- Bao gồm những quy định liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo như những điều cấm kị về giới tính và tang lễ, việc đặt
39 trường hợp trong cả nước, chiếm 26% số tù nhân bị chết trong tù Những năm về sau, số lượng tù nhân là thổ dân nhìn chung vẫn gia tăng.
năm về sau, số lượng tù nhân là thổ dân nhìn chung vẫn gia tăng.
Sở Thống kê cũng cho biết trong vòng năm năm từ 2002 đến 2006, tỷ lệ tội phạm hình sự nghiêm trọng, hoặc những tội phạm thường xuyên bị giam giữ cao hơn hẳn so với thổ dân không bị bắt giam. Cũng theo nguồn trên thì phần lớn những thổ dân này đều đã có tiền án trước độ tuổi vị thành niên, và trong vòng năm năm gần đây thì hầu hết đã bị bắt giam trên một lần. Điều này cho thấy luật pháp hiện đại chưa có tác dụng mạnh và chưa đi vào nhận thức của thổ dân tại đây. Bất chấp các hình phạt hay các hình thức bắt giam, cưỡng chế…thì tỷ lệ thổ dân phạm tội vẫn ngày càng gia tăng với mức độ ngày càng nhiều và độ tuổi phạm tội ngày càng trẻ hóa.
Một trong những vấn đề phát sinh từ việc thổ dân bị giam tù quá mức là những trường hợp thổ dân chết trong tù. Năm 1991, do áp lực của dư luận ngày càng quan tâm đến những cái chết trong tù của thổ dân, Ủy ban Hoàng gia (Royal Commission) đã được thành lập với mục đích điều tra những cái chết trong tù của thổ dân Australia. Theo ủy ban thì từ năm 1980 đến 1988, có 103 trường hợp thổ dân chết trong tù. Từ năm 1990 đến năm 1997, có 15 trong số 105 trường hợp tử vong trong tù là thổ dân. Riêng năm 1995, cả Liên bang có 87 tù nhân chết trong tù, nhưng số thổ dân đã chiếm 22 trường hợp. Số lượng tử vong trong tù quá cao này đã dấy lên những nghi vấn không hay về sự phân biệt đối xử và bạc đãi của cán bộ nhà tù đối với thổ dân31.
Trong một cuộc khảo sát của Sở Thống kê Australia mang tên “Khảo sát xã hội cấp quốc gia về thổ dân Australia và dân đảo Torres Strait”, viết tắt là NATSISS (National Aboriginal and Torres Strait Islander Social Survey) năm 2002 cho thấy những tù nhân là thổ dân đang nằm trong sự tác động nghiêm trọng của nạn bạo hành về tinh thần lẫn thể chất. Số liệu cho
31http://www.abs.gov.au/ausstats/abs@.nsf/2f762f95845417aeca25706c00834efa/3c7d8682feed0 9a9ca25779e001c47bd!OpenDocument
thấy rằng hiện có 24% số tù nhân Australia là thổ dân nằm trong độ tuổi từ 15 trở lên đang là nạn nhân của bạo lực về thể chất, và bị đe dọa trong vòng 12 tháng trước cuộc khảo sát, 16% được báo cáo là bị bắt và 7% báo cáo là bị giam giữ trên năm năm trước cuộc khảo sát32.
III. 3.3. Những nỗ lực của nhà nước Australia trong việc đưa phương thức quản lý xã hội hiện đại vào đời sống của người thổ dân
Từ năm 1788, chính quyền thuộc địa quyết tâm áp đặt luật pháp của mình lên cộng đồng thổ dân. Điều này gây ra nhiều mâu thuẫn như đã trình bày ở trên.Tình hình không có gì thay đổi mãi đến năm 1829 khi tòa án tối cao New South Wales lên tiếng nói bênh vực cho quyền lợi thổ dân. Tòa án cho rằng thật bất công khi sử dụng luật pháp Anh cho thổ dân khi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật của thổ dân vì khó có thể khẳng định chính xác được hành động đó mang tính cá nhân hay cộng đồng. Tương tự tiếp sau đó lần lượt là các vùng South Australia và Melboume cũng lên tiếng bênh vực quyền lợi cho các thổ dân về nhiều mặt. Sau đó, như một phong trào, việc bảo vệ quyền lợi cho thổ dân lan rộng ra các vùng khác của thuộc địa Australia.
