Đặc điểm tổ chức phần hành kế toán tài sản cố định

Một phần của tài liệu Thực trạng tổ chức bộ máy và hệ thống kế toán tại Công ty cổ phần cơ điện lạnh Hoàn Kiếm (Trang 50)

- Tổng số tiền (viết bằng chữ): Một trăm sáu mươi lăm triệu năm trăm nghìn đồng Số chứng từ gốc kèm theo: 01 HĐGTGT

2.3.5.Đặc điểm tổ chức phần hành kế toán tài sản cố định

Tài sản cố định là những tư liệu lao động có gía trị lớn, thời gian sử dụng dài. Khi tham gia vào quá trình sản xuất - kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí kinh doanh và giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng. Đối với Công ty cổ phần cơ điện lạnh Hoàn Kiếm, trong quá trình kinh doanh thì TSCĐ của công ty thường xuyên biến động. Vì vậy để quản lý tốt TSCĐ, kế toán phải thường xuyên theo dõi chặt chẽ TSCĐ về cả giá trị và hiện vật. TSCĐ của công ty bao gồm cả TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình cùng một số tài sản thuê ngoài. TSCĐ hữu hình chủ yếu là các máy móc, thiết bị, nhà xưởng. TSCĐ vô hình là dây chuyền công nghệ sản xuất, quyền sử dụng đất…

Chứng từ kế toán

Hóa đơn mua TSCĐ Biên bản giao nhận TSCĐ Thẻ TSCĐ

Biên bản thanh lý TSCĐ

Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành Biên bản đánh gía lại TSCĐ

Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ

Tài khoản sử dụng:

TK 211: Tài sản cố định hữu hình. Chi tiết

-TK 2112: Nhà cửa, vật kiến trúc -TK 2113: Máy móc, thiết bị -TK 2114: Phương tiện vận tải. -TK 2115: Thiết bị, dụng cụ quản lý.

-TK 2118: Tài sản cố định hữu hình khác. TK 212: Tài sản cố định vô hình

TK 214: Hao mòn TSCĐ

Và các TK liên quan: 241, 341, 331, 111, 133...

Quy trình luân chuyển chứng từ TSCĐ

Mỗi khi có TSCĐ tăng thêm, doanh nghiệp thành lập ban nghiệm thu, kiểm nhận tài sản. Ban này có nhiệm vụ nghiệm thu và cùng với đại diện đơn vị giao TSCĐ lập “biên bản giao nhận TSCĐ”. Biên bản này lập cho từng TSCĐ. Với những TSCĐ cùng loại, giao nhận cùng một lúc, do cùng một đơn vị chuyển giao thì có thể lập chung một biên bản. Sau đó phòng kế toán phải sao cho mỗi đối tượng một bản để lưu vào hồ sơ riêng. Hồ sơ đó bao gồm: Biên bản giao nhận TSCĐ, Bản sao tài liệu kĩ thuật, Hoá đơn, Giấy vận chuyển, bốc dỡ. Phòng kế toán giữ lại làm căn cứ để tổ chức hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết.

Căn cứ vào hồ sơ, phòng kế toán mở thẻ để hạch toán chi tiết TSCĐ theo mẫu thống nhất. Thẻ TSCĐ được lập một bản và để tại phòng kế toán để theo dõi, phản ánh diễn biến phát sinh trong quá trình sử dụng. Toàn bộ thẻ TSCĐ được bảo quản tập trung tại hòm thẻ, trong đó chia làm nhiều ngăn để xếp thẻ theo yêu cầu phân loại TSCĐ, chi tiết theo đơn vị sử dụng và số hiệu tài sản. Mỗi nhóm được lập chung một phiếu hạch toán tăng, giảm hàng tháng trong năm. Thẻ TSCĐ sau khi lập xong phải được đăng kí vào sổ TSCĐ. Sổ này lập chung cho toàn doanh nghiệp một quỷên và cho từng đơn vị sử dụng tài sản cố định mỗi nơi một quyển để theo dõi.

Một phần của tài liệu Thực trạng tổ chức bộ máy và hệ thống kế toán tại Công ty cổ phần cơ điện lạnh Hoàn Kiếm (Trang 50)