- Tổng số tiền (viết bằng chữ): Một trăm sáu mươi lăm triệu năm trăm nghìn đồng Số chứng từ gốc kèm theo: 01 HĐGTGT
3.2 Những tồn tại và cách khắc phục
Đôi lúc việc lập báo cáo kế toán của công ty chậm, sự kết hợp giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết còn chưa chặt chẽ, một vài số liệu đối chiếu giữa hai mảng này đôi khi còn có sự khác biệt, không trùng khớp.
Một số nghiệp vụ hạch toán còn chưa hợp lý:
Mua hàng được hưởng chiết khấu: Ngày 12/03/2012 công ty mua máy in phun của công ty Minh Thành HĐ19719 số lượng 100 máy với giá 3.200.000 đ/cái, thuế GTGT 10% và được hưởng chiết khấu mua hàng trên giá mua chưa thuế 2%, kế toán hạch toán:
Nợ TK 156 (156.1): 313.600.000 (=320.000.000- 6.400.000) Nợ TK 133: 31.360.000
Có TK 331: 344.960.000
Như vậy sẽ không thấy rõ được phần chiết khấu mua hàng mà công ty được hưởng.
Bán hàng giao thẳng: Đối với phương thức này doanh nghiệp vẫn làm phiếu nhập kho rồi làm phiếu xuất kho nhưng ghi chú là hàng giao thẳng.
Ngày 26/03/2012 công ty mua 30 máy dập nắp chai theo HĐ 30587 với đơn giá 2.500.000đ/cái, giao thẳng cho khách hàng với giá bán 2.550.000đ/cái, thuế GTGT 10%. Kế toán hạch toán:
Hạch toán hàng nhập kho:
Nợ TK156 (156.1): 75.000.000 Nợ TK133: 7.500.000
Có TK 331: 82.500.000
Khi hàng hóa được xác định tiêu thụ, kế toán ghi doanh thu: Nợ TK131: 84.150.000
Có TK 511 (511.1): 76.500.000 Có TK 3331 : 7.650.000 Đồng thời hạch toán giá mua hàng hóa:
Nợ TK632: 75.000.000
Có TK156 (156.1): 75.000.000
rồi lại xuất kho là không hợp lý, làm như vậy rất khó phân biệt bán hàng giao thẳng và bán hàng qua kho.
Giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty là: Xuất phát từ tình hình thực tế của công ty Công ty cổ phần Cơ điện lạnh Hoàn Kiếm, phù hợp với những cái chung nhất của các doanh nghiệp thương mại, kết hợp với các kiến thức cơ bản trong học tập, theo em cần hoàn thiện một số vấn đề kế toán lưu chuyển hàng hóa như sau:
* Hoàn thiện nghiệp vụ mua hàng
Hạch toán mua hàng có chiết khấu giảm giá: Trường hợp này công ty chỉ phản ánh số tiền đã trừ đi khoản chiết khấu giảm giá vì vậy mà không thấy rõ được số chiết khấu giảm giá mà công ty được hưởng. Do đó theo em cần hạch toán như sau:
Hạch toán giá mua hàng hóa:
Nợ TK 156 (156.1): Giá quy định trên hợp đồng Nợ TK 133: Thuế GTGT của hàng mua
Có TK 111, 112, 331…: Tổng giá thanh toán Hạch toán khoản chiết khấu giảm giá được hưởng:
Nợ TK 111, 112, 331…
Có TK 156 (156.1): Số chiết khấu được hưởng Có TK 133: Thuế GTGT của hàng mua
* Hạch toán nghiệp vụ bán hàng
Hạch toán nghiệp vụ bán hàng thẳng
Căn cứ hợp đồng kinh tế đã ký, hóa đơn bán hàng giao thẳng và chứng từ liên quan kế toán hạch toán doanh thu:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 511 (511.1): Doanh thu bán hàng Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
Đồng thời căn cứ vào các chứng từ có liên quan đến hàng mua để hạch toán giá vốn hàng hóa:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng hóa
Nợ TK 133: Thuế GTGT của hàng mua Có TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán
* Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa tại công ty cổ phần cơ điện lạnh Hoàn Kiếm.
Xuất phát từ yêu cầu quản lý cũng như để tiết kiệm thời gian, chi phí trong việc kế toán NVL, Công ty cần không ngừng cải tiến và hoàn thiện phần mềm kế toán vật tư đang sử dụng trong Công ty cho hợp lý hơn. Đặc biệt trong việc xác định giá xuất kho theo phương án nhập trước xuất trước được nhanh chóng.
Công ty cần quan tâm đúng mức về công tác mua hàng và dự trữ hàng hóa bằng cách thi hành một số biện pháp:
Xác định số lượng từng mặt hàng cần phải mua mỗi lần để tránh tình trạng ứ đọng hàng hóa dẫn đến ứ đọng vốn và tốn chi phí bảo quản.
Tăng cường công tác quản lý ở kho, thủ kho phải luôn báo cáo tình hình lưu kho của công ty.
Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, Công ty luôn có kế hoạch dự trữ Nguyên vật liệu cho sản xuất. Song do giá cả thị trường thường xuyên biến động làm ảnh hưởng tới giá Nguyên vật liệu tồn kho dẫn tới ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm và một số chỉ tiêu kinh tế khác.
Xuất phát từ phân tích trên, em thấy việc Công ty lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nói chung và dự phòng giảm giá Nguyên vật liệu nói riêng là rất cần thiết.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập cho từng thứ, từng loại vật tư, hàng hoá sản phẩm tồn kho vào cuối niên độ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính và được ghi vào tài khoản 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”. Mức dự phòng giảm giá này được sử dụng để điều chỉnh giảm trị giá ghi sổ kế toán của hàng tồn kho trên Bảng cân đối kế toán.
Theo qui định của chế độ tài chính hiện hành cho Doanh nghiệp, mức lập các khoản dự phòng hàng tồn kho không được vượt quá số lợi nhuận phát sinh của daonh nghiệp (sau khi đã hoàn nhập các khoản trích lập dự phòng năm trước) với các điều kiện sau:
+ Khi những vật tư, hàng hoá tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính có giá thị trường thấp hơn giá trị trên sổ kế toán.
+ Vật tư hàng hoá là mặt hàng kinh doanh và thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
+ Có chứng từ, hoá đơn hợp lý, hợp lệ hoặc các chứng từ khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho.
Các loại vật tư, hàng hoá tồn kho khi không đủ các điều kiện trên thì không được lập dự phòng.
Doanh nghiệp phải lập Hội đồng để thẩm định mức độ giảm giá vật tư, hàng hoá tồn kho. Hội đồng do Giám đốc thành lập với các thành phần bắt buộc là: Giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng phòng kinh doanh.
Mức dự phòng của từng loại hàng tồn kho có sự giảm giá, được tính theo công thức sau:
Mức dự phòng giảm giá vật tư hàng hoá cho năm kế hoạch
=
Số lượng vật tư hàng hoá tồn kho giảm giá tại thời điểm
cuối năm báo cáo (31/12/….)
x
(Giá ghi trên sổ kế toán - Giá thực tế trên thị trường tại thời điểm cuối năm báo cáo)
* Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Cuối năm tài chính Doanh nghiệp căn cứ vào tình hình giảm giá hàng tồn kho ở thời điểm 31/12 tính toán khoản phải lập dự phòng giảm giá cho hàng tồn kho, so sánh với số đã lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm trước, xác định số chênh lệch phải lập thêm hay giảm đi:
Trường hợp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lần đầu, hoặc số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn năm trước thì số chênh lệch lớn hơn phải lập thêm:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho) Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập:
Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán (chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho)
KẾT LUẬN
Trong điều kiện kinh tế hội nhập như hiện nay, Nhà nước đã cho các doanh nghiệp được quyền tự do kinh doanh, tự do định đoạt công việc của mình, tự sản xuất, tự tìm kiếm thị trường. Nhà nước không còn là người cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệp cũng như không còn là người tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp buộc phải tự đặt ra các chiến lược kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Trong đó lưu chuyển hàng hóa là một điều không thể thiếu đối với một doanh nghiệp thương mại.
Công ty cổ phần cơ điện lạnh Hoàn Kiếm hiện đang có những bước tiến vững chắc trong việc khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Với tiềm lực và khả năng sẵn có như hiện nay, chắc chắn công ty sẽ còn phát triển và lớn mạnh hơn nhiều.
Trong thời gian kiến tập kế toán tại đây, em đã có cơ hội tiếp cận với một môi trường làm việc khoa học và năng động. Đây chính là điều kiện giúp em có thể làm tốt hơn công việc thực tế sau này.
Qua đây em muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo công ty, các cô chú, anh chị trong Phòng Kế toán đã tạo điều kiện kiến tập tốt nhất cho em. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Mai Vân Anh người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình kiến tập và hoàn thành báo cáo kiến tập kế toán của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Ngày 28 tháng 11 năm 2012
Sinh viên