TỈNH THANH HÓA
3.1.2.1. Thị trường lao động
Chính quyền tỉnh Thanh Hóa cần thiết phải quy hoạch nguồn lao động thường xuyên cho ngành đá vôi phải được quan tâm theo hướng : tạo nguồn
lao động do chính quyền địa phương, doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, đào tạo. Điều này tương đối khó khăn vì hiện nay, nghề khai thác đá là một trong những nghề có tính chất nguy hiểm nhất. Trong khi đó, chế độ ưu đãi, tiền lương cũng như chế độ bảo hiểm và an toàn lao động không tương xứng. Do đó, việc tạo nên một nguồn nhân lực thường xuyên với tay nghề cao gặp rất nhiều trở ngại.
Một trong những giải pháp chiến lược là việc đào tạo lại và đào tạo mới nguồn nhân lực để bổ sung cho các doanh nghiệp đá vôi, nhất là việc đào tạo đối với đội ngũ quản trị viên quản lý doanh nghiệp và công nhân trực tiếp sản xuất.
Với thực tế như vậy, đòi hỏi phải đào tạo lại, nâng cao kiến thức chuyên môn bao gồm : kỹ năng quản trị, cán bộ quản lý, chuyên viên kế toán cùng với công nhân tay nghề cao, UBND tỉnh Thanh Hoá và các đơn vị chuyên trách như Sở GD-ĐT, trường dạy nghề, trường Đai học, Cao đẳng,... các trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện nên xem xét tới các giải pháp sau:
a. Liên kết đào tạo cán bộ doanh nghiệp với các trường Đại Học về các chuyên ngành : Thương Mai, Thương Mại Quốc tế, Quản trị Kinh Doanh, Marketing,Kế Toán, Tài Chính Doanh nghiệp, Cơ khí. Đây là một mô hình đã được các trường Đại học, Cao Đẳng và Trung học chuyên nghiệp cũng như các trung tâm dạy nghề áp dụng từ lâu.
b. Tìm nguồn cán bộ, công nhân từ những sinh viên, học viên ngay từ khi họ đang còn học, nhất là các sinh viên- Học viên có quê Thanh Hoá, tuy chất lượng của nguồn nhân lực này là không đồng đều, nhưng có thể nói đây là nguồn nhân lực chất lượng cao lớn nhất và lâu dài nhất không chỉ đối với các doanh nghiệp đá vôi, mà còn đối với nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế của tỉnh Thanh Hoá. Sau đây là một số cách thức để có thể tìm kiếm nguồn nhân lực gián tiếp qua các trường, cơ sở đào tạo.
trường để được tiếp xúc với các sinh viên thông qua các buổi gặp gỡ, hội thảo giữa Sinh viên và Doanh nghiệp.
d. Hiện nay Thanh Hóa đang có nhiều chương trình học bổng nhằm thu hút con em Thanh Hóa muốn cống hiến cho tỉnh nhà được đi học với học bổng toàn phần đi kèm với điều kiện sinh viên sẽ về làm việc cho cơ quan tỉnh Thanh Hóa hoặc doanh nghiệp một số năm tối thiểu sau khi tốt nghiệp. Thực chất đây là một cách đầu tư trực tiếp vào việc đào tạo nhân lực, thay vì cử người của doanh nghiệp đi đào tạo.
e. Đào tạo trực tiếp tại địa phương.
- Đây chính là cách thức đào tạo nguồn nhân lực rẻ, mang tính lâu dài nhất, và cũng đem lại hiệu quả cao nhất. Chú trọng vào những vấn đề sau:
- Tập trung vào việc nâng cao chuyên môn đội ngũ cán bộ giáo viên khoa Quản trị Kinh doanh Đại học Hồng Đức nhằm tạo nguồn đào tạo các nguồn cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh và các tỉnh lân cận.
- Mở rộng đào tào thêm các ngành nghề mới tại Đại học Hồng Đức và một số trường dạy nghề trên toàn tỉnh như : Tài Chính Doanh nghiệp, Thương Mại, Marketing...với chuyên môn cao.
- Yêu cầu các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp về kỹ thuật trên địa bàn toàn tỉnh đưa công nghệ – kỹ thuật khai thác và sản xuất đá xẻ Thanh hoá vào thành môn học trong trường, trong đó tập trung đào tạo công nhân về kỹ thuật đánh mìn khai thác đá hiệu quả, sử dụng tối ưu nguyên liệu đá đầu vào, sửa chữa, vận hành máy móc thiết bị và kiến thức bảo vệ môi trường.
- Đào tạo ngay trong Doanh nghiệp theo hướng đào tạo kèm cặp, chỉ dẫn của các đội thợ lành nghề cho công nhân học việc.
f.Tạo sự gắn bó với doanh nghiệp, với nghề của Công nhân:
Đề công nhân viên có thể gắn bó và tâm huyết với nghề khai thác đá vôi, đặc biệt gắn bó với doanh nghiệp, xây dựng nếp kỷ luật lao động, niềm tin trong công việc của công nhân các doanh nghiệp nên tập trung vào các vấn đề sau:
- Ngoài chế độ lương, thưởng ...luôn được duy trì đều dặn và công bằng, doanh nghiệp nên tăng cường các mối quan hệ với địa phương nơi có nhiều lao động.
- Thành lập và khuyến khích thành lập các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội phụ nữ, Công đoàn, Chi bộ Đảng... mục đích của việc thành lập này sẽ tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa chính quyền địa phương nơi doanh nghiệp xây dựng, tranh thủ sự ủng hộ từ các cơ quan này với sự phát triển của ddoanh nghiệp, hơn nữa tạo sự gắn bó, tin tưởng vào doanh nghiệp thông qua các tổ chức này, dần dần xoá đi trở ngại về quan niệm không tốt đang còn tồn tại trong nhân dân về sở hữu tư nhân, quan hệ chủ – tớ... dẫn đến việc thụ động trong sản xuất và không gắn bó với nghề.
- Thông qua các tổ chức đoàn thể thường xuyên cho công nhân tham gia giao lưu văn hoá - thể dục thể thao với các tổ chức đoàn thể tại địa phưong nhằm thắt chặt mối quan hệ hơn nữa giữa doanh nghiệp và địa phương đồng thời làm tăng ảnh hưỏng của doanh nghiệp, tạo “ Mầu cờ sắc áo” trong tâm trí của công nhân, xây dựng cơ sở ban đầu của văn hoá doanh nghiệp.
- Thông qua các tổ chức đoàn thể giúp công nhân tăng cường tự giác kỷ luật lao động, bảo vệ tài sản chung của doanh nghiệp, hoàn thành tốt các nhiệm vụ doanh nghiệp giao, nâng cao năng xuất lao động.
Tóm lại đào tạo và thu hút nguồn nhân lực là vấn đề thực sự nghiêm túc cần được các cấp chính quyền cũng như các nhà quản trị doanh nghiệp đá sẻ cân nhắc và thực hiện. Hoàn toàn có thể khẳng định rằng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ đóng vai trò quyết định trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp đá sẻ Thanh Hóa nói riêng và của tỉnh Thanh Hoá nói chung.