3.1.Marketing
3.1.1. Tôn giáo:
Tính chất, mức độ phức tạp của các tôn giáo khác nhau mà một nhà tiếp thị quốc tế có thể gặp phải là khá đa dạng trong quá trình đưa sản phẩm đến người tiêu dùng.
Thiên Chúa giáo là một trong những tôn giáo lớn ở Anh và Pháp, nên việc quảng bá hình ảnh của sản phẩm cũng nên tránh liên quan nhiều đến nội dung Tôn giáo. Mặc khác, bên cạnh Thiên Chúa giáo, ở Anh và Pháp cũng có nhiều Tôn giáo khác, vì thế nếu muốn quảng bá sản phẩm của mình, nên tìm hiểu kỹ hơn về Tôn giáo để tránh mắc phải những điều cấm kỵ cũng như là phân biệt Tôn giáo trong quá trình tiếp cận và thâm nhập thị trường.
Vd: Năm 2005, Giáo Hội Công Giáo của Pháp giành được một lệnh của tòa án để cấm quảng cáo quần áo của nhà thiết kế Marithe và Francois Girbaud, vì bộ sưu tập được thiết kế dựa trên Bữa Tiệc Ly của Leonardo da Vinci của Chúa Kitô.
3.1.2. Ngôn ngữ:
Sử dụng ngôn ngữ rất quan trọng trong việc truyền tải thông điệp mà nhà sản xuất sản phẩm muốn truyền đến người tiêu dùng. Đặc biệt là đối với hai quốc gia có nền văn hóa lâu đời như Anh và Pháp. Cả Anh và Pháp đều chúng trọng đến việc sử dụng ngôn ngữ, kể cả câu từ, cú pháp và cả nội dung, chính vì thế mà khi một clip quảng cáo muốn đưa đến người tiêu dùng,
không những phải chú ý đến hình ảnh mà còn phải chú ý đến ngôn từ và câu thông điệp đặc trưng của sản phẩm đó.(slogan)
Điều cần phải chú ý hơn nữa là ý nghĩa của ngôn ngữ ký hiệu, hay có thể hiểu đơn giản là ngôn ngữ của cơ thể. Đôi khi trong một clip quảng cáo không cần nói câu nào mà vẫn truyền tải được nội dung cần truyền đạt đến người tiêu dùng, quan trọng là phải phù hợp và có ý nghĩa sâu sắc.
Chẳng hạn, như trong một clip quảng cáo cho người Pháp dù là có dụng ý của nhà sáng tạo clip đi chăng nữa thì cũng không thể để hai người mới gặp nhau tặng quà nhau, gọi nhau thân mật mà không có bất cứ phép tắc xưng hô nào, hoặc là để cho người phụ nữ rót rượu mời đàn ông trong một bữa tiệc... Những điều đó sẽ làm mất đi giá trị của clip quảng cáo và không gây ấn tượng đối với người xem, đơn giản chỉ vì đó là những điều cấm kỵ trong văn hóa giao tiếp của Pháp.
Vd:
- Sharwoods, một nhà sản xuất thực phẩm Vương quốc Anh, đã dành 6 triệu bảng vào một chiến dịch để khởi động sản phẩm mới: nước sốt “Bundh”. Sau đó công ty đã nhận được cuộc gọi từ nhiều người Punjabi và nói với họ rằng "bundh" nghe có vẻ giống như từ Punjabi cho "ass" (mang một ý nghĩa không tốt ở Anh)
- Vào cuối những năm 1970, Wang, công ty máy tính Mỹ không thể hiểu tại sao chi nhánh Anh của nó đã từ chối sử dụng phương châm mới nhất của nó , “Wang Cares". Bởi vì phát âm khi đọc lên của “Wang Cares” gần giống với "Wankers" (một từ mang ý nghĩa không tốt ở Anh) nên sẽ không thực sự cung cấp cho một hình ảnh tích cực cho bất kỳ công ty nào.
