Giới thiệu chung về lớp phủ hoá học composit

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp- mạ composit hoá học (Trang 47 - 48)

d. Chất ổn định

1.3.1 Giới thiệu chung về lớp phủ hoá học composit

Khả năng đồng kết tủa các hạt vào trong lớp phủ hoá học có thể tạo ra những tính chất mới cho các lớp phủ hoá học composit.

Để đồng kết tủa các hạt vào lớp phủ hoá học đạt kết quả tốt thì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:

• Tính trơ xúc tác của các hạt.

• Điện tích các hạt.

• Thành phần dung dịch mạ hoá học.

• Độ hoạt động, khả năng phản ứng của dung dịch mạ.

• Sự tương thích của các hạt vào lớp phủ hoá học.

• Tốc độ mạ.

Cơ chế mạ hoá học composit khác so với mạ hoá học thông thường. Các hạt dạng rắn được đưa vào và được phân tán trong toàn bộ dung dịch mạ hoá học, mặc dầu dung dịch mạ không ổn định về mặt nhiệt động lực học và có khuynh hướng dung dịch bị phân huỷ toàn bộ. Các hạt này không được lọc ra ngoài. Sự phân tán các hạt dẫn đến tỷ trọng diện tích bề mặt được mạ là 100 000 cm2/ L, lớn hơn 800 lần so với tỷ trọng mạ hoá học thông hường và được chấp nhận trong mạ Nickel hoá học.

Mạ hoá học composit bản thân nó là hướng nghiên cứu rất mới, hy vọng trong tương lai nó sẽ thu hút được sự quan tâm của cả người sử dụng và người nghiên cứu.

Trong các lớp phủ composit điển hình, các hạt có thể được chọn lựa trong giải kích thước từ 0,1 μm đến 10 μm, với tỷ trọng là 40% thể tích các hạt chiếm trong lớp phủ hoá học. Tỷ lệ các hạt đồng kết tủa vào trong lớp phủ hoá học có thể được điều chỉnh đến một tỷ số cố định và không đổi. Tuy nhiên, phần lớn trong thực tế thương mại, phần trăm thể tích các hạt đồng kết tủa là 18 đến 25%.

Có rất nhiều loại hạt khác nhau có thể đồng kết tủa nhưng nhưng lớp mạ composit hoá học thương mại hiện tại bị hạn chế với một số loại hạt như kim cương, silicon carbides, nhôm oxit và PTFE.

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp- mạ composit hoá học (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)