới 78% tổng lượng nước cả năm, thường gây ngập úng; ngược lại vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 5) lưu lượng dòng chảy nhỏ, chỉ chiếm khoảng 22% nên thường gây hạn hán... ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về nước ngầm: Nước ngầm tại khu vực Sầm Sơn khá phong phú nhưng chất lượng thấp. Mặt khác, thời gian qua do khai thác quá mức nên nguồn nước ngầm đang bị nhiễm mặn, đặc biệt các mạch sâu bị nhiễm mặn rất nặng, không thể sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất.

2.1.2.4. Tài nguyên sinh vật

Tài nguyên sinh vật ở Sầm Sơn khá đa dạng, ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng.

Tài nguyên rừng: Rừng có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ môi trường và là đối tượng cho nhiều loại hình du lịch. Đất rừng ở Sầm Sơn năm 1907 là 543 ha chủ yếu tập trung trên núi Trường Lệ. Vào những năm 40 của thế kỷ XX, đây là khu rừng thông tuyệt đẹp được trồng để phục vụ khách du lịch, nhưng đến giai đoạn 1960 - 1970, rừng gần như bị phá huỷ hoàn toàn. Những năm gần đây, rừng đang được khôi phục lại dần dần với các loại cây như: thông, keo lá chàm, keo tai tượng. Hiện tại thị xã Sầm Sơn có 201,02 ha rừng, trong đó hầu hết phân bố trên núi Trường Lệ và một phần rừng trồng ven biển. Rừng ở Sầm Sơn tuy không đem lại hiệu quả trực tiếp về kinh tế nhưng có giá trị rất lớn về bảo vệ môi trường sinh thái như chắn gió bão, ngăn mặn xâm thực vào đất liền... và tạo cảnh quan thiên nhiên phục vụ phát triển du lịch.

Hải sản: Sầm Sơn có bờ biển dài 9 km từ Cửa Hới đến Vụng Tiên (Vụng Ngọc). Vùng biển, ven biển Sầm Sơn và phụ cận có nguồn lợi hải sản khá

30

phong phú, đa dạng, tạo cho Sầm Sơn có lợi thế rất lớn về khai thác hải sản. Đây là nguồn lợi có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống kinh tế - xã hội Sầm Sơn.

Về cá: Trữ lượng cá ở Sầm Sơn là rất lớn, chủ yếu là cá lầm, cá trích, cá cơm, cá thu, bạc má… với trữ lượng từ 25.000 – 30.000 tấn.

Về tôm biển: Có hai bãi tôm chính là bãi tôm Hòn Nẹ - Lạch Ghép và bãi tôm Lạch Bạng - Lạch Quèn. Đây là các bãi tôm có trữ lượng cao trong khu vực vịnh Bắc Bộ. Khả năng khai thác hàng năm khoảng 1.000 - 1.300 tấn, trong đó chủ yếu là tôm bột, tôm sắt và hơn 7.000 tấn moi biển.

Về mực: Vùng biển Thanh Hoá và phụ cận có nguồn lợi mực rất phong phú với trữ lượng 13.000 - 14.000 tấn. Khả năng khai thác hàng năm khoảng 5.000 - 6.000 tấn, trong đó có khoảng 3.000 - 4.000 tấn mực ống và 1.500 - 2.000 tấn mực nang.

Bảng 2.1: Một số loại hải sản phục vụ khách du lịch

STT Loại hải sản Giá trị Mùa đánh bắt

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Cá Chim Cá Thu Cá Lệch (nhệch) Cá Chỉ vàng Cá Khoai Mực Tôm Cua, ghẹ Rau câu Sò huyết Ốc hương Đặc sản Đặc sản Đặc sản (gỏi) Đặc sản Món ăn dân dã Đặc sản Đặc sản Đặc sản Đặc sản Đặc sản Đặc sản Tháng 3 – 4 Tháng 3 - 6, tháng 9 Quanh năm Tháng 3 - 4, tháng 9, tháng 10 Quanh năm Tháng 4, tháng 9, tháng 10 Tháng 4, tháng 10 Tháng 4, tháng 10 Quanh năm Quanh năm Quanh năm

(Nguồn: UBND thị xã Sầm Sơn)

Ngoài ra, vùng biển và ven biển còn có nhiều loại hải sản khác có giá trị kinh tế cao và rất được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước như ốc hương, sứa, tôm hùm, cua, ghẹ...

Đối với hoạt động du lịch, ngành đánh bắt thuỷ, hải sản đã cung cấp một nguồn thực phẩm quan trọng. Các loại hải sản quý có lợi cho sức khỏe

31

như cá thu, tôm hùm, cua, mực, ghẹ, rau câu... trở thành những món ăn ưa thích của thực khách, tạo nên nét hấp dẫn riêng của khu du lịch biển. Ngoài ra, các loại sản phẩm được chế tạo từ vỏ ốc, vỏ sò… cũng làm nên những món quà lưu niệm được du khách yêu thích.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển du lịch bền vững tại thị xã sầm sơn (Trang 31)