Tài khoản kế toán sử dụng

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Chi nhánh Phổ Yên (Trang 29)

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương sử dụng tài khoản: - TK 334: “Phải trả người lao động”

- TK 338: “Phải trả, phải nộp khác”

- TK 351: “Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm” - TK 335: “Chi phí phải trả”

- Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số TK khác như: TK 622, TK 627, TK 641, TK 642, TK 111, TK 112, TK 138 ...

*Tài khoản 334: “Phải trả người lao động”

- Tính chất: Là loại TK nguồn vốn.

-Công dụng: TK này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.

- Nội dung, kết cấu:

TK 334 -Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, BHXH và các khoản khác đã trả, đã chi đã ứng trước cho người lao động

- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động.

-Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động

Số dư có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác còn phải trả cho người LĐ

TK 334 có thể có số dư bên nợ: Số dư bên nợ TK 334 (nếu có) phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động.

- TK 334 có 2 TK cấp 2:

+ TK 3341: “Phải trả công nhân viên” + TK 3348: “Phải trả người lao động khác”

* TK 338: “Phải trả, phải nộp khác”

-Công dụng: TK này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả, phải nộp ngoài nội dung đã phản ánh ở các TK khác (từ 331 đến 338). Tài khoản này còn được dùng để hạch toán doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ kế toán.

- Nội dung, kết cấu:

TK 338 - Kết chuyển giá trị tài sản

thừa vào các TK liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý.

- BHXH phải trả cho CNV. - KPCĐ chi tại đơn vị.

- Số BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN.

- Kết chuyển doanh thu chưa thực hiện sang TK liên quan. - Các khoản đã trả và đã nộp khác.

- Giá trị tài sản thừa chờ xử lý (chưa xác định rõ nguyên nhân).

- Giá trị tài sản thừa phải trả cho các cá nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị) theo quyết định ghi trong biên bản xử lý do xác định ngay được nguyên nhân.

-Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN vào chi phí sản xuất kinh doanh.

-Các khoản thanh toán với nhân viên về tiền nhà, điện nước ở tập thể.

- BHXH và KPCĐ vượt chi được cấp bù. - Ghi nhận doanh thu chưa thực hiện phát sinh trong kỳ.

- Các khoản phải trả phải nộp khác

Số dư có: Số tiền còn phải trả, phải nộp khác Giá trị tài sản thừa chờ xử lý.

TK 338 có thể có số dư bên nợ: Số dư bên nợ TK 338 (nếu có) phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả, phải nộp khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- TK 338 có các TK chi tiết sau:

+ TK 3381: Tài sản thừa chờ giải quyết + TK 3382: Kinh phí công đoàn

+ TK 3384: Bảo hiểm y tế

+ TK 3385: Phải trả về cổ phần hóa

+ TK 3386: Nhận kỹ quỹ, ký cược ngắn hạn + TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện + TK 3388: Phải trả, phải nộp khác + TK 3389: Bảo hiểm thất nghiệp

* TK 351: “Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm”

- Tính chất: TK nguồn vốn.

- Công dụng: TK này dùng để phản ánh tình hình trích lập và sử dụng quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp.

- Nội dung, kết cấu:

TK 351 Chi trả cho người lao động thôi việc, mất việc làm Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm Số dư: Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm chưa sử dụng. *TK 335: “Chi phí trả trước” 2.1.3. Kế toán chi tiết tiền lương

2.1.3.1.Hạch toán thời gian lao động

Chứng từ hạch toán thời gian lao động là bảng chấm công. Hàng ngày tổ trưởng hoặc người ủy quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình quản lý để chấm công cho từng người trong ngày và ghi vào các ngày tương ứng trong các cột từ 1 đến 31 theo các ký hiệu quy định. Kế toán căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người rồi tính ra số ngày công của từng người.

2.1.3.2.Hạch toán kết quả lao động

Căn cứ vào phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành để hạch toán kết quả lao động. Phiếu này được lập thành 2 liên: 1 liên lưu tại quyển 1 và

1 liên chuyển đến kế toán tiền lương để làm thủ tục thanh toán cho người lao động và phiếu phải có đầy đủ chữ ký của người giao việc, người nhận việc, người kiểm tra chất lượng và người duyệt.

Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành được dùng trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng theo hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp hoặc lương khoán theo khối lượng công việc

2.1.3.3.Hạch toán tiền lương cho người lao động

-Hàng tháng căn cứ vào các chứng từ gốc như : Bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, hợp đồng giao khoán...kế toán tính lương, trợ cấp, tiền thưởng và các khoản phải trả khác cho người lao động đồng thời hạch toán các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ phải nộp.

-Tiền lương được tính riêng cho từng người và tổng hợp từng bộ phận sử dụng lao động và phản ánh vào bảng thanh toán tiền lương cho từng bộ phận đó. -Căn cứ vào các chứng từ : Phiếu nghỉ hưởng BHXH, biên bản điều tra tai nạn lao động...kế toán tính trợ cấp BHXH phải trả cho công nhân viên phản ánh vào bảng thanh toán BHXH.

- Đối với các khoản tiền thưởng của công nhân viên kế toán cần tính toán và lập bảng thanh toán tiền thưởng để theo dõi, chi trả đúng quy định.

-Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương của từng bộ phận để chi trả thanh toán tiền lương cho công nhân viên, đồng thời tổng hợp tiền lương phải trả trong từng kỳ cho từng đối tượng sử dụng lao động. Tính toán trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định và phản ánh vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH.

*Thanh toán lương và các khoản phải trả người lao động

Thông thường việc trả lương cho người lao động được chia làm 2 kỳ - Kỳ 1 : Tạm ứng lương cho cán bộ công nhân viên đối với những người tham gia lao động trong tháng.

Cuối tháng toàn bộ các khoản thanh toán lương, bảng kê danh sách những người chưa lĩnh lương cùng với các chứng từ và báo cáo thu chi tiền mặt phải chuyển kịp thời cho phòng kế toán để kiểm tra và ghi sổ.

Cùng với việc chi trả lương hàng tháng, kế toán trích đồng thời các khoản thu nhập phải đóng góp.

2.1.4.Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương

2.1.4.1. Hạch toán tiền lương

Sơ đồ 2.1: Hạch toán tiền lương

TK 623, 627, 641, 642 TK 241, 622, 623, 627, 641, 642 TK 353 (1) TK 338 TK 334 TK 141, 338, 138 TK 111, 112 TK 512 TK 3331 (8a) (8b) (6) (7) (1) (2) (3) (4) (5) TK 335

- Nghiệp vụ 1: Tính tiền lương và các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho người lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nghiệp vụ 2: Tính tiền thưởng phải trả cho CNV (tiền thưởng lấy từ quỹ khen thưởng phúc lợi)

- Nghiệp vụ 3: Tính tiền BHXH phải trả cho CNV.

- Nghiệp vụ 4: Tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho CNV (trường hợp doanh nghiệp thực hiện việc trích trước theo tiền lương nghỉ phép của CNV).

- Nghiệp vụ 5: Tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho CNV (trường hợp doanh nghiệp không trích trước tiền lương nghỉ phép).

- Nghiệp vụ 6: Các khoản phải khấu trừ vào lương, thu nhập của CNV hoặc người lao động khác trong doanh nghiệp như tiền tạm ứng, BHXH, tiền thu bồi thường theo quyết định xử lý …

- Nghiệp vụ 7: Khi ứng trước hoặc chi trả tiền lương, tiền công, các khoản phải trả cho CNV hoặc NLĐ.

- Nghiệp vụ 8: Trả lương cho CNV bằng sản phẩm hàng hóa.

(8a): Đối với sản phẩm hàng hóa chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ.

(8b): Đối với sản phẩm hàng hóa chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp.

2.1.4.2. Hạch toán BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ

Sơ đồ 2.2: Hạch toán BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN

2.1.5. Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

2.1.5.1. Một số quy định chung của chi nhánh về tiền lương

• Phân phối lương thưởng gắn với kết quả sản xuất kinh doanh của Chi

nhánh theo từng quý, năm. Thực hiện đúng chế độ chính sách Nhà nước đối với tính chất công việc.

• Đảm bảo đãi ngộ tốt đối với lao động.

• Quỹ tiền lương phải dùng đúng mục đích quy định.