Sự thay đổi tư tưởng của các tòa án tại Australia về việc áp dụng luật pháp trên thổ dân năm 1829 đã dẫn đến một chút thay đổi trong luật pháp tại Australia. Điều này đã tạo sự công bằng hơn khi đồng ý việc để các thổ dân ra tranh luận trước hội đồng tòa án, điều mà chưa từng xảy ra trước đây.
32
http://www.abs.gov.au/ausstats/abs@.nsf/94713ad445ff1425ca25682000192af2/a3c671495d062f 72ca25703b0080ccd1!OpenDocument
Tháng 12/1835, một thổ dân tên Jack Congo Murrell bị truy tố vì phạm tội giết một người đàn ông tên Japlungee thuộc bộ tộc khác. Do sự nới rộng luật năm 1829 này nên vào tháng 2 năm 1936, Murrell được đưa ra trước Hội Đồng Tòa Án Tối Cao New South Welas (Suppreme court of New Sourt Wales) để trực tiếp tranh cãi cho hành động của mình33.Đây là trường hợp chính thức đầu tiên được đưa ra trước hội đồng tối cao của chính quyền Anh và toàn thể thuộc địa để cùng nhau xem xét.
III.3.3.1. Sự công nhận quyền công dân của thổ dân Australia
Năm 1967, một cuộc tổng trưng cầu ý dân diễn ra ngày 27 tháng 5 đã làm thay đổi vị trí của thổ dân trong xã hội Australia theo chiều hướng tích cực. Cuộc tổng trưng cầu đã làm thay đổi hai điều lệ của hiến pháp Australia: Thứ nhất xác lập quyền công dân cho tất cả thổ dân trên tất cả các bang tại Australia; Thứ hai loại bỏ hoàn toàn điều lệ 127 trước đó là “thổ dân không được tính vào trong các thống kê dân số”. Chính vì vậy đây được gọi là cuộc trưng cầu “Thay đổi hiến pháp dành cho thổ dân Australia 1967” (Constitution Alteation aboriginal people 1967). Hiến pháp được thay đổi và xác lập mới ngay khi số phiếu của cuộc trưng cầu được công bố với tỷ lệ áp đảo 90,77% bỏ phiếu ủng hộ cho các thổ dân.
Những thay đổi nói trên trong hiến pháp là động lực khiến thổ dân Australia muốn nhìn nhận và khẳng định nguồn gốc của mình. Theo số thống kê của Sở Thống kê Quốc gia từ năm 1911 đến 1996, số lượng người có gốc thổ dân trước cuộc trưng cầu dân ý (từ năm 1906 đến 1966) chỉ giao động từ 80.000 đến 100.000 (biểu đồ). Nhưng ngay sau lần thay đổi hiến pháp trên con số đã tăng vọt, năm 1976 tức là 10
33Lisa Ford, Settler Sovereignty: Jurisdiction And Indigenous People In America And Australia 1788-1936, Tr 295-Sách bản quyền của đại học Harvard tại website:
http://books.google.com.vn/books?
id=CtaYhSOHzGIC&pg=PA295&lpg=PA295&dq=who+is+jack+congo+murrell&source=bl&ots =vj7bWIoFvv&sig=49DvXzNi9xAhOMwwRqO6uuEZy5c&hl=en&sa=X&ei=VDdMT7SBBcS WiQex-uRU&sqi=2&redir_esc=y#v=onepage&q=who%20is%20jack%20congo
năm sau cuộc trưng cầu dân ý, số lượng thổ dân đã là 160.000 và năm 1996 là 350.000 người
Thống kê về số lượng thổ dân (giai đoạn 1911-1996)
Nguồn: Sở thống kê quốc gia Australia34
Những thay đổi trong hiến pháp Australia năm 1967 thể hiện một thái độ thoáng hơn, tôn trọng hơn, gần gũi hơn của người dân Da Trắng nói chung và chính phủ Australia nói riêng đối với thổ dân. Đồng thời, sự kiện này tạo ra một tương lai mở cho sự hòa nhập của thổ dân sâu hơn vào xã hội Australia. Thổ dân có quyền bày tỏ chính kiến của mình cách công khai đối với xã hội, họ cũng có thể tự do ngôn luận đòi hỏi quyền lợi cho chính mình. Một điển hình cho sự thay đổi mang tính chất quyền lợi dân tộc này là sự tham gia vào lĩnh vực chính trị của thổ dân Australia.
