I. Một số phương pháp cơ bản sử dụng để tập huấn cho nông dân.
5- Phương pháp thuyết trình:
Dùng để giới thiệu một nội dung mới cho học viên.
*Những yếu tố tạo hiệu quả của một bài trình bày: - Nội dung:
+ Phù hợp với mục đích của bài.
+ Rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với người nghe. + Đáp ứng nhu cầu của người nghe.
Cấu trúc một bài thuyết trình
- Giới thiệu: Chủ đề và các nội dung chính.
- Phần chính: Theo trình tự, có chuyển tiếp giữa các nội dung kế tiếp.
- Tóm tắt và kết luận: Rõ ràng, ngắn gọn và thú vị. - Trả lời câu hỏi của người nghe.
Khi truyền đạt: Nói rõ ràng, không vội vã, không rụt rè, lúng túng. Nhấn mạnh các nội dung chính bằng ngữ điệu.
* Ngôn ngữ, cử chỉ: Thân thiện, cuốn hút. Không đi lại quá nhiều, chọn vị trí đứng phù hợp. Lưu ý giữ nét mặt tự nhiên, khống chế các cử chỉ vô thức.
* Sử dụng tài liệu và trang thiết bị hỗ trợ khác nhau: Máy chiếu ảnh, chiếu hình, bảng lật, bảng viết . . . cần được sử dụng hỗ trợ cho bài thuyết trình càng nhiều càng tốt.
* Tạo quan hệ với người nghe:
- Quan sát bao quát toàn lớp, nhắc nhở tế nhị khi có người thiếu tập trung. Chú ý thái độ người nghe, di chuyển về gần người nghe, dùng từ ngữ dí dỏm khi cần thiết. Thay đổi ngữ điệu để cuốn hút người nghe
- Trả lời câu hỏi: Cố gắng lắng nghe và trả lời tất cả các câu hỏi một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, thái độ trả lời lịch sự, khiêm tốn.
II. Các hoạt động khuyến nông. 1. Xây dựng mô hình trình diễn
Mục đích:
Để chứng minh tính hơn hẳn của một kỹ thuật mới so với cái cũ, qua đó thuyết phục nông dân làm theo.
Nguyên tắc:
- Mô hình được đặt tại ruộng vườn của nông dân và do nông thực hiện. Khuyến nông chỉ là người hướng dẫn.
- Kỹ thuật trình diễn phải đơn giản phù hợp với khả năng áp dụng của đại đa số nông dân trong vùng.
- Phải được chuẩn bị chu đáo trước.
Bước 1: Chuẩn bị
- Căn cứ vào kế hoạch khuyến nông của xã, thôn do người dân xây dựng. Khuyến nông viên bàn bạc cụ thể với xã, trưởng thôn, buôn để cùng nhau xây dựng kế hoạch chi tiết.
- Lựa chọn hộ nông dân tham gia và đến tận hộ để thống nhất những nội dung, cách làm, thời gian và thỏa thuận hợp đồng với hộ nông dân.
- Lập kế hoạch chi tiết:
+ Trình diễn cái gì? ( chủ đề trình diễn)
+ Trình diễn để làm gì? ( Nó đem lại lợi ích gì? ) + Khi nào thực hiện?
+ Mô hình sẽ trình diễn ở đâu? Những hộ nào tham gia?
+ Liệt kê thứ tự tiến hành các công việc, những vật tư, phương tiện và kinh phí cần thiết là gì? Số lượng bao nhiêu? Khi nào làm? Ai sẽ chuẩn bị chính? Ai sẽ trợ giúp?
+ Thiết kế mô hình và xây dựng qui trình kỹ thuật thực hiện mô hình.
+ Tập huấn quy trình kỹ thuật và phát tài liệu cho hộ nông dân tham gia mô hình.
- Những ngày đầu triển khai mô hình, Khuyến nông
viên phải có mặt tại hiện trường để hỗ trợ và giám sát việc thực hiện qui trình đã thống nhất ( đã tập huấn) với hộ.
- Thường xuyên tới thăm và cùng với hộ theo dõi, đo đếm và ghi chép các số liệu cần thiết trong mô hình. - Nếu thấy mô hình có triển vọng tốt có thể tổ chức một cuộc hội thảo đầu bờ và mời những nông dân trong vùng đến để thăm và trao đổi.
- Đánh giá sơ bộ, thu thập thêm số liệu để chuẩn bị cho tổng kết, hội thảo và nhân rộng.
Bước 3: Tổng kết đánh giá và nhân rộng
- Gần tới ngày thu hoạch, bàn với chính quyền địa phương tổ chức đánh giá tổng kết, hội thảo đầu bờ để nhân ra diện rộng.
- Thống nhất ngày tháng tổng kết hội thảo mô hình. - Thống nhất thành phần tham gia ( thường mời dại diện UBND xã, các cán bộ đầu ngành, các trưởng thôn, buôn và bà con nông dân quan tâm đến mô hình đó ). - Chuẩn bị một báo cáo tiến trình thực hiện mô hình, kết quả đạt được và phân công các hộ tham gia mô hình báo cáo.
- Tổ chức tổng kết đánh giá và kế hoạch nhân rộng trong thời gian tới.