TK 111, 112 TK 334 TK 111,112 TK 338 (3382, 3383, 3384, 3388, 3389) Nộp BH, KP cho cấp trên Khi tính các khoản BH phải trả LĐ KPCĐ đã sử dụng tại DN

KPCĐ chi không hết phải nộp lại

TK 622, 6411, 421, 627 TK 334 TK 111, 112 Trích BH, KP vào CPSXKD BHXH, BHYT, BHTN người LĐ phải nộp

KPCĐ chi quá được cấp bổ xung

• Cải thiện các điều kiện lao động làm giảm nhẹ sự nặng nhọc của công việc, giữ gìn và tăng cường sức khoẻ cho người lao động, tạo ra điều kiện lao động thuận lợi.

• Tổ chức trả lương phù hợp với số lượng, chất lượng lao động cũng như sử

dụng hiệu quả chế độ khuyến khích vật chất cho người lao động.

• Đào tạo và nâng cao trình độ lành nghề cho công nhân bao gồm việc lựa

chọn các hình thức và phương pháp đào tạo đáp ứng yêu cầu kĩ thuật vào thực tế sản xuất.

2.1.5.2. Đăng ký tổng quỹ lương hàng năm

- Tổng quỹ lương hàng năm của công ty được xác định căn cứ trên tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của năm trước, số lao động hiện có, và kế hoạch phát triển kinh doanh trong năm tới.

Biểu số 2.1: Bản đăng ký tiền lương

Đơn vị: Chi nhánh TM Phổ Yên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Địa chỉ: Phổ Yên-Thái Nguyên Mẫu số 01/ĐK

MST: 4600357739-006

BẢN ĐĂNG KÝ TIỀN LƯƠNG

Kính gửi: Chi cục thuế Phổ Yên

Đơn vị chúng tôi xin đăng ký tổng quỹ lương thực hiện năm 2013 như sau

(Nguồn số liệu phòng kế toán)

2.1.5.3. Hệ thống thang lương, bảng lương của Chi nhánh TM Phổ Yên

Hệ thống thang lương, bảng lương do Kế toán trưởng lập dựa trên quy định và hướng dẫn của Nhà nước áp dụng phù hợp với đặc điểm và điều kiện kinh

STT Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch năm 2013

A Tổng quỹ lương (A=I + II) Đồng 1.363.200.000

I) Quỹ lương gián tiếp Đồng 744.000.000

1. Số lao động Người 12

2. Lương bình quân người/năm 62.000.000

II) Quỹ lương trực tiếp -

1. Lương trả theo thời gian

(1=a × b) - a. Số lao động b. Lương BQ người/năm 2. Lương trả theo sản phẩm - a. Số sản phẩm

b. Đơn giá tiền lương/1sp

... ... ... ...

III) Đăng ký khác

-Quỹ lương trực tiếp Lương trả theo định mức doanh thu

doanh của Chi nhánh. Thang lương, bảng lương của DN được điều chỉnh khi có thay đổi về tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy đinh.

Sau đây em xin trình bày thang bảng lương của Chi nhánh TM Phổ Yên

Biểu số 2.2: Đăng ký thang bảng lương

TÊN ĐƠN VỊ : Chi nhánh TM Phổ Yên NGÀNH NGHỀ: Bán hàng

ĐỊA CHỈ : Phổ Yên-Thái Nguyên ĐIỆN THOẠI:0280.3863.162 MST:4600357739-006

ĐĂNG KÝ THANG BẢNG LƯƠNG ---

I/- MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU :

Mức lương tối thiểu doanh nghiệp áp dụng 1.050.000 đồng/tháng.

II/- HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG :

Đơn vị tính : 1.000 đồng STT Nhóm chức danh Chức vụ Thang lương I II III IV V VI 1 1 Ban giám đốc Giám đốc Hệ số 3,05 3,6 3,98 4,34 4,86 5,52 Mức lương 3.202,5 3.380 4.179 4.557 5.103 5.796 Phó Giám đốc Hệ số 2,96 3,32 3,86 4,38 4,98 5,09 Mức lương 3.108 3.486 4.053 4.599 5.229 5.334,5 2 Nhân viên Kế toán Hệ số 2,65 2,8 2,96 3,32 4,38 5,05 Mức lương 2.782,5 2.940 3.108 3.486 4.599 5.302,5 Kinh doanh Hệ số 1,8 2,34 2,86 3,38 3,98 4,68 Mức lương 1.890 2.457 3.003 3.549 4.179 4.914 Người lập Giám đốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ký, ghi họ tên) (Ký, ghi họ tên)

(Nguồn số liệu phòng kế toán)

2.1.5.4. Các hình thức trả lương tại chi nhánh thương mại Phổ Yên *Hình thức trả lương theo thời gian

- Lương thời gian ở đơn vị được áp dụng cho người lao động ở các bộ phận phòng ban như: Bộ phận quản lý, phòng hành chính tổ chức, phòng tài chính kế toán.

- Căn cứ để tính lương thời gian : là hệ số lương, thời gian làm việc thực tế trong tháng, mức lương cơ bản.

Lương thời gian được tính theo công thức sau :

Lương tháng = (Hệ số lương + PC) x Mức lương tối thiểu x Số ngày làm

việc thực tế Ngày công làm việc trong tháng

* Hình thức trả lương theo doanh thu bán hàng.

- Lương theo doanh thu bán hàng đơn vị áp dụng cho phòng kinh doanh - nhân viên bán hàng.

- Căn cứ vào kế hoạch xây dựng định mức doanh thu bán hàng và lãi gộp.

- Nếu nhân viên bán hàng hoàn thành theo kế hoạch đã xây dựng thì đơn vị trả 100% lương (chính là mức lương cơ bản theo hệ số lương).

- Nếu nhân viên bán hàng hoàn thành vượt kế hoạch đã xây dựng thì hưởng theo định mức tăng đã xây dựng.

- Nếu nhân viên bán hàng không hoàn thành kế hoạch đã xây dựng thì hưởng theo tỷ lệ % không hoàn thành theo định mức doanh thu đã xây dựng.

2.1.5.5. Cách tính các khoản trích theo lương:

Hiện nay tại chi nhánh thương mại Phổ Yên trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ được tiến hành trên văn phòng của đơn vị, chỉ áp dụng cho những người lao động chính thức của đơn vị.

-Số BHXH = (Hệ số lương*Mức lương cơ bản + phụ cấp)*24%

Trong đó: Người lao động đóng 7%, người sử dụng lao động đóng 17% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

-Số BHYT = (Hệ số lương*Mức lương cơ bản + phụ cấp)*4.5%

Trong đó: Người lao động đóng 3%, người sử dụng lao động đóng 1.5% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Trong đó: Người lao động đóng 1%, người sử dụng lao động đóng 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

-Số KPCĐ = Tiền lương thực tế phải trả NLĐ trong tháng *2%

Doanh nghiệp thực hiện trích 2% trên tổng thực tế phải trả công nhân viên và được tính hết vào chi phí.

*Trả lương nghỉ BHXH:

-Dựa vào số ngày nghỉ ốm, tai nạn, thai sản ... được cơ quan y tế bệnh viện xác nhận.

-Với công nhân viên nghỉ ốm được hưởng 75% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.

Công thức: Tiền lương nghỉ ốm đau

= Lương tối thiếu x hệ số cấp bậc x 75% x Số ngày

nghỉ ốm Ngày công trong tháng

-Với công nhân viên nghỉ tai nạn lao động hưởng 100% lương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Với công nhân viên nghỉ thai sản hưởng trợ cấp 1 lần bằng 1 tháng lương đóng BHXH và 120 ngày tính theo quy định của luật lao động.

Công thức:

Tiền lương = Lương tối thiếu x hệ số lương x 120 ngày x 100%

30 ngày

Trợ cấp 1 tháng = Lương tối thiểu x Hệ số lương

Lương của CNV nghỉ

chế độ thai sản =

Tiền lương nghỉ

4 tháng + Trợ cấp 1 tháng

- Người được hưởng trợ cấp BHXH có trách nhiệm nộp đầy đủ các giấy tờ hợp lệ có liên quan cho kế toán BHXH. Kế toán lập bảng tổng hợp ngày nghỉ và trợ cấp BHXH gửi lên cơ quan BHXH cấp trên thanh toán.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Chi nhánh Phổ Yên (Trang 29)