14 Nguyên văn trong tác phẩm là “unchanging man in an unchanging environment”
ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG THỔ DÂN AUSTRALIA
ĐỒNG THỔ DÂN AUSTRALIA
III.1. Các đơn vị kinh tế - xã hội
Nếu nhìn từ bên ngoài, cấu trúc tổ chức xã hội thổ dân có thể được nhìn nhận là lỏng lẽo, tuy nhiên nhờ vào mối quan hệ huyết thống của các thành viên trong cộng đồng, cấu trúc này thực chất hết sức chặt chẽ. Cấu trúc tổ chức xã hội của cộng đồng thổ dân Australia bao gồm nhiều đơn vị từ lớn đến nhỏ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cơ sở để thiết lập nên những đơn vị này chính là mối quan hệ huyết thống, quan hệ về mặt kinh tế và mối liên hệ về niềm tin, tín ngưỡng. Các đơn vị kinh tế - xã hội cơ bản (theo thứ tự từ nhỏ đến lớn) trong xã hội thổ dân được chia thành các cấp độ khác nhau gồm gia đình, thị tộc, bào tộc, và bộ lạc.
Mô hình dưới đây19 mô tả cách thức tổ chức xã hội truyền thống của cộng đồng thổ dân Australia mà trong đó các clan 1, clan 2…tượng trưng cho các thị tộc trong một bộ lạc, bên trong thị tộc sẽ là các nhóm
gia đình gộp thành từ các gia đình hạt nhân
Để có được bức tranh cụ thể hơn về cách thức tổ chức xã hội của cộng đồng thổ dân Australia, nhóm nghiên cứu sẽ đi sâu vào từng cấp độ:
III.1.1. Bộ lạc (tribe)
Bộ lạc là đơn vị tổ chức xã hội lớn nhất của cộng đồng thổ dân Australia. Tất cả các thành viên của bộ lạc nói cùng một ngôn ngữ [Sheena Coup, Robert Coup, Mary Andrews, 2004: 21] . Do đó bộ lạc còn được gọi là nhóm ngôn ngữ. Họ dùng một tiếng nói chung,
có những phong tục tập quán và các luật lệ chung. Bộ lạc thường có quy mô dao động từ 100 đến 500 người. Có bộ lạc có số thành viên lên đến hàng nghìn người [Sheena Coup, Robert Coup, Mary Andrews, 2004: 21].
Một số bộ lạc thân thuộc gần gũi đôi khi hình thành nhóm bộ lạc. Phần lớn các bộ lạc được tách ra thành các nhóm địa phương, Chiếm một vùng đất nhất định và là đơn vị sản xuất cơ bản.
[Pgs.Ts.Nguyễn Văn Tiệp, 2001, : 27-28]
Các thành viên của bộ lạc gắn bó với nhau thông qua các hoạt động sinh hoạt vật chất – tinh thần chung của bộ lạc. Các lễ hội lớn và những buổi săn bắt, hái lượm có quy mô lớn chính là cơ hội để tất cả các thành viên của một bộ lạc tập hợp lại. Những buổi họp mặt của bộ lạc được gọi là Corroboree. Corroboree là một phương tiện để cố kết các thành viên của bộ lạc thông qua các bài hát, các điệu nhảy làm sống lại lịch sử của bộ tộc. Hay nói cách khác
Corroboree nối kết thổ dân với nhau, và quan trọng hơn nối kết họ với tổ tiên, với vật tổ, với đất đai. người [Sheena Coup, Robert Coup, Mary Andrews, 2004: 35]
Về mặt quan hệ giữa các bộ lạc với nhau, các bộ lạc thổ dân Australia không phải là những cộng đồng tộc người hiếu chiến. Họ có xu hướng giải quyết các tranh chấp theo hướng hòa bình.
Mọi phương diện đời sống của thổ dân, cả vật chất lẫn tinh thần đều gắn bó hữu cơ với lãnh thổ của mình. Mỗi bộ lạc có một lãnh thổ riêng. Các thành viên bộ lạc nắm rõ ranh giới bộ lạc mình với (các) bộ lạc khác. Không bộ lạc nào vượt qua ranh giới lãnh thổ của bộ lạc khác nếu không được mời bởi bộ lạc đó. [Sheena Coup, Robert Coup, Mary Andrews, 2004: 21] Mỗi lãnh thổ là một vùng đất thiêng liêng đối với mỗi bộ lạc thổ dân thuộc về nó. Họ tôn trọng lãnh thổ của mình cũng giống như tôn trọng lãnh thổ của bộ lạc khác. Do đó, họ không bao giờ có “khát khao” xâm chiếm lãnh thổ của bộ lạc khác. Đó là lý do những lãnh thổ của các bộ lạc thổ
dân Australia không phải là lãnh thổ do chiến tranh mà có, mà là do sự truyền lại và kế tục của các thế hệ nối tiếp nhau của các thành viên bộ lạc.
