3.4 Những thành tựu của thổ dân trong việc tham gia vào phương thức quản lý xã hội của nhà nước Australia

Một phần của tài liệu VĂN hóa QUẢN lý xã hội của THỔ dân úc (Trang 74)

phương thức quản lý xã hội của nhà nước Australia

Như là một phần của việc tham gia vào phương thức quản lý xã hội của nhà nước Australia, ngày nay cộng đồng thổ dân đang tham gia ngày càng tích cực vào lĩnh vực chính trị với mục đích cải thiện, đi đến nâng cao địa vị của cộng đồng mình trong xã hội Australia.

Quá trình tham gia của thổ dân vào đời sống chính trị Australia là một chặng đường dài. Mãi đến năm 1967 thổ dân mới có đầy đủ địa vị công dân như những người Australia khác. Về sự đại diện của mình trong cơ quan lập pháp Liên bang (tức quốc hội), đến nay chỉ có hai thổ dân được bầu vào Thượng viện Australia đó là Neville Bonner thuộc đảng Tự do, giữ chức từ năm 1971 đến năm 1983; và Aden Ridgeway thuộc đảng Dân chủ, giữ chức từ năm 1999 đến năm 2005. Sau cuộc bầucử Liên bang năm 2010, Ken Wyatt của Đảng Tự do đã trở thành thổ dân đầu tiên được bầu vào Hạ Viện Australia39.

Ở cấp địa phương từng có một vài thổ dân được bầu làm Thủ hiến bang. Điển hình như Douglas Nicholls từng là thủ hiến bang South Australia. Ngoài ra còn một số thổ dân từng giữ những vai trò lãnh đạo trong chính phủ cấp bang, cũng như các tổ chức nhà nước khác.

Các nhà chính trị có nguồn gốc thổ dân đang hoạt động rất tích cực nhằm đòi hỏi những lợi ích cho cộng đồng mình như đòi hỏi các quyền của cư dân bản địa (Native Tittle), trong đó có quyền sở hữu những vùng đất tổ tiên. Năm 1976 đạo luật Aboriginal Land Rights Act ra đời tại Northern Territory thực sự là kết quả của cuộc đấu tranh bền bĩ về mặt chính trị của thổ dân.

Những tổ chức chính trị của thổ dân được thành lập làm tăng thêm sức mạnh cho hoạt động chính trị của thổ dân. Tiểu biểu trong số đó có:

39http://www.news.com.au/features/federal-election/aboriginal-mp-ken-wyatt-in-race-row-claim/story-fn5taogy-1225911371233 fn5taogy-1225911371233

Federal Council for the Advancement of Aborigines and Torres Strait Islanders FCAATSI(hoạt động từ năm 1958 đến 1978). Các hoạt động tiêu biểu của FCAATSI là yêu cầu mức lương cho thổ dân ngang bằng mức lương của các cộng đồng xã hội khác; yêu cầu một cuộc trưng cầu dân ý nhằm sửa đổi hiến pháp Australia; đòi hỏi quyền đất đai cho thổ dân. Ban đầu ban điều hành FCAATSI hầu như người da trắng chiếm đa số. Năm 1973, FCAATSI cuối cùng trở thành một tổ chức điều hành hoàn toàn bởi thổ dân. Đến năm 1978 do nhiều nguyên nhân, FCAATSI kết thúc hoạt động. FCAATSI đã đi đầu trong việc đấu tranh cho quyền lợi của cộng đồng thổ dân. Việc hình thành tổ chức này đánh dấu một bước tiến trong tham gia chính trị của cộng đồng thổ dân. Từ đây sự tham gia chính trị của thổ dân mang tính tổ chức, hợp pháp và hiệu quả. Tuy tổ chức đã cáo chung, tuy nhiên những đóng góp của tổ chức này trong việc định hướng sự tham gia chính trị, đấu tranh chính trị của cộng đồng thổ dân là vô cùng to lớn.

Dưới những sức ép chính trị ngày càng lớn mà cộng đồng thổ dân tạo ra đối với chính phủ, chính phủ Australia, nhất là từ thời của chính phủ Whitlam đã có nhiều động thái tích cực đối với cộng đồng này như : trao trả vùng đất tổ tiên cho thổ dân Gurindjo tại Northern Territory; cấm khai thác mỏ tại các vùng đất thuộc sử hữu của thổ dân nếu không được sự cho phép của họ; lập quỹ đất đai cho thổ dân để hỗ trợ thổ dân mua đất; và việc nguyên thủ tướng Kevin Rudd thay mặt chính phủ Australia xin lỗi cộng động thổ dân về những sai lầm trong quá khứ.

KẾT LUẬN

Một dân tộc có trình độ văn minh cao vẫn có thể có một nền văn hóa rất nghèo nàn, và ngược lại, một dân tộc lạc hậu vẫn có thể có một nền văn hóa phong phú. [Gs. Tiến sĩ Khoa học Trần Ngọc Thêm, 2004: 26] Vế sau của nhận định này có lẽ rất thích hợp khi xét trường hợp của cộng đồng thổ dân Australia. Tuy đến cuối thế kỉ XVIII, cộng đồng này vẫn còn sống trong xã hội công xã nguyên thủy với hình thức kinh tế sơ khai. Tuy nhiên với sự thích nghi cao độ với điều tự nhiên của Australia trong một quá trình lịch sử hàng chục nghìn năm, cộng đồng này đã tạo ra cho mình một nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc. Trong phương diện tổ chức và quản lý xã hội, tương thích với hình thái kinh tế xã hội công xã nguyên thủy, thổ dân Australia đã xây dựng cho riêng mình một nền văn hóa quản lý xã hội mang tính đặc thù với đặc trưng chủ yếu là tính dân chủ cộng đồng. Xoay quanh đặc trưng trên, văn hóa quản lý xã hội của cộng đồng thổ dân Australia còn mang những đặc trưng sau:

Một phần của tài liệu VĂN hóa QUẢN lý xã hội của THỔ dân úc (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w