Albert Einstein Người có tư duy độc lập thường có khả năng phát hiện ra những vấn đề phía sau

Một phần của tài liệu đừng đợi đến khi tốt nghiệp đại học (Trang 33)

Người có tư duy độc lập thường có khả năng phát hiện ra những vấn đề phía sau

mà ít người nhận thấy – điều này được tạo nên từ khả năng quan sát và kiến thức bạn có. Ví dụ như khi đọc báo, có người chỉ coi đó là tin tức; nhưng có người lại xâu chuỗi nội dung vừa đọc với các nội dung trước đó, có người lại dự đoán được xu hướng sắp diễn ra.

Người có khả năng tư duy đa chiều có thể phát hiện ra những tiểu tiết có ý nghĩa, thậm chí những tiểu tiết càng phong phú càng tác động mạnh tới tư duy của họ.

Tính hiếu kỳ hình thành nên thói quen lưu ý đến những chi tiết nhỏ nhặt trong cuộc sống và công việc. Các bạn trẻ khi đọc sách có để ý thấy giá sách luôn đặt ở mức 29.000, 39.000, 59.000, 69.000, 89.000… không? Tại sao lại như vậy?

Nếu khi dùng các phần mềm ứng dụng trên điện thoại, bạn có tìm hiểu xem sau mỗi lần cập nhật phiên bản mới sẽ có thêm những tính năng nào không?

Sở dĩ tôi đặt ra những câu hỏi như vậy là vì 3 lý do:

Thứ nhất, phải luôn đặt ra những câu hỏi trong quá trình đọc sách, rèn luyện hoặc thỉnh giáo ai đó, bạn mới có thể tiến bộ;

Thứ hai, nhiều người chỉ tư duy về một vấn đề sơ sài, qua loa, trong khi có nhiều vấn đề đòi hỏi tư duy cụ thể và sâu sắc.

Thứ ba, người không có thói quen phát hiện những chi tiết trong cuộc sống thì không thể bồi dưỡng được khả năng tư duy vĩ mô. Dù rèn luyện được kỹ năng tư duy vĩ mô đến mấy mà không có nền tảng của vi mô thì cũng không mang lại hiệu quả. Các bạn nên bồi dưỡng cho mình thói quen đặt ra những câu hỏi cụ thể cho những vấn đề mình gặp mọi lúc mọi nơi, sau đó cố gắng tìm ra lời giải đáp chuẩn xác nhất. Đừng nên phụ thuộc hoặc hạn chế đặt quá câu hỏi cho người khác khi bản thân vẫn chưa suy nghĩ cặn kẽ về vấn đề, có như vậy khả năng tư duy của bạn mới tiến bộ được.

Hàng ngày, khi đứng đợi xe buýt, tôi thường quan sát xem thời gian giữa các

chuyến xe có đều đặn không, xe thường đến vào giờ nào? Điều này rất có ích cho việc tôi sắp xếp thời gian để ra bến xe mà không phải chờ đợi quá lâu.

Tôi hay quan sát xem những hành khách đợi xe thường đọc sách gì, điều này giúp tôi đánh giá được phần nào về văn hóa đọc và xu hướng đọc sách ở Việt Nam.

Tôi hay để ý những dòng xe cộ trên đường, thống kê xem loại xe máy hoặc xe đạp điện nào đang được ưa chuộng gần đây và thử lý giải tại sao chúng lại được ưa

chuộng đến vậy.

Bạn thấy đấy, khi có thói quen quan sát chi tiết thì ngay cả lúc đợi xe, chúng ta vẫn có thể tiếp thu thêm vô số thông tin mới. Khi các câu hỏi được đưa ra, bạn sẽ phải tìm ra câu trả lời thuyết phục nhất. Với những vấn đề chưa thể đưa ra đáp án ngay, thắc mắc đó sẽ được cấy vào não bạn, trở thành động lực thúc đẩy bạn tư duy và tìm kiếm lời giải đáp. Tôi thường tư duy các vấn đề theo trình tự sau:

Phát hiện vấn đề → Tìm kiếm nguyên nhân → Xác minh lại đáp án nhiều lần → Xác định nguyên nhân chính xác → Tổng kết kinh nghiệm để sử dụng lần sau → Viết ra hoặc ghi nhớ thật kỹ.

Rất nhiều người khi phát hiện ra điều gì đó đặc biệt thường chỉ dừng lại ở bước “nhìn và biết” mà không suy nghĩ tìm hiểu nguyên nhân phía sau hoặc chỉ dùng kinh

nghiệm của cá nhân để giải thích một cách đơn giản và bằng lòng với đáp án đó. Những điều này đều là cấm kỵ của quá trình tư duy độc lập.

28. Chăm sóc cho cơ thể của bạn

“Người có sức khỏe, có hy vọng; và người có hy vọng, có tất cả mọi thứ.”

Một phần của tài liệu đừng đợi đến khi tốt nghiệp đại học (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w