III.3.3.2. Vấn đề đưa luật tục của thổ dân vào hệ thống luật pháp Australia
34http://www.abs.gov.au/ausstats/abs@.nsf/featurearticlesbytitle/24D6B60C85E5AF15CA2570FF 007A63C6?OpenDocument
Quá trình tương tác giữa luật tục của thổ dân và luật pháp của nhà nước Australia đã đặt ra vấn đề có nên đưa luật tục của thổ dân vào luật pháp Australia hay không.
Trong bản báo cáo số 31 của Ủy ban Cải Cách Luật Australia viết tắt là ALRC (Australia Law Reform Commision) ngày 12/06/1986 đề cập về vấn đề có nên đưa toàn bộ hay một phần luật tục của thổ dân áp dụng vào trong các vụ án hình sự của thổ dân. Báo cáo nêu ra rằng mặc dù trong một vài trường hợp luật tục đã được áp dụng cho những trường hợp ngoại lệ, nhưng rất hạn chế, luật tục chưa bao giờ được công nhận bởi luật pháp Australia. Báo cáo khẳng định Luật tục là một phần quan trọng trong cuộc sống của thổ dân, thế nhưng nó không có một “phiên bản chung”, Luật tục luôn luôn thay đổi sống động theo cuộc sống của thổ dân, cũng như có những nét khác nhau giữa các cộng đồng thổ dân khác nhau. Chính vì vậy mà chính quyền Australia đã không công nhận nó là một phần của Luật pháp Australia35. Trong khi đó, những thổ dân Australia cũng đưa ra rất nhiều lập luận và chính kiến của họ nhằm đưa luật tục của họ trở thành hợp pháp trong pháp luật Australia, hoặc chí ít thì cũng đưa một phần luật tục cần thiết vào trong luật pháp Australia. Thời gian dài trôi qua, xung quanh vấn đề này vẫn gây nhiều tranh cãi.
III.3.3.3. Những hành động củaChính phủ thúc đẩysự tham gia của cộng đồng thổ dân vào phương thức quản lý xã hội của nhà nước Australia
Xét cho cùng, vấn đề thổ dân không hòa nhập được hay hòa nhập kém vào xã hội hiện đại Australia nói chung và hệ thống luật pháp nói riêng là do những khác biệt về hệ tư tưởng, về thế giới quan. Do vậy muốn họ có thể trở thành những công dân chuẩn mực như
chính phủ Australia mong muốn thì phải điều chỉnh mặt tư tưởng của họ.
Trong vấn đề này, vai trò của Chính phủ đóng vai trò then chốt thông qua các chính sách hỗ trợ về kinh tế, cũng như chính sách giáo dục bắt buộc bậc tiểu học đến trung học miễn phí cho thổ dân; cung cấp đầy đủ sinh hoạt phí trong thời gian họ theo học. Đẩy mạnh cuộc sống công bẳng, bình đẳng đối với tất cả các dân tộc với mọi nguồn gốc, để thổ dân thấy được giá trị của mình.
Ngày 13 tháng 2 hằng năm tại Australia được gọi là ngày “Xin lỗi Quốc gia” (National Sorry Day). Ngày này bắt nguồn từ sự kiện ngày 13 tháng 2 năm 2008, tại tòa nhà Quốc hội đặt tại thủ đô Canberra, dưới sự chứng kiến của khoảng 100 thổ dân trong phòng họp Quốc hội và toàn bộ thổ dân trên cả nước, thủ tướng Australia bấy giờ là ông Kevin Rudd đã đưa ra lời xin lỗi đến thổ dân Australia. Nội dung của bài phát biểu là việc nhìn nhận những lỗi lầm người Da Trắng đã gây ra cho thổ dân trong hai thế kỷ qua kể từ khi họ đặt chân đến Australia. Ông đưa ra lời xin lỗi cho những ngược đãi và mất mát về con người trong quá khứ, xin lỗi cho những thế hệ bị đánh cắp (stolen generatios) và cha mẹ của họ. Theo chính sách Đồng hoá được thi hành suốt từ cuối thế kỷ XIX đến cuối những năm 60 của thế kỷ trước, những đứa trẻ thổ dân, chủ yếu là trẻ lai, bị tách khỏi cha mẹ của mình để đưa vào các trại giáo dưỡng, trại trẻ mồ côi, cơ sở tôn giáo hoặc gia đình người da trắng. Cuối những năm 1960, chính sách tai tiếng này cuối cùng đã bị bãi bỏ. Theo báo cáo “Hãy đưa họ về nhà” (Moving House report), ít nhất 100 nghìn trẻ em thổ dân đã bị tách khỏi cha mẹ. Ước tính từ năm 1883 đến 1969, chỉ tính riêng tại New South Wales, số lượng trẻ em thổ dân bị “đánh cắp” lên đến khoảng 8.600 người [Peter Read, 2006: 11]. Đây là một mất mát rất lớn cho việc duy trì nền văn hóa truyền thống thổ dân vì nó làm cho xã hội thổ dân mất đi những người kế thừa truyền thống.
