Một số đề nghị để xây dựng thương hiệu đá Thanh Hoá.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hiệu quả QLNN đối với hoạt động xuất khẩu đá vôi tại tỉnh Thanh Hóa (Trang 41)

TỈNH THANH HÓA

3.2.2.4. Một số đề nghị để xây dựng thương hiệu đá Thanh Hoá.

Trước tiên, các cơ quan thanh tra giám sát phối hợp với hiệp hội đá Thanh Hóa, đề ra mục tiêu xây dựng thương hiệu cho tỉnh nhà theo 2 hướng.

Thứ nhất, xây dựng thương hiệu chung của ngành đá sẻ Thanh Hoá,

nhằm tập trung các nguồn lực hiệu quả, giảm được chi phí cho các thành viên của hiệp hội ngành đá khi xây dựng thương hiệu riêng của doanh nghiệp. Song song với việc đó là các doanh nghiệp chuẩn bị tiềm lực kinh tế và tiềm lực con người để xây dựng thương hiệu cho riêng mình.

Thứ hai, xây dựng thương hiệu theo các loại sản phẩm, bởi Thanh Hoá

có nguồn đá vô cùng phong phú về mẫu mã cũng như công dụng, cần thiết phải nhấn mạnh đặc điểm riêng của từng loại sản phẩm.

Những việc cần làm cho việc xây dựng chiến lược thương hiệu:

- Đào tạo cán bộ có chuyên môn tốt về phát triển cũng như quản lý thương hiệu. Từ đó có kế hoạch rõ ràng.

- Có quỹ dành riêng cho xây dựng thương hiệu, quảng cáo quảng bá hình ảnh, gắn một mẫu bảng hiệu theo tiêu chuẩn chung của doanh nghiệp cho tất cả sản phẩm đá vôi tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu.

- Xây dựng các mối quan hệ cộng đồng qua các hành động cụ thể: bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên, cảnh quan thiên nhiên, tích cưc tham gia các hoạt động từ thiện xã hội… xây dựng hình ảnh tốt về doanh nghiệp trong xã hội.

- Gắn chặt sự thống nhất giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng trong việc thiết kế, cung ứng, thi công các công trình xây dựng

có gắn sản phẩm đá tạo thành khuân mẫu cho các công trình xây dựng tiếp theo.

KẾT LUẬN

Phát triền ngành công nghiệp khai thác và xuất khẩu đá vôi nói riêng và kinh tế của tỉnh Thanh Hoá nói chung là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn đặt ra đối với toàn dân, toàn bộ chính quyền tỉnh Thanh Hoá. Tuy nhiên, với sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, sự tận tâm của đội ngũ cán bộ Đảng chính quyền tỉnh Thanh Hoá, sự đồng lòng quyết tâm của toàn thể nhân dân Thanh Hoá, chúng tôi tin rằng, trong tương lai không xa, Thanh Hoá sẽ trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của miền Bắc, góp sức vào công cuộc CNH-HĐH đất nước. Và tất nhiên, ngành khai thác đá mà cụ thể ở đây là ngành công nghiệp đá vôi sẽ trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh và phát triển mạnh mẽ đúng như đã được quan tâm và mong đợi.

Với điều kiện về thời gian và hiểu biết hạn còn chế, tác giả mới chỉ có thể dừng lại ở việc đưa ra những đánh giá chung về đặc điểm, tiềm năng của ngành khai thác đá vôi ở Thanh Hoá và nêu ra những điểm mạnh, yếu trong công tác QLNN đối với việc khai thác và xuất khẩu đá vôi, từ đó đề xuất giải pháp cũng như những kiến nghị với mong muốn nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý cấp nhà nước để các cơ quan chức năng tỉnh cũng như Nhà nước có thể tham khảovề những vấn đề xung quanh ngành công nghiệp đá vôi Thanh Hoá, góp phần nhỏ bé vào việc phát triển ngành.

Trong quá trình điều tra, nghiên cứu, tôi đã gặp phải rất nhiều khó khăn. Nhưng được sự giúp đỡ của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa và đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn tốt nghiệp, tôi đã hoàn thành đề tài.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hiệu quả QLNN đối với hoạt động xuất khẩu đá vôi tại tỉnh Thanh Hóa (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w