Vào thời điểm những người châu Âu đầu tiên đến định cư ở Australia vào năm 1788, ước tính có khoảng 500 bộ lạc sống rải rác khắp lãnh thổ đất nước. Dưới tác động của những chính sách của chính quyền thuộc địa lẫn chính quyền Liên bang trong quá khứ như chính sách Diệt tộc, chính sách Bảo hộ, chính sách Đồng hóa…cấu trúc xã hội của các cộng đồng thổ dân bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí bị phá vỡ. Phần đông thổ dân Australia không còn duy trì mối liên hệ truyền thống với bộ lạc của mình. Hiện nay, số lượng bộ tộc thổ dân Australia đã giảm nhiều, chỉ còn khoảng trên 200 bộ lạc vẫn còn tồn tại. Các bộ lạc này sống ở những vùng ngoại ô xa xôi thuộc Trung Australia và Bắc Australia. Họ ít tiếp xúc nên ít chịu ảnh hưởng văn hóa của các cộng đồng phi thổ dân tại Australia. Các bộ tộc này vẫn duy trì gần như nguyên vẹn lối sống truyền thống.
III.1.2. Bào tộc (moiety)
Hiểu một cách đơn giản, bào tộc là đơn vị chia nhỏ bộ lạc. Mỗi bộ lạc sẽ được chia thành hai bào tộc. Theo hệ thống hai nửa bào tộc này, mọi thứ trong nửa bào tộc này đều có một bộ phận tương ứng ở nửa bào tộc còn lại. Một ví dụ cho hệ thống bào tộc tại Australia là hệ thống bào tộc của bộ tộc Gunditjamara ở Victoria. Hai nửa bào tộc của bộ lạc này là Krokitch (được tượng trưng bởi chim két trắng) và Kaputch (biểu tượng bởi chim két đen)20. Một 20www.aija.org.au/online/.../benchbookchapter2.pdf
người sinh ra thuộc bào tộc nào thì sẽ gắn bó với những vật thiêng nhất định của bào tộc đó đến suốt đời, trong trường hợp này hai vật thiêng là chim két trắng và chim két đen. Hai nửa bào tộc là hai nửa ngoại hôn, thành viên của Krokitch sẽ kết hôn với thành viên của Kaputch và ngược lại.
III.1.3. Thị tộc (clan)
Thị tộc là một nhóm người có khoảng từ 40 - 50 người cùng chung sống trên một mảnh đất, cùng là dòng dõi của một tổ tiên từ thời kỳ Sáng tạo. Mỗi thị tộc có tên gọi riêng và lãnh thổ riêng. Một thị tộc thường gồm nhiều gia đình lớn. Thông thường, trong một thị tộc, nam giới sẽ sống cố định trên mảnh đất của thị tộc để tiếp quản mảnh đất của cha ông để lại. Ngược lại, phụ nữ không sống cố định trong thị tộc đã được sinh ra mà họ sẽ đến sống ở thị tộc của chồng khi họ lập gia đình (thị tộc cũng là đơn vị ngoại hôn). Do đó, các thị tộc có mối liên hệ với nhau thông qua quan hệ hôn nhân và huyết thống. Thị tộc là đơn vị tổ chức xã hội trong đó mối quan hệ với vật tổ cũng như quyền sở hữu đất đai được truyền lại chỉ trong giới nam.
Các thành viên trong thị tộc thường tập hợp quanh những địa điểm đóng trại lớn để nghỉ ngơi, sinh hoạt, ăn uống. Tại đó, mỗi gia đình trong thị tộc thường có một không gian riêng với một đống lửa trại ở giữa.
Không giống như mối quan hệ theo kiểu không xâm phạm về mặt lãnh thổ giữa các bộ lạc với nhau, các thành viên trong thị tộc có thể sang một thị tộc khác tham gia săn bắn, hái lượm tập thể.
Nói chung, trong đời sống hằng ngày, việc đi lại của thổ dân không bị giới hạn theo thị tộc; họ thường tụ tập theo nhiều nhóm đa dạng.
III.1.4. Gia đình
Gia đình là đơn vị cơ bản của cộng đồng thổ dân Australia. Gia đình thổ dân được hình thành trên cơ sở mối quan hệ huyết thống. Đàn ông thổ dân thường có nhiều vợ. Một người có thể có từ 1 đến hơn 10 người vợ (phổ biến là có từ 2 đến 4 vợ). Khi người chồng mất thì người vợ góa sẽ phải lấy anh hoặc em của người chồng đã mất. Ngược lại, người đàn ông góa vợ có quyền được chọn một trong số các chị em gái của vợ mình nếu họ chưa có chồng[Pgs.Ts.Nguyễn Văn Tiệp, 2001: 28]. Điều này cho thấy xã hội thổ dân Australia mang tính chất của một xã hội phụ hệ.
