Những món quà.

Một phần của tài liệu để trở thành nhà lãnh đạo quần chúng xuất sắc (Trang 75)

Sự chu đáo của bạn trong việc dành thời gian chọn quà sẽ rất có ý nghĩa để chứng minh với một người làm việc hiệu quả rằng bạn trân trọng anh ấy hoặc cô ấy. Tiền bạc và sự công nhận là hai hình thức khen thưởng có sức mạnh lớn nhất. Hầu hết mọi người đều phản ứng tốt trước lời khen và sự thăng tiến! Trong những phân tích cuối cùng, sự khích lệ là chìa khóa để giúp con người thành công. Khả năng khích lệ người khác đã và sẽ luôn luôn giống như một môn nghệ thuật chứ không phải môn khoa học; thành công của bạn phụ thuộc vào cả sự tinh tế cũng như kỹ năng của bạn. Để sử dụng một minh họa tương tự, tôi có thể cung cấp cho bạn một tấm vải vẽ, cái cọ, giá vẽ, bảng màu và một vài bài giảng. Việc tạo ra một kiệt tác phụ thuộc vào bạn. Bạn phải biết cách bố trí hình ảnh và phối màu để chuyển tải được hiệu ứng như mong muốn. Cũng tương tự đối với con người. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo, bạn có thể tập hợp một nhóm người có tay nghề cao, nhưng điều đó không đảm bảo cho thành công. Bạn cần biết cách làm thế nào để cải thiện điểm yếu của họ và xây dựng thế mạnh của họ bằng cách sử dụng thành thạo kỹ năng khích lệ người khác.

Thực tiễn áp dụng

• Khích lệ là chìa khóa giúp con người thành công. Khả năng khích lệ người khác đã và sẽ luôn luôn giống như một môn nghệ thuật chứ không phải môn khoa học; thành công của bạn phụ thuộc vào cả sự tinh tế cũng như kỹ năng của bạn.

• Chìa khóa của sự khích lệ là nhận thức được điều gì đem lại cho người khác sức mạnh; điều gì thôi thúc họ hành động.

• Sự thật là con người dành phần lớn thời gian để làm những việc có lợi cho họ nhất.

• Khen thưởng mọi người về những hành vi tốt đẹp và bạn sẽ đạt được kết quả như ý. Không khen thưởng hành vi tốt đẹp và chắc chắn bạn sẽ đạt được kết quả đáng buồn.

• Con người giữ lại những nỗ lực tốt nhất của mình khi họ cảm thấy không có mối quan hệ nào hoặc có ít quan hệ giữa cái họ làm và cái họ được khen thưởng.

Áp dụng vào thực tiễn

Tôi sẽ áp dụng những quy tắc lĩnh hội được trong chương sách này vào các mối quan hệ ứng xử của tôi trong cuộc sống theo những cách sau đây:

Tài liệu tham khảo

Encouraging People, Donald Bubna. Top Performance, Zig Ziglar.

Chương 8: Yêu quý những người khó tính Thấu hiểu và giúp đỡ người khó tính

Bạn có để ý thấy lũ ếch có một lợi thế rất to lớn so với loài người chúng ta? Chúng có thể ăn bất kể thứ gì làm chúng khó chịu. Phải chăng sẽ rất tuyệt nếu chúng ta có thể tiêu hóa hết những vấn đề liên quan đến chúng ta trước khi để chúng tiêu thụ chúng ta? Điều gì ở mọi người gây khó chịu cho bạn nhất? Tính cách mâu thuẫn? Sự cứng nhắc? Không có khả năng cho và nhận? Tôi bực mình nhất với những người - bạn đoán đúng rồi đấy - có thái độ tồi tệ. Tôi có thể chịu đựng được sự bất đồng hoặc mâu thuẫn quan điểm, nhưng thái độ tiêu cực thực sự khiến tôi khó chịu.

Tôi nhận thấy rằng rất nhiều con chiên theo đạo Thiên Chúa chịu tội trong mối quan hệ của họ với người khác. Các con chiên thường được dạy rằng chúng ta nên tràn đầy lòng khoan dung. Nhưng như thế có nghĩa là gì? Có phải Chúa hy vọng chúng ta cư xử hòa bình với tất cả mọi người? Chúng ta là những người luôn phải cho qua lỗi lầm và mọi đặc điểm của người khác? Có được một mối quan hệ tốt với những người khó tính có vẻ giống như một tiêu chuẩn không thể nào đạt được. Vậy chúng ta nên làm gì? Ông tổ truyền đạo Paul đưa ra lời khuyên hữu hiệu sau “Nếu có thể, chừng nào còn bạn còn kiểm soát được, hãy ôn hòa với tất cả mọi người” (Rom.

