Ứng dụng công nghệ viễn thám để nghiên cứu chất lượng môi trường nước đã được tiến hành trên thế giới từ cuối thập kỷ 70 của thế kỷ 20 (Morel and Prieur, 1977) và cho đến nay đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Thành công rõ rệt nhất của ứng dụng này là những nghiên cứu cho vùng biển mở và đại dương (Gordon and Morel, 1983; Aiken et al., 1995; O'Reilly, 1998, 2000, Carder et al., 2004,…). Từ những nghiên cứu này, ngày nay, cơ quan vũ trụ hàng không Hoa Kỳ (NASA) đã thành lập được loạt bản đồ quan trắc các thông số như chlorophyll và nhiệt độ nước tầng mặt (SST) cho nước biển và đại dương toàn cầu hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng (Ocean Color website).
Ứng dụng viễn thám cho nghiên cứu biến động và quan trắc chất lượng nước biển ven bờ cũng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể (Carder et al., 1989; Gallegos
Phạm Thị Tuyết K18 Khoa học Môi trường 32
et al., 1990; Ritchie et al., 1994; Schalles et al., 1998a; Gons, 1999; Hladik, 2004, Ha and Koike, 2011…), tuy nhiên do sự phức tạp về thành phần và đặc tính của nước biển ven bờ mà ứng dụng này còn nhiều vấn đề tồn tại như mô hình tính toán thông số nước từ dữ liệu viễn thám chưa thống nhất, các phương pháp xử lý ảnh cho các vùng khác nhau cần được làm rõ, các mô hình đã có cần được so sánh, đánh giá và ứng dụng cho nhiều vùng ven biển khác nhau. Để góp phần cùng giải quyết vấn đề còn tồn tại này, các nghiên cứu ứng dụng viễn thám cho các vùng nước ven bờ cần được tiến hành ở nhiều loại thủy vực ven biển khác nhau. Vịnh Tiên Yên là vùng nước kín khá đặc trưng, cùng với mức độ đa dạng sinh học cao cần được bảo vệ và phát triển nên đã được học viên lựa chọn nghiên cứu.