Ngay sau đó, nghị viện các bang New South Wales, Victoria, Nam Australia và Queensland cùng nghị viện lãnh thổ Phía Bắc đã nhanh chóng đưa ra lời xin lỗi chính thức. Trong khi đó, chính quyền Liên bang dưới thời Thủ tướng John Howard chỉ bày tỏ “sự hối tiếc sâu sắc và chân thành” và liên tiếp từ chối việc xin lỗi. Kèm theo đó là những định hướng, quyết tâm cho cuộc sống sau này của đất nước như bồi thường cho các thổ dân, công nhận quyền công dân, xóa bỏ những thành kiến màu da, xây dựng nền giáo dục, y tế và kinh tế cho họ, đồng thời ông cũng hứa hẹn một tương lai bình đẳng tôn trọng lẫn nhau để xây dựng những trang mới của đất nước Australia tươi đẹp.
Hình ảnh những thổ dân chăm chú lắng nghe lời phát biểu và nỗi xúc động của họ36
Thủ tướng Kevin Rudd nói, từ đây, có thể viết một chương mới trong lịch sử Australia. "Hôm nay, chúng ta đi bước đầu tiên trong việc thừa nhận quá khứ và đưa ra xác nhận cho một tương lai của toàn thể người Australia".
Hiện nay, trong số 21 triệu dân Australia có 450.000 người là thổ dân. Đây là nhóm nghèo và lạc hậu nhất Australia. Tỷ lệ bị bỏ tù, thất nghiệp và thất học của nhóm này là cao nhất so với các cộng đồng khác trong xã hội. Tuổi thọ của họ ngắn hơn so với những người Australia khác là 17 năm. Thủ tướng Rudd cam kết cải thiện đời sống của họ là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ.
Như một phần trong chiến dịch trên, lần đầu tiên thổ dân được mời thực hiện một màn chào đón theo truyền thống tại phiên khai mạc Quốc hội, đây là sự công nhận mang tính biểu tượng rằng mảnh đất dựng lên thủ đô được lấy của những thổ dân mà không phải bồi thường. Theo nguồn tin của tờ Canberra Times37, sau bài diễn văn trên, một nữ thổ dân nói cô cảm thấy rất tự hào khi nghe lời xin lỗi của Thủ tướng. Một người đàn ông thổ dân cho rằng bài diễn văn rất có giá trị cả về mặt tinh thần lẫn chính trị trong việc đối nội, gắn kết thổ dân và người Da Trắng tại Australia. Patrick Johnson,một vận động viên thổ
36http://www.smh.com.au/news/national/rudd-says-
sorry/2008/02/13/1202760342960.html & docid=1Q5tLct79p- Ex
M& &
imgurl=http://www.smh.com.au/ffximage/2008/02/13/sorry470.jpg & w=470 & h=401 & ei=n- tST82TDaKiiAfdz8DbCw & zoom=1
dân cũng đã phát biểu:“…bây giờ thì mọi người có thể biết những gì đã xảy ra trong quá khứ để bước đến trong tương lai tươi sáng hơn”
Dưới góc độ văn hóa chính trị thì không ai tự nhận chính sách chính trị (đối nội lẫn đối ngoại) của quốc gia mình (dù là trong quá khứ) là sai trái và đưa ra lời xin lỗi, dù chính sách đó có sai lầm thực sự. Tuy nhiên cựu thủ tướng Kevin Rudd, trên cương vị là một nhà lãnh đạo quốc gia đã làm điều đó. Điều này cho thấy thiện chí trong chính sách đối nội của Australia nhằm đưa thổ dân hòa vào trong cuộc sống của Australia hiện đại. Đây được xem là một trong những động thái tích cực nhất từ trước tới nay của chính phủ Australia nhằm hòa giải, hàn gắn người Da Trắng và thổ dân.
Hình 9 Lời xin lỗi của cộng đồng người da trắng đối với thổ dân Australia trên bầu trời Sydney ngày 26/01/200838
38http://www.jawam.com.au/2011/05/26/nanna-nungala-fejo-just-one-reason-why-australia-apologised/ apologised/