12:18) Tôi mạn phép diễn giải lại câu đó: làm những gì tốt nhất có thể để hòa nhã với mọi người. Tuy nhiên nhận thức rằng vào một lúc nào đó bạn sẽ phải có quan hệ với một người khó tính thì làm được như vậy không đơn giản chút nào.

Ngay lúc này, hãy hình dung trong đầu một người mà bạn không hòa hợp được. Khi tiếp tục đọc, tôi muốn bạn tiếp tục gợi nhớ đến người này. Tôi tin bạn sẽ đọc được một số đặc điểm tính cách và giải pháp sẽ giúp bạn giải quyết tình huống một cách sáng tạo và có khả năng vượt qua chúng.

Một bản tóm tắt cá nhân với “Ba chữ P” sẽ giúp bạn nhận ra vai trò của mình trong mối quan hệ hoặc sự quen biết nào đó với một người khó tính.

• Perspective (Quan điểm). Tôi nhìn nhận bản thân như thế nào? Tôi nhìn nhận người khác như thế nào? Mọi người nhìn nhận tôi như thế nào? Quan điểm quyết định mối quan hệ sẽ phát triển và tiến xa như thế nào.

• Process (Quá trình). Tôi có thấu hiểu các giai đoạn của một mối quan hệ không? Tôi có nhận thấy rằng có

trong một mối quan hệ có những giai đoạn quan trọng hơn so với các giai đoạn khác?

• Problems (Vấn đề). Khi đối mặt với khó khăn trong một mối quan hệ, tôi có chịu đựng được không?

Hãy chỉ cho tôi một người luôn nhìn nhận bản thân anh ta trong ánh sáng tiêu cực và tôi sẽ chỉ ra cho bạn một người luôn đánh giá người khác một cách tiêu cực. Điều ngược lại cũng luôn đúng. Mội người nhìn nhận bản thân một cách tích cực sẽ luôn tìm kiếm điểm tốt ở người khác. Tất cả đều phụ thuộc vào quan điểm của mỗi người.

Một số người coi một mối quan hệ giống như chuỗi các sự việc riêng lẻ, và một sự việc tồi tệ có thể phá hỏng cả mối quan hệ. Những người có suy nghĩ như vậy sẽ không bao giờ phát triển được các mối quan hệ sâu sắc. Tình bạn của họ bấp bênh, các mối quan hệ lúc có lúc không. Những người này bỏ chạy mỗi khi tình huống khó khăn xảy đến. Kể cả khi đã có một mối quan hệ bền vững, họ hiếm khi phát triển được chúng.

QUAN ĐIỂM VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ

Hãy xem xét về quan điểm trước. Tôi hành động như cách tôi nhìn nhận bản thân mình. Thực tế, cách chúng ta cư xử luôn liên quan đến cách ta nhìn nhận bản. Cũng dễ hiểu khi đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề trong hôn nhân.

Vào một ngày nọ, tôi gặp một người đàn ông khốn khổ với bà vợ cáu kỉnh của ông ta. Tôi lắng nghe bà vợ không ngừng tuôn ra những lời cay đắng và hận thù về phía ông chồng. Khi tôi đối chất sự giận dữ và tấm lòng thiếu vị tha của bà, bà ấy điên tiết chỉ tay về phía chồng bà và nói: “Tôi không phải người giận dữ và ác độc, chính anh

ta mới là người như vậy!”. Bà ấy đã đổ hết tâm trạng tiêu cực của mình cho người chồng. Bà ta nhìn nhận chồng bà theo cách nhìn nhận chính bản thân mình.

Chỉ khi chúng ta nhìn nhận bản thân với tầm nhìn 20/20 thì chúng ta mới có thể đánh giá người khác một cách thấu đáo. Đó là lý do tại sao Jesus nói về việc đánh giá mọi người: “Tại sao bạn lại nhìn vào dấu vết trong mắt người anh em của mình mà không nhận ra rằng cái dằm nằm chính trong mắt mình?… đầu tiên phải lấy nó ra khỏi mắt đã” (Matt. 7:3-5). Ngài chỉ dạy rằng ta nên xem xét thái độ của bản thân trước khi chỉ trích người khác.

