Hoàn thiện về cách cho điểm để phân loại lao động A,B, C:

Một phần của tài liệu Phân tích các hình thức trả lương liên hệ hình thức trả lương theo sản phẩm tại công ty cổ phần thương mại thiệu yên (Trang 35)

Hiện nay, để phân loại lao động A, B, C Công ty đã đưa ra các chỉ tiêu tương đối rõ ràng như về ngày công lao động, hoàn thành mức về sản phẩm và nguyên vật liệu, về kỹ thuật… Tuy nhiên việc phân loại như vậy vẫn chưa thực sự chính xác. Hiện tại, Công ty chỉ áp dụng phương pháp cho điểm đối với công nhân viên được trả lương theo thời gian. Theo nhóm thì việc phân loại lao động A, B, C phải dựa vào phương pháp cho điểm thì mới chính xác, cụ thể Công ty nên xây dựng các chỉ tiêu đánh giá như sau:

STT Chỉ tiêu đánh giá Mức độ đánh giá Điểm số 1 Đảm bảo đúng ngày công hình thức + Từ 24 công trở lên + Từ 22 – 24 công + Dưới 22 công 2 1 0 2 Chấp hành thời giờ làm việc + Chấp hành tốt + Chưa chấp hành tốt 2 0 3 Bảo đảm số lượng sản phẩm + Bảo đảm + Không bảo đảm 2 0 4 Tiết kiệm vật tư

+ Tốt + Khá + Trung bình 2 1 0 5 Đảm bảo vệ sinh an toàn

lao động + Tốt + Khá + Trung bình 2 1 0

Từ bảng tiêu chuẩn trên, căn cứ vào số điểm của từng công nhân đạt được để phân loại lao động:

• Tổng số điểm là 10.

• Người đạt từ 8 điểm trở lên: xếp loại A. • Người đạt từ 5 – 7 điểm: xếp loại B. • Người đạt số điểm dưới 5: xếp loại C.

Tuy nhiên, để việc cho điểm được đảm bảo chính xác, công bằng thì ngoài việc giám sát chặt chẽ, thường xuyên, công bằng của cán bộ quản lý, các tổ trưởng, đốc công thì việc xác định các tiêu chuẩn định mức kỹ thuật rõ ràng để làm tiêu chuẩn so sánh là hết sức cần thiết. Do vậy, việc cho điểm cần phải có sự kết hợp giữa các cá nhân, bộ phận trong Công ty để đảm bảo đúng, tránh xảy ra xung đột giữa các cá nhân với nhau và giữa cá nhân với tổ chức.

3.2. Sử dụng hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp.

Hiện nay, Công ty đang áp dụng lương thời gian đối với cán bộ quản lý phân xưởng, bộ phận thống kê còn áp dụng lương sản phẩm đối với công nhân phục vụ. Điều này là chưa hợp lý vì người cán bộ quản lý phân xưởng sẽ không có trách nhiệm với công việc, năng suất và chất lượng sản phẩm vì họ không trực tiếp bán ra sản phẩm. Đông thời, đối với lao động phục vụ thì rất khó có thể định mức được hao phí thời gian và đơn giá sản phẩm cho họ.

Xuất phát từ thực tế trên, Công ty cần thiết phải áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp đối với cán bộ quản lý và công nhân phục vụ với cách tính như sau:

Với: - L: Mức lương cấp bậc của công nhân phụ. - Q: Mức sản lượng của công nhân chính. - M: Mức phục vụ ( Số máy phục vụ ).

Như vậy, tổng tiền lương trả cho lao động quản lý và phục vụ phân xưởng là : L = ∑ ĐGi x Qi

Trong đó :

- L : Tổng tiền lương lao động quản lý và phục vụ.

- ĐGi : Đơn giá sản phẩm i của lao động quản lý và phục vụ phân xưởng.

- Qi : Số sản phẩm bán ra của công nhân chính. - i: = ( 1, n )

M x Q L ĐGi =

3.3. Hoàn thiện các công tác khác

− Hoàn thiện công tác định mức lao động

+ Hoàn thiện cơ cấu bộ máy định mức

+ Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ định mức

− Tăng cường kiểm tra, điều chỉnh thực hiện mức

− Hoàn thiện công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc

− Hoàn thiện công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm

− Thực hiện đánh giá công việc

+ Bảng mô tả công việc

+ Bảng yêu cầu về chuyên môn đối với người thực hiện công việc

+ Bảng tiêu chuẩn công việc

+ Xây dựng bảng đánh giá kết quả thực hiện công việc

− Tổ chức chỉ đạo hoạt động kinh doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN

Cùng với hình thức trả lương theo thời gian thì hình thức trả lương theo sản phẩm đang được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp hiện nay. Hình thức này gắn kết quả với thu nhập của người lao động một cách trực tiếp. Vì vậy hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm là mục tiêu mà các Công ty đang hướng tới.

Sau quá trình tìm hiểu về Công ty cổ phần thương mại Thiệu Yên, nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác tiền lương, nhóm em đã được sáng tỏ phần nào về bản chất của tiền lương theo sản phẩm, những nhân tố ảnh hưởng, chức năng của tiền lương theo sản phẩm, nội dung của tiền lương theo sản phẩm, đặc điểm, điều kiện áp dụng, cách tính và ưu nhược điểm của các hình thức trả lương. Trong khuôn khổ của đề tài: “Phân tích các hình thức trả lương. Liên hệ hình thức trả lương theo sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thương mại Thiệu Yên” không có điều kiện đi sâu và tìm hiểu cặn kẽ tất cả các vấn đề quản lý tiền lương theo sản phẩm tại Công ty. Tuy nhiên qua bài viết đã làm rõ một số mặt tích cực và hạn chế của hình thức trả lương theo sản phẩm tại Công ty.

Một số kiến nghị đưa ra tuy đã bám sát thực trạng của công tác trả lương tại Công ty nhưng do kinh nghiệm thực tế và thời gian còn hạn hẹp nên một số kiến nghị chỉ dừng lại ở mức độ nhất định. Hy vọng, với một số kiến nghị của nhóm em, trong thời gian tới hoạt động kinh doanh nói chung và công tác trả lương theo sản phẩm của Công ty nói riêng sẽ từng bước được hoàn thiện và hiệu quả hơn để tiền lương theo sản phẩm thực sự là động lực thúc đẩy người lao động làm việc, nâng cao chất và lượng của sản phẩm.

Một phần của tài liệu Phân tích các hình thức trả lương liên hệ hình thức trả lương theo sản phẩm tại công ty cổ phần thương mại thiệu yên (Trang 35)