Bảng 3.7: Biến thiên đáp ứng miễn dịch của 3 nhóm vacxin cúm A/H5N1 theo thời gian.
Hiệu giá kháng thể trung bình (HIU) Nhóm vacxin
Ngày 0 Ngày 10 Ngày 20 Ngày 30
Nhóm 1 0 80 80 160 Nhóm 2 0 160 80 240 Nhóm 3 0 160 80 80 0 50 100 150 200 250 300 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Ngày H IU Ngày 0 Ngày 10 Ngày 20 Ngày 30
Hình 3.4: Biến thiên hiệu giá đáp ứng miễn dịch của 3 nhóm vacxin theo thời gian.
Kết quả bảng 3.5 cho thấy:
Hiệu giá kháng thể ở các nhóm vacxin trong các mẫu máu lấy vào ngày thứ 10, 20, 30 là khác nhau.
- Nhóm 1: Nhóm vacxin cúm A/H5N1 không hấp phụ tá chất có hiệu giá kháng thể trung bình thấp nhất là 80 HIU. Lấy máu lần 2 ở ngày thứ 20 cho hiệu giá kháng thể đạt 80 HIU, và lấy máu lần 3 vào ngày thứ 30 đạt cao nhất 160 HIU. Như vậy thời gian duy trì đáp ứng miễn dịch của nhóm 1 dài hơn so
với nhóm 2 và nhóm 3. Nhưng hiệu giá kháng thể không cao, thấp hơn nhóm 2, nhóm 3.
- Nhóm 2: Mẫu máu lấy lần 1 cho hiệu giá kháng thể đạt 160 HIU vào ngày thứ 10. Ngày thứ 20 hiệu giá kháng thể giảm còn 80 HIU. Sau mũi tiêm nhắc lại lần 2 cho hiệu giá đáp ứng miễn dịch tăng mạnh đạt là 240 HIU. Như vậy tiêm nhắc lại lần 2 vào ngày thứ 20 là phù hợp. Như vậy nhóm vacxin hấp phụ MF-59 cho đáp ứng miễn dịch cao hơn nhóm vacxin hấp phụ chitosan sau lần tiêm nhắc lại lần 2 và cao hơn nhóm 1. Nhóm hấp phụ MF-59 có hiệu giá đáp ứng miễn dịch đạt cao nhất so với hai nhóm vacxin: Nhóm 1 và nhóm 3. - Nhóm 3: Cũng như nhóm 2, hiệu giá kháng thể mẫu máu lấy lần 1 cũng đạt 160 HIU, sau 20 ngày hiệu giá kháng thể cũng giảm xuống thấp 80 HIU. Nhưng sau lần tiêm nhắc lại vào ngày thứ 20, hiệu giá kháng thể không tăng, đạt 80 HIU. Vậy đối với nhóm vacxin hấp phụ chitosan, tiêm nhắc lại vào ngày thứ 20 là không phù hợp.
III.2. BÀN LUẬN
III.2.1. Tỷ lệ chuột có đáp ứng miễn dịch
Tỷ lệ đáp ứng miễn dịch của tất cả các nhóm chuột đều cho hiệu quả đáp ứng 100% ngay từ ngày thứ 10 và các ngày thứ 20, 30 đều đạt 100%. Như vậy cả 3 nhóm vacxin này đều cho đáp ứng miễn dịch nhanh, tỷ lệ đáp ứng miễn dịch cao.
III.2.2. Hiệu giá kháng thể
So sánh khả năng tạo đáp ứng miễn dịch của nhóm vacxin cúm cùng hàm lượng kháng nguyên như nhau (0.2ml/1 lần tiêm, hàm lượng 320 HAU/ml), nhưng được hấp phụ với các tá chất MF-59, chitosan và vacxin không hấp phụ tá chất thấy hiệu giá kháng thể trung bình của các nhóm khác nhau là khác nhau.
Cả 3 nhóm đều có đáp ứng miễn dịch nhanh.
• Nhóm 1: Lấy máu vào ngày thứ 20 hiệu giá kháng thể trung bình tăng 120 HIU. Lấy máu ngày thứ 30 (sau khi tiêm nhắc lại 10 ngày) hiệu giá kháng thể có xu hướng tăng 160 HIU. Như vậy vacxin cúm A/H5N1 không hấp phụ tá chất cho hiệu giá kháng thể không cao, thấp hơn các nhóm 2 và nhóm 3, thời gian duy trì đáp ứng miễn dịch dài, tiêm nhắc lại vào ngày thứ 20 là phù hợp. • Nhóm 2, nhóm 3:
HIU. Như vậy cả 2 nhóm đều có khả năng duy trì đáp ứng miễn dịch trong thời gian ngắn hơn so với vacxin cúm không hấp phụ tá chất. Nhưng hiệu giá kháng thể đạt được cao hơn so với nhóm 1.
Mẫu máu lấy vào ngày 30 hiệu giá kháng thể của nhóm 3 tăng cao 240 HIU. Nhưng nhóm 2, sau khi tiêm miễn dịch lần hai thì hiệu giá kháng thể tăng không đáng kể. Kết quả này có thể do nhiều lý do khác nhau. Có thể do lượng kháng nguyên không đủ gây kích thích đáp ứng miễn dịch, hoặc thời gian tiêm nhắc lại lần 2 vào ngày thứ 20 là không phù hợp với nhóm vacxin này.
Như vậy nhóm vacxin hấp phụ tá chất MF-59 có khả năng cho hiệu quả đáp ứng miễn dịch tốt, hiệu giá kháng thể cao và cao hơn nhóm vacxin hấp phụ chitosan. Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu khác (Stephenson et al, Vaccines, 2003).