Các giải pháp nhằm huy động có hiệu quả vốn ODA cho ngành Bưu chính Viễn thông :

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN ODA HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG VIỆT NAM (Trang 38 - 42)

. Năm 2020: Cơ bản hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin quốc

3.2.Các giải pháp nhằm huy động có hiệu quả vốn ODA cho ngành Bưu chính Viễn thông :

b) Tình hình thực hiện các dự án sử dụng nguồn vốn ODA:

3.2.Các giải pháp nhằm huy động có hiệu quả vốn ODA cho ngành Bưu chính Viễn thông :

Bưu chính - Viễn thông :

a) Khó khăn:

Về phía Nhà nước:

* Thủ tục phía Việt Nam và Nhà tài trợ chưa hài hoà, gây vướng mắc khi thực hiện.

* Hướng dẫn của cơ quan Nhà nước chưa cụ thể và chồng chéo làm cho chủ đầu tư phải chỉnh sửa trình đi trình lại nhiều lần gây chậm trễ cho dự án. Cho đến nay, khi Nghị định 17/2001 - CP đã ban hành hơn hai năm nhưng đến nay cơ chế tài chính vẫn tuân theo Nghị định số 90/1998/NĐ - CP ngày 7/11/1998 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài.

Về phía Tổng công ty:

* Hiệu quả sử dụng nguồn vốn chưa cao: hầu hết các Nhà tài trợ song phương khi xem xét cung cấp ODA đều đưa ra điều kiện phải sử dụng tư vấn, đấu thầu và thiết bị cung cấp cho các chương trình, dự án của họ làm cho khả năng kiểm soát của chủ dự án rất khó khăn, chi phí cho các hoạt động tư vấn rất lớn, sự tham gia của tư vấn trong nước chỉ với tư cách là thầu phụ nước ngoài, giá cả thiết bị mua sắm cao ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư.

* Tổ chức quản lý, điều hành, huy động vốn và sử dụng vốn chưa hợp lý, một số khâu của chu kỳ dự án đầu tư còn nhiều bất cập gây nên tình trạng kéo

dài thời gian thực hiện các chương trình dự án dẫn đến tốc độ giải ngân chậm, giảm thời gian ân hạn và hiệu quả đầu tư.

* Chuẩn bị dự án: Việc chuẩn bị dự án còn chậm, chưa đạt