Hội thảo đầu bờ Mục đích:

Một phần của tài liệu Cẩm nang khuyến nông của trung tâm khuyến nông đắk lắk (Trang 32)

I. Một số phương pháp cơ bản sử dụng để tập huấn cho nông dân.

2. Hội thảo đầu bờ Mục đích:

- Để phổ biến một cách làm ăn mới hoặc kết quả của một mô hình trình diễn cho nhiều nông dân biết.

- Để thuyết phục nông dân ứng dụng càng nhiều càng tốt.

Nguyên tắc:

- Phải tổ chức ngay tại điểm trình diễn: ruộng, vườn, chuồng, trại...của nông dân.

- Phải do chính người nông dân đó báo cáo giới thiệu quá trình thực hiện mô hình.

- Khuyến nông viên trong hội thảo đầu bờ đóng vai trò hỗ trợ chủ nhân giới thiệu kết quả trình diễn, hướng dẫn để cuộc hội thảo không đi chệch mục tiêu và sẵn sàng trả lời các câu hỏi của những người tham gia.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị

- Căn cứ vào kết quả của mô hình trình diễn, Khuyến nông viên bàn bạc cụ thể với xã và trạm khuyến nông huyện để xây dựng kế hoạch chi tiết.

- Thảo luận chi tiết với hộ nông dân có mô hình dự định đến thăm về:

+ Nội dung cuộc hội thảo đầu bờ. thời gian dự định đến thăm, số lượng người đến thăm...

+ Những thông tin, những số liệu cần trao đổi với đoàn.

+ Cách tiến hành và nhận xét về kết quả đã đạt được qua mô hình.

+ Những phương tiện cần thiết trợ giúp cho chủ nhà dễ dàng trong việc giới thiệu và tiếp đón đoàn.

+ Chuẩn bị kinh phí nếu cần

- Lập kế hoạch chi tiết bằng cách trả lời những câu hỏi sau:

+ Mục đích của cuộc hội thảo đầu bờ là gì?

+ Hộ nông dân nào sẽ tham gia hội thảo đầu bờ? Số lượng bao nhiêu người?

+ Đến thăm mô hình trình diễn về cái gì? Tại hộ nào? + Thời gian tiến hành vào lúc nào thích hợp nhất? + Kinh phí, phương tiện trợ giúp ( loa cầm tay, tranh ảnh, tờ bướm, tài liệu....) và người trợ giúp, người dẫn chương trình cho cuộc hội thảo đầu bờ....?

+ Liệt kê thứ tự tiến hành các công việc.

- Thông báo mục đích, nội dung, thời gian và địa điểm cho các thành viên được mời tham gia trước 1 tuần.

Bước 2: Thực hiện

- Toàn bộ đoàn và chủ hộ tập trung tại địa điểm có mô hình.

- Khuyến nông viên giới thiệu mục đích nội dung và chương trình làm việc.

- Đầu tiên chủ hộ có mô hình giới thiệu toàn bộ nội dung, cách thức tiến hành và nhận xét các kết quả đạt được. Sau đó yêu cầu mọi người dành thời gian quan sát trực tiếp mô hình và chuẩn bị những câu hỏi, những ý kiến nhận xét của mình cho thời gian thảo luận tiếp theo.

- Dành thời gian cần thiết cho các thành viên trong đoàn và chủ mô hình trao đổi, tranh luận và phát biểu nhận xét cảm tưởng của mình. (Khuyến nông viên trợ giúp và trả lời các câu hỏi khi thấy cần thiết cố gắng giúp để chủ hộ điều hành).

- Rút ra kết luận và thống nhất quan điểm.

Bước 3: Tổng kết đánh giá

- Có thể tiến hành đánh giá kết quả cuộc hội thảo đầu bờ ngay tại mô hình.

+ Có bao nhiêu hộ sẽ áp dụng kết quả của mô hình này?

+ Những khó khăn gì khi áp dụng? Và những yêu cầu trợ giúp từ phía Khuyến nông và xã?.

- Kế hoạch triển khai nhân rộng cho các hộ muốn áp dụng.

- Khuyến nông viên xã viết báo cáo kết quả cuộc hội thảo đầu bờ gửi UBND xã và KN huyện.

Mục đích:

- Cung cấp kiến thức và kỹ năng về một chủ đề nào đó cho nông dân.

Nguyên tắc:

- Chủ đề tập huấn đã được xác định theo yêu cầu của bà con nông dân.

- Khi có nhiều nông dân trong vùng muốn áp dụng. - Đối tượng tham gia là những nông dân quan tâm và tự nguyện. Đặc biệt quan tâm tới tỉ lệ giữa nam và nữ. - Người hướng dẫn phải nắm được chủ đề tập huấn.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị

- Báo cáo với xã và bàn với các thôn có nông dân tham dự về kế hoạch tập huấn.

- Lập kế hoạch tập huấn: bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

+ Chủ đề tập huấn là gì? + Tại sao phải tập huấn?

+ Ai tham gia và bao nhiêu người? + Nội dung chi tiết cần tập huấn là gì?

+ Ai là người hướng dẫn chính? Ai là người trợ giúp cho buổi tập huấn?

+ Tập huấn ở đâu?

+ Những dụng cụ, mẫu vật trợ giúp cho tập huấn là những gì? Ai chuẩn bị?

+ Cần kinh phí không? Là bao nhiêu?

- Thông báo tới các thành phần tham dự trước một tuần.

- Chuẩn bị địa điểm, ánh sáng, bàn ghế, bảng và cả hiện trường thực hành trước một ngày.

Bước 2: Tiến hành buổi tập huấn

- Điều khiển buổi học đúng giờ. Trước tiên chào mừng những người tham dự, giới thiệu khách mời. Nói rõ mục đích, nội dung và chương trình buổi học.

- Nếu nông dân từ các thôn đến học, yêu cầu họ tự giới thiệu về mình.

- Trình bày theo tuần tự đã được chuẩn bị trước, kết hợp thuyết trình với tranh ảnh minh họa. Với một âm lượng đủ nghe, rõ ràng và luôn luôn đặt ra những câu hỏi để thu hút sự chú ý của bà con ví dụ như: Bác làm như thế nào? Tại sao?....Sau mỗi ý kiến của bà con nên cám ơn và dưa ra lời khen ngợi hợp lý.

Bà con đóng góp ý kiến về buổi tập huấn: Nội dung có phù hợp không? Về nhà có thể tự làm được chưa? Cần bổ sung chỗ nào?

Một phần của tài liệu Cẩm nang khuyến nông của trung tâm khuyến nông đắk lắk (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w