Tất cả anh em trai hay chị em gái đều được đưa vào cùng một loại quan hệ họ hàng trong gia đình. Điều này có nghĩa là người con trong gia đình sẽ gọi mẹ và tất cả các chị em gái của mẹ bằng một từ chung; tương tự gọi bố và tất cả các anh em trai của bố bằng một từ chung. Điều này làm cho một đứa trẻ có rất nhiều bố mẹ nhưng tất nhiên nó vẫn biết rõ bố mẹ ruột của nó là ai. Còn anh em trai của mẹ thì sẽ được gọi là “chú, bác”; chị em gái của bố sẽ được gọi là “cô/bác gái”. [Ths. Trần Cao Bội Ngọc, 2006: 81]
Thổ dân coi các mối quan hệ họ hàng, huyết thống có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Họ quan niệm bất cứ người nào trong quan hệ cộng đồng cũng phải có mối quan hệ ruột thịt, thân thiết với họ và người đó phải có một vị trí xã hội nhất định trong xã hội của mình. Do đó, một người lạ muốn là thành viên của một bộ lạc hoặc thị tộc
thì họ phải có thời gian gắn bó với bộ lạc, thị tộc đó. Và khi tiếp nhận người lạ đó thì người thổ dân sẽ gán cho người đó một chức danh trong quan hệ gia đình dòng tộc chẳng hạn như “bố, mẹ”, “chị, em”, hay “con gái, con trai” của một thổ dân nào đó.
Giá trị của hệ thống các mối quan hệ huyết thống này là giúp vạch ra được cấu trúc của các mối quan hệ trong xã hội, từ đó qui định những điều phải làm và những điều cấm kỵ trong cộng đồng. Nó giúp giải quyết được các vấn đề phát sinh như: ai sẽ chăm sóc những đứa trẻ mồ côi khi cha mẹ chúng qua đời, ai được quyền lấy ai, ai sẽ chịu trách nhiệm về nợ nần và những việc làm sai trái của một người, ai sẽ chăm sóc người ốm, người già, v.v.21
III.2. Phương thức quản lý xã hội truyền thống
Với đặc thù của hình thái kinh tế xã hội công xã nguyên thủy, xã hội thổ dân Australia không có những cấu trúc chuyên môn về cai trị như các văn bản pháp luật, không có những tòa án, cảnh sát hay quân đội, cũng không cần đến bạo lực, đàn áp, để duy trì hòa bình, ổn định trong lòng xã hội. Thế nhưng, xã hội thổ dân Australia không hề rối ren, thiếu quy cũ, vô tổ chức, đó là do sự lãnh đạo tài tình của hội đồng bô lão- những người không hề mang quyền lực trong tay như những vua chúa thời phong kiến và hệ thống những giá trị, phong tục truyền thống thiết lập từ thời Dreamtime mà giá trị hiện thực của nó trong việc đảm bảo sự ổn định các quan hệ xã hội trong một cộng đồng người là điều không thể phủ nhận22.
21http://www.aboriginalculture.com.au/socialorganisation.shtml
III.2.1. Vai trò của quan hệ huyết thống trong hoạt động quản lý xã hội truyền thống của cộng đồng thổ dân Australia
Trong xã hội thổ dân Australia, mối quan hệ liên cá nhân giữa các thành viên trong cộng đồng được quy định bởi một hệ thống phức tạp các quy tắc được biết đến như là hệ thống quan hệ huyết thống hay hệ thống quan hệ quan hệ họ hàng (kinship system). Hệ thống quan hệ quan hệ họ hàng được dựa trên khía niệm gia đình mở rộng (expanded family). Gia đình thổ dân Australia thực hiện chức năng quản lí xã hội bằng việc các thành viên gắn kết với nhau trên mối quan hệ tình cảm, huyết thống, đó là sự gắn bó về tình cảm, sự ràng buộc trong bổn phận cư xử giữa vợ, chồng, con cái. Trong gia đình có sự phân công lao động theo giới tính, trong đó, nam thì tham gia vào việc săn bắt, còn phụ nữ thì hái lượm và giáo dục và chăn sóc con cái.
Các thành viên trong gia đình luôn cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau. Tinh thần tương trợ này giúp họ tồn tại trước những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và đời sống vật chất khó khăn.
Như vây, mối quan hệ huyết thống hay quan hệ họ hàng trong cộng đồng thổ dân tạo ra các quy tắc ứng xử và chi phối các quan hệ của các thành viên trong cộng đồng từ săn bắt, hái lượm, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên từ đất đai đến ma chay, tang lễ. Mỗi lều trại hay khu cư trú của thổ dân luôn duy trì một trật tự xã hội và một hệ thống phân phối đồng đều, họ thường chia sẽ nhau những chiến lợi phẩm thu được.
Hơn nữa, quan hệ dòng họ còn chi phối cả quan hệ hôn nhân, từ đó hình thành nên các cộng đồng ngoại hôn, ảnh hưởng và chi phối sự phân bố dân cư cũng như chi phối các quan hệ xã hội và phong tục tập quán trong cộng đồng.
Chính vì những ràng buộc về nguyên tắc họ hàng mà mọi người trong cộng đồng sẽ giảm thiểu hóa việc dùng vũ lực nếu xung đột, mâu thuẩn xảy
ra.Và nếu điều này có xảy ra thì cũng sẽ được giải quyết trên cơ sở đàm phán, thương lượng (trong phạm vi gia đình, thị tộc, bộ lạc hoặc liên bộ lạc tùy vào phạm vi của xung đột). Mỗi cá nhân, mỗi gia đình, dòng họ đều tự răn mình và giáo dục các thành viên khác điều chỉnh hành vi theo quy định của luật tục, ngăn chặn những hành vi làm thương tổn đến lợi ích của người khác và của cộng đồng, hướng con người tới các điều thiện. Khi các cá nhân không tự điều chỉnh và có sự vi phạm luật tục hoặc có những mâu thuẫn, xung đột với nhau mà không tự giải quyết được thì sẽ có sự can thiệp của cộng đồng thông qua hội đồng bô lão.
III.2.2. Vai trò của luật tục (customary laws) trong phương thức quản lý xã hội truyển thống của cộng đồng thổ dân Australia
“Luật tục là một hình thức của tri thức bản địa, được hình thành trong lịch sử lâu dài qua kinh nghiệm ứng xử với môi trường và xã hội, được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và truyền từ đời này qua đời khác bằng trí nhớ qua thực hành sản xuất và thực hành xã hội. Nó hướng đến việc hướng dẫn quan hệ xã hội, quan hệ con người với thiên nhiên.
Những chuẩn mực ấy của cả cộng đồng thừa nhận và thực hiện, nhờ đó đã tạo ra sự thống nhất và cân bằng trong mỗi cộng đồng. Luật tục như hình thức phát triển của phong tục, tục lệ và là những hình thức sơ khai của luật pháp”23. [dựa vào để viết về luật tục thổ dân ]
Trong phương thức quản lý xã hội của cộng đồng thổ dân Australia, luật tục đóng vai trò như là công cụ quản lý chủ đạo.
Luật tục của thổ dân Australia ra đời từ trong tiến trình lịch sử của cộng đồng này, nó gắn liền với đời sống tâm linh của các bộ tộc tại đây. Nội 23Định nghĩa của GS Ngô Đức Thịnh (1999), trích trong Vai trò của luật tục vùng cao trong công tác giao đất, khoán rừng và quản lý tài nguyên thiên nhiên, PGS.TS, Hoàng Xuân Tý, Nxb. Chính trị Quốc gia, năm 2000.
dung luật tục phản ánh mọi mặt trong hoạt động sống của cộng đồng thổ dân như quyền sở hữu (đất đai, tài sản, vay, mượn…), hôn nhân gia đình (quy định kết hôn, ly hôn, hậu quả của những việc này, dòng họ, gia đình), hành vi gây nguy hiểm cho xã hội (trộm cắp, đánh nhau, giết người, loạn luân…), đời sống tinh thần (tôn trọng vật tổ, những thức ăn cấm kị, các lễ hội…).
Sự đa dạng về các cộng đồng thổ dân đã dẫn đến sự da dạng của luật tục. Trước khi người châu Âu đến Australia, có khoảng 700 nhóm ngôn ngữ được xác định đã tồn tại tại đây tương ứng với ngần ấy “bộ” luật tục. Ngày nay, theo như sự ghi nhận của chính các nhà nghiên cứu thổ dân thì ít nhất còn khoảng 250 bộ luật tục vẫn đang tồn tại song song với 250 nhóm ngôn ngữ bản địa tại Australia.24
Mặc dù trong xã hội thổ dân Australia không có những quy định thành văn ràng buộc mối quan hệ, ứng xử giữa các thành viên nhưng vẫn có quy ước có giá trị và cótính bắt buộc gần như pháp luật nhưng không phải pháp luật. Đó là những phong tục, tập quán trở thành quy ước chung của cộng đồng và được đảm bảo thực hiện bằng những biện pháp nghiêm khắc mà cộng đồng nhất trí. Do vậy, việc tuân theo luật tục là bắt buộc đối với