KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN KẾT LUẬN:

Một phần của tài liệu Đánh giá tính gây miễn dịch của Vacxin cúm A H5N1 hấp thụ tá chất MF - 59 và Chitosan trên súc vật thí nghiệm (Trang 39)

KẾT LUẬN:

Từ quá trình nghiên cứu hiệu quả đáp ứng miễn dịch của 3 nhóm vacxin cho kết quả như sau:

- Cả 3 nhóm vacxin đều cho tỷ lệ đáp ứng miễn dịch cao đạt 100% ngay từ ngày thứ 10 (sau 10 ngày tiêm mũi 1).

- Mũi tiêm nhắc lại lần 2 đối với vacxin cúm không hấp phụ tá chất và vacxin hấp phụ tá chất MF-59 là 20 ngày. Nhưng đối với hỗn hợp vacxin hấp phụ chitosan thời gian có thể kéo dài hơn 20 ngày. Tùy thuộc vào thời gian hàm lượng kháng thể tồn tại.

- Vacxin cúm A/H5N1 hấp phụ MF-59 cho đáp ứng miễn dịch cao sau ngày thứ 10 và giảm đến ngày thứ 20 là 80 HIU, sau lần tiêm nhắc lại hiệu giá kháng thể tăng đạt cao nhất so với các nhóm khác.

− Vacxin cúm A/H5N1 hấp phụ chitosan cho đáp ứng miễn dịch cao sau ngày thứ 10 và đến ngày thứ 20 có giảm còn 80 HIU, sau lần tiêm nhắc lại hiệu giá kháng thể không thay đổi.

Như vậy tá chất MF-59 và chitosan đều có khả năng kích thích đáp ứng miễn dịch cho vacxin cúm A/H5N1. Nhưng MF-59 có hiệu giá kháng thể cao hơn so với chitosan.

ĐỀ XUẤT Ý KIẾN:

- Nghiên cứu, đánh giá độ an toàn của nhóm vacxin hấp phụ tá chất chitosan và nhóm vacxin hấp phụ tá chất MF-59.

- Tiếp tục nghiên cứu công thức hấp phụ đối với tá chất chitosan và MF-59 để đưa ra vacxin an toàn có hiệu quả đáp ứng miễn dịch cao.

- Khi sử dụng tá chất chitosan cần xác định thời gian tiêm nhắc lại và thời gian lấy máu để thu được huyết thanh có hiệu giá cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính gây miễn dịch của Vacxin cúm A H5N1 hấp thụ tá chất MF - 59 và Chitosan trên súc vật thí nghiệm (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)