3.1.3. Giá trị và thái độ:
Giá trị và thái độ khác nhau giữa các quốc gia, và thậm chí khác nhau trong các quốc gia. Điều này có thể có nghĩa là thay đổi tài liệu quảng cáo hoặc tin nhắn xây dựng thương hiệu tinh tế. Cũng có thể là một vấn đề khi quản lý lao động địa phương
Ngày nay tâm lý khách hàng ở Anh đa số là muốn bắt chước kiểu mẫu ăn mặc của các công chúa, công nương, hoàng hậu hay các người mẫu, các ca sỹ, các vận động viên nổi tiếng. Nắm được tâm lý đó, một số hãng thời trang của Anh đã phóng theo các mẫu quần áo của cố công nương Diana. Công nương có dung nhan rất đẹp, hấp dẫn. Mỗi một hành vi, cử chỉ đều
làm người dân phương Tây rất đỗi hứng thú và rất muốn làm theo. Họ muốn bắt chước các kiểu mặc, kiểu đầm mà công nương đã làm.
Các thương nhân nước Anh đua nhau sản xuất các kiểu mà hoàng gia nước này đã mặc và đưa ra bán hàng loạt. Hoàng gia Anh ăn mặc rất xa xỉ, theo thống kê thì trung bình trong số 109 lần xuất hiện, hoàng gia Anh đã mặc ít nhất 74 bộ trang phục khác nhau.
3.1.4. Giáo dục:
Mức độ và bản chất của giáo dục trong từng thị trường quốc tế sẽ khác nhau. Điều này có thể tác động đến các loại tin nhắn hoặc thậm chí phương tiện truyền thông mà bạn sử dụng. Ví dụ, trong nước với mức độ biết đọc biết viết thấp, các nhà quảng cáo sẽ tránh thông tin liên lạc mà phụ thuộc theo bản sao bằng văn bản, và sẽ ủng hộ quảng cáo radio với một tin nhắn âm thanh hoặc các phương tiện truyền thông thị giác chẳng hạn như bảng quảng cáo. Việc ghi nhãn sản phẩm cũng có thể là một vấn đề.
Ở Pháp và Anh trình độ dân trí cao và giới học thức khá nhiều, sự đòi hỏi về chất lượng sản phẩm và mức độ sâu sắc của nội dung truyền đạt do đó cũng sẽ rất cao. Chính vì thế mà chất lượng sản phẩm luôn phải là yếu tố hàng đầu và là yếu tố cần tác động và nhấn mạnh đầu tiên đến nhận thức của khách hàng trong việc đưa sản phẩm mới tiếp cận người tiêu dùng.
Việc đưa một đoạn clip quảng cáo quá đơn giản và nội dung không sâu sắc đôi khi cũng là bước đầu của sự thất bại trong việc tiếp thị sản phẩm.
3.1.5. Tầng lớp xã hội:
Ở Anh và Pháp, mà đặc biệt là Anh (do chế độ Hoàng gia vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay), người dân có nhận thức rất sâu sắc về địa vị xã hội.
Xã hội Anh được phân hoá làm ba tầng lớp chủ yếu là thượng lưu, trung lưu và tầng lớp lao động. Tầng lớp thượng lưu có hai đặc trưng nổi bật là của cải và quyền lực. Tầng lớp trung lưu bao gồm những người trí thức, lao động trí óc như: luật sư, bác sĩ, những công chức cao cấp cho tới nhân viên văn phòng. Số còn lại là tầng lớp lao động nghèo, làm việc vất vả và thu nhập thấp. Chính vì thế mà từ lúc nghiên cứu thị trường đã phải làm kỹ để phân khúc và có sản phẩm phù hợp cho từng đối tượng.
Anh có một nền văn hoá hoàn toàn khác với các nước châu Âu lục địa. Bất cứ ai cũng có thể nhận ra người Anh chính gốc qua dáng vẻ lãnh đạm và ý thức đẳng cấp sâu sắc. Một nhà xã hội học ở Anh đã từng nói "Sự kiêu ngạo khắc sâu trong từng giọng nói của từng đứa trẻ
Anh". Cách ăn mặc của người Anh cũng rất giản dị. Họ không quá cầu kỳ về thời trang, họ mặc những gì họ muốn. Ví dụ như tầng lớp thượng lưu và tầng lớp trung lưu có xu hướng ăn mặc theo phong thái cổ điển.