Trong kinh Matthew 22:39, chúng ta đọc thấy mệnh lệnh của Jesus “hãy yêu thương hàng xóm của ngươi như chính bản thân ngươi”. Ngài biết rằng nếu chúng ta thật lòng yêu quý bản thân mình thì chúng ta cũng sẽ yêu quý người hàng xóm của mình. Ngài cũng biết rằng trước khi chúng ta có thể thực sự yêu quý hàng xóm của mình, chúng ta sẽ cần yêu quý bản thân ta trước hết

- không phải kiểu tình yêu ích kỷ, vị kỷ, mà là sự trân trọng sâu sắc bản thân chúng ta khi đứng trước Chúa. Hầu hết các vấn đề có liên quan của chúng ta bắt nguồn từ sự thật là bản thân chúng ta có vấn đề chưa được giải quyết. Không thể chữa trị cho vết thương của người khác cho đến khi chúng ta tự tìm ra cách điều trị và áp dụng phương pháp trị liệu đó cho bản thân chúng ta.

Câu chuyện “Người Samaritan nhân hậu” (Good Samarian) (Luke 10:30-37) đã minh họa nguyên tắc này. Kẻ cướp - những tên đã đánh thắng người lữ khách - đã sử dụng loài người. Chúng trấn lột vị khách du lịch và coi anh ta như nạn nhân để khai thác. Vị linh mục và người Lê-vi nghe tuân theo luật pháp và đầu hàng. Đối với họ, nạn nhân bị đánh đập, cướp bóc là vấn đề phải xa lánh bởi họ tin theo luật pháp, rằng nếu họ chạm phải người chết họ sẽ trở nên dơ bẩn. Người Samaritan là một kẻ ngoại đạo, bị xã hội coi thường và xa lánh. Anh ấy biết cảm giác bị phớt lờ và không ai quan tâm, nhưng anh cũng trải qua các biện pháp chữa trị. Khi anh nhìn thấy nạn nhân, anh có thể đồng cảm với nạn nhân. Anh ấy nhìn nạn nhân như một con người đang cần tình yêu thương. Anh xác định tình trạng người lữ hành đang gặp phải và chia sẻ phương pháp chữa trị.

Gần đây tôi có đọc một bài báo thú vị của Jacques Weisel về những nhà triệu phú tự lập. Họ phỏng vấn một trăm doanh nghiệp để tìm hiểu mẫu số chung tạo nên sự thành công của họ. Cuộc phỏng vấn tiết lộ những người đàn ông và phụ nữ thành đạt này chỉ có thể nhìn thấy điểm tốt ở mọi người. Họ là những người giúp người khác tốt lên, chứ không phê bình. Một lần nữa, quan điểm là yếu tố giúp xây dựng các mối quan hệ.

Khi bạn nhận ra mọi người đối xử với bạn theo cách họ nhìn nhận về bản thân họ chứ không phải nhìn nhận bản thân bạn, bạn sẽ ít có khả năng bị ảnh hưởng bởi hành vi của họ hơn. Hình ảnh cá nhân bạn - chứ không phải cách bạn được người khác đối

xử - sẽ phản ánh con người bạn. Bạn sẽ không phải điều khiển một cái đu quay cảm xúc. Sự ổn định này sẽ mang lại ảnh hưởng rõ rệt đến cách bạn cảm nhận về người khác và cách bạn cư xử với họ.

Chìa khóa của các mối quan hệ thành công liên quan mật thiết đến trách nhiệm. Tôi chịu trách nhiệm cho cách tôi đối xử với người khác. Tôi có thể không phải chịu trách nhiệm cho cách họ đối xử với tôi nhưng tôi phải chịu trách nhiệm cho phản ứng của tôi đối với những người khó tính. Tôi không thể lựa chọn cách bạn sẽ đối xử với tôi như nào nhưng tôi có thể lựa chọn cách tôi phản ứng lại với bạn.

Thấu hiểu các loại hình tính cách

Có nhiều kiểu người khó tính nên sẽ rất hữu ích để phân biệt một số đặc điểm chính để học cách ứng phó với họ thật hiệu quả. Khi xem xét những đặc điểm này, hãy luôn ghi nhớ bạn có thể lựa chọn để phản ứng lại họ. Hậu quả của những mối quan hệ khó khăn này - dù cho chúng tạo nên chúng ta hay làm ta gục ngã - đều được quyết định bằng cách chúng ta phản ứng trước chúng.

Hãy nhìn vào kiểu tính cách “Xe tăng Sherman”. Cái tên này có thể gợi nhắc đến một người chạy trước tất cả mọi thứ hoặc bất cứ thứ gì trên đường đi của họ. Những người này có xu hướng dọa nạt người khác vì thái độ “tôi đúng còn bạn sai” của họ. Họ dọa dẫm qua sức mạnh và quyền lực tuyệt đối của họ, hành vi của họ rất hung hăng và thậm chí mang tính thù địch. Vì Xe tăng Sherman thiếu nhạy cảm, mọi người thường chiến đấu với họ. Thật khó để ngồi lại để giải thích hay thương thuyết với những “chiếc xe tăng” này.

Đừng đánh mất hy vọng, sẽ có chiến lược để đương đầu với những chiếc xe tăng Sherman này trong cuộc sống. Trước tiên hãy cân nhắc tầm ảnh hưởng của người này cùng với nguy cơ của họ. Việc gây chiến liệu có quan trọng không, và bao nhiêu con người có thể bị ảnh hưởng bởi chiếc “xe tăng” này. Nếu vấn đề có thể có hướng giải quyết, ảnh hưởng tiêu cực lên những người trong tổ chức, thì chiến tranh là điều cần thiết. Nhưng nếu đây không phải là một vấn đề hệ trọng, hay chỉ liên quan đến lòng kiêu hãnh thì nó không đáng để chiến tranh. Tuy vậy, khi những vấn đề lớn phát sinh, bạn sẽ phải cần đến loại tính cách này. Đúng vậy, không có gì dễ dàng xung quanh những con người này. Nói thẳng ra là họ có lẽ không bao giờ hiểu sự khéo léo. Hãy nhìn vào họ mặt đối mặt và thừa nhận những vấn đề khó khăn đang gặp phải. Thật không may những người nay gây ra nhiều tổn thương hơn bất kỳ kiều người khó tính nào bởi bản thân họ ít khi cảm thấy tổn thương. Điều tăng thêm gánh nặng trong việc đương đầu với những người này đó là, với sức mạnh dọa nạt kẻ khác, họ có thể tập hợp rất nhiều đồng minh.

Một kiểu tính cách khó chịu mà tất cả chúng ta đều gặp phải đó là kiểu “Người mơ mộng”. Những người này sống trong thế giới của riêng họ, đi theo nhịp của một tay trống khác, hành động khác người. Họ thường xuyên không phản ứng trước động cơ

thúc đẩy thông thường. Sự thất vọng là cảm giác bủa vây quanh tôi khi phải làm việc với người kiểu này. Tôi nhận ra là khi làm việc hoặc nói chuyện với một nhóm đông người, tôi không nên bị ảnh hưởng nhiều bởi phản ứng của kiểu người này. Có lẽ những người bạn biết thuộc nhóm này đều được bạn dán nhãn “lập dị”.

Xem xét những chỉ dẫn sau đây khi làm việc với “Người mơ mộng”:

• Đừng đánh giá khả năng lãnh đạo của bạn dựa trên phản hồi của Space Cadet. Thậm chí đừng bao giờ hỏi ý kiến của anh ấy hoặc cô ấy bởi bạn sẽ nhận được một câu trả lời kỳ cục. Người mơ mộng không phải là người biết lắng nghe.

• Đặt một Space Cadet vào vị trí lãnh đạo không phải là một ý kiến hay. Khi bạn cần một nhóm các cá nhân tập hợp lại để hoàn thành một mục tiêu, Người mơ mộng sẽ gặp khó khăn trong việc lôi kéo mọi người trong nhóm đi theo cùng một hướng.

• Đừng đặt Người mơ mộng vào vị trí lãnh đạo, vì họ sẽ không thể quyết định nhịp đập chung của cả nhóm.

• Mặc dù vậy đừng đánh mất một người bạn thuộc kiểu Người mơ mộng. Rất nhiều Người mơ mộng vô cùng tài giỏi và sáng tạo; họ có rất nhiều ý tưởng nếu bạn đặt họ vào đúng vị trí. Họ làm việc tốt nhất khi được làm một mình nên hãy tìm lĩnh vực họ hào hứng để cho họ không gian mơ mộng và cống hiến.

“Núi lửa” là kiểu người dễ bùng nổ, khó đoán và có xu hướng không thể tiếp cận. Chúng ta nên đối xử với họ như thế nào? Chúng ta có nên đi quanh họ thật nhẹ nhàng, hay kiểm tra mực nước để xem chúng đang ở vào ngày nào? Thật khó để thư giãn khi ở bên họ vì chúng ta không biết khi nào sức nóng sẽ bốc lên. Nếu như Người mơ mộng gây thất vọng thì Núi lửa gây căng thẳng. Những ai phải làm việc với kiểu người này không bao giờ được thư giãn; họ không bao giờ biết điều gì sẽ khiến anh ta hoặc cô ta nổ tung.

Chúng ta nên giải quyết Núi lửa như nào khi chúng phun trào? Sự bình tĩnh chính

Một phần của tài liệu để trở thành nhà lãnh đạo quần chúng xuất sắc (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w