William Arthur Ward Tôi rất đồng tình với quan điểm: Thiên tài là người trải qua khóa huấn luyện khoa

Một phần của tài liệu đừng đợi đến khi tốt nghiệp đại học (Trang 85)

Tôi rất đồng tình với quan điểm: Thiên tài là người trải qua khóa huấn luyện khoa

học 10.000 giờ. Đừng hy vọng mình trở thành thiên tài nếu bạn vẫn giữ thói quen lười biếng.

Khi đã xây dựng được thói quen tự học, bạn cần lựa chọn phương pháp học tập hiệu quả. 10.000 giờ học tập đó cần được phân chia thế nào cho hợp lý, làm thế nào để mỗi giờ học đều đạt được hiệu quả cao hơn… – quả thật không dễ dàng.

Các môn học chuyên ngành đều có nền tảng là những kiến thức cơ bản. Nếu bạn đã nắm vững các kiến thức cơ bản và đã học chắc chắn môn chuyên ngành trước đó thì khi chuyển sang học môn khác, bạn sẽ chỉ cần 5.000 giờ, hay thậm chí là chỉ 1.000 giờ để đạt tới độ tinh thông mà thôi.

Thử tính toán hiệu suất học tập:

Thiên tài = 10.000 giờ huấn luyện khoa học

Học nhanh = Nội dung học x Thời gian học x Chất lượng học Kiến thức nguồn = 5.000 giờ lý giải → nâng cao khả năng tư duy

Kiến thức cứng = 1.000 giờ chỉ số → nâng cao khả năng xây dựng kết cấu Kiến thức mềm = 4.000 giờ thực tiễn → nâng cao khả năng ứng biến

Đứng trước mỗi kỳ thi bạn thường tự hỏi phải làm sao để “tiêu hóa” được cả núi các môn học trong thời gian nhanh nhất. Đừng hoài công tìm kiếm, hãy bắt đầu bằng cách nắm vững kiến thức của một chuyên ngành trong thời gian ngắn nhất.

Nếu bạn đã có nền tảng là những kiến thức chuyên ngành, hãy tiếp tục rèn luyện năng lực tư duy có chiều sâu. Tôi gọi loại năng lực này là kiến thức nguồn. Để nắm được kiến thức nguồn, bạn cần liên tục đi sâu suy nghĩ về bản chất của vấn đề. Bạn có thể cần tới 5.000 giờ học cho hệ thống kiến thức nguồn của mỗi chuyên ngành. Có những vấn đề bạn có thể mất đến một vài tháng suy nghĩ mới tìm ra được đáp án. Vì thế, sự kiên trì và nỗ lực là điều không thể thiếu.

Trong hệ thống kiến thức của mỗi chuyên ngành đều có một lượng lớn các điểm kiến thức. Những điểm kiến thức này đòi hỏi bạn phải tập trung ghi nhớ. Thật đáng tiếc, chương trình đại học coi những kiến thức này là trọng điểm, khiến cho bộ nhớ của chúng ta bị quá tải. Loại kiến thức này được gọi tên là kiến thức cứng.

Bên cạnh các kiến thức cứng đó còn có các nội dung giáo dục liên kết như kiến tập, thực tập, thực địa, khảo sát thực tiễn… Đưa các kiến thức nguồn và kiến thức cứng vào thực tiễn sẽ cho bạn một khối lượng lớn kinh nghiệm liên quan đến kiến thức đó. Đồng thời, hệ thống kiến thức cứng mà bạn đã ghi nhớ cũng được củng cố thêm. Loại kiến thức kinh nghiệm này được gọi là kiến thức mềm.

Kinh nghiệm của các sinh viên thành công là nên đầu tư một lượng thời gian lớn cho việc học tập các kiến thức nguồn ngay trong thời gian đầu thay vì nếm ngay các thể loại “sách fastfood”. Ví dụ như nếu có hứng thú với bộ môn tâm lý học, đừng đọc ngay dạng sách thiên về bổ trợ kiến thức và giải trí mà nên “cày” những loại sách đại

cương, nhập môn dạng như Tâm lý học thực nghiệm, Tâm lý học xã hội, Tâm lý học đại cương…

Đọc xong những sách hơi “khó nhằn” này, bạn sẽ có những kiến thức nền tảng, để từ đó chọn lọc, tiếp nhận và lý giải những cuốn “sách fastfood” tốt hơn.

Chìa khóa để bạn nắm giữ những kiến thức nguồn đó chính là sự chuyên tâm trong học tập và tích lũy đều đặn.

Không ít bạn sinh viên đang học “nhảy cóc” mà không hay biết. Các bạn ấy vội vàng học ngay các kiến thức cứng hoặc thực hành mà ngỡ rằng mình đang tích lũy kiến thức và kinh nghiệm thực tế một cách khoa học. Thực ra khi đó kiến thức nền của họ chưa hoàn thiện, dẫn đến việc gặp phải nhiều trở ngại trong quá trình tiếp nhận kiến thức ở bậc cao hơn và đánh mất cơ hội rèn luyện tư duy độc lập.

Khi có kiến thức nguồn, bạn có thể sắp xếp các loại thông tin của kiến thức cứng một cách khoa học, từ đó bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian học tập sau này.

Kiến thức mềm lại đòi hỏi bạn phải liên tục thử nghiệm và điều chỉnh trong thực tiễn cho đến khi kinh nghiệm thu được tương thích với kiến thức lý luận. Khi đó bạn mới có thể biến kiến thức nguồn và kiến thức cứng thành khả năng tùy cơ ứng biến của bản thân trước bất cứ tình huống nào.

Học qua những thất bại là một phương pháp rất tốt. Thất bại ở đại học không phải là sự cay đắng mà là một tài sản tích lũy vô giá. Đừng ngại học tập, thử nghiệm và sai lầm.

Thế nhưng nếu mỗi lần vấp ngã đều ở cùng một địa điểm, bạn nên kiểm tra lại kiến thức nguồn của mình. Bạn đã sai ở đâu, sửa thế nào? Tới lúc đó hẳn bạn sẽ hiểu được tại sao chúng ta nên xây dựng kiến thức nguồn một cách có hệ thống.

Một phần của tài liệu đừng đợi đến khi tốt nghiệp đại học (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w