3.1.6. Pháp luật và chính trị:
Các nhà sản xuất sản phẩm cần phải đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ của họ, cũng như là nội dung quảng bá không tấn công, không trái pháp luật, không gây khó chịu cho đất nước địa phương, không gây phân biệt chủng tộc trong nội bộ quốc gia, không đề cập đến chế độ chính trị….
Vd: Năm 2002, Umbro nhà sản xuất thể thao Vương quốc Anh đã phải thu hồi những sản phẩm giày mới được gọi là các Zyklon. Công ty nhận được khiếu nại từ nhiều tổ chức, cá nhân vì nó là tên của các khí được sử dụng bởi chế độ Đức quốc xã giết hàng triệu người Do Thái trong các trại tập trung.
3.1.7. Thẩm mỹ
Thẩm mỹ liên quan đến giác quan, đánh giá về bản chất nghệ thuật, hương vị, mùi, âm thanh… Ví dụ: Liệu đó có phải là một thiết kế thời trang? Một sản phẩm được phân phối có hương vị, màu sắc tốt hay không? Tất cả những đánh giá và cảm nhận về sản phẩm (màu sắc, âm nhạc, kiến trúc…) tuy là tùy thuộc vào mỗi cá nhân nhưng tất cả những yếu tố ấy đều liên quan rất nhiều và được đặt trên cơ sở nền văn hóa của mỗi quốc gia. Và tất cả mọi thứ ấy lại liên quan đến xây dựng thương hiệu.
Đối với các công ty đa quốc gia, việc giữ hay thay đổi các thông điệp quảng cáo luôn là vấn đề quan trọng. Thông điệp quảng cáo có thể được sử dụng toàn cầu hoặc chỉ có thể sử dụng chung trong cùng một khu vực, hoặc phải thay đổi hoàn toàn để thích ứng với từng môi trường văn hóa khác nhau. Trong đó, sự thay đổi trong thế hệ trẻ cần được lưu ý nhiều để các thông điệp quảng cáo có thể chinh phục được nhu cầu tiềm ẩn của đối tượng này, trong đó yếu tố cảm xúc ngày càng được khai thác triệt để hơn.
Những yếu tố nhằm giới thiệu về sản phẩm văn hóa của quốc gia rất nên được khuyến khích đưa vào trong hình ảnh quảng bá của sản phẩm.
Pháp nổi tiếng về hội họa, Gothic, âm nhạc khiêu vũ, kiến trúc cổ … Việc đưa những yếu tố này vào quảng bá sản phẩm tại Pháp sẽ làm hài lòng một bộ phận người tiêu dùng và đủ để kích thích họ mua sản phẩm. Chính vì thế nên dù chỉ là sự xuất hiện 2 giây của Tháp Effel
trong một đoạn clip quảng cáo cũng đủ những người tiêu dùng Pháp thỏa mãn, đặc biệt là khi sản phẩm hướng tới đối tượng trung niên.
Anh thì lại nổi tiếng về điêu khắc, những nhà hát, bảo tàng, và đặc biệt là âm nhạc: từ các thể loại truyền thống, cổ điển, cho đến đại chúng hiện đại. Những ban nhạc nổi tiếng thế giới ở Anh như là: The Beatles, Spice Girls, Westlife, Adele… Hình ảnh của những nhóm nhạc sẽ là một trong những yếu tố kich thích tiêu dùng nếu đưa hình ảnh của họ vào quảng cáo. Bởi vì đơn giản người hâm mộ muốn sống giống như thần tượng của họ.
Pháp còn là một quốc gia có nền ẩm thực và thời trang khá phát triển. Chính vì thế mà các sản phẩm cũng như là các chiến dịch marketing về lĩnh vực này cần phải được đầu tư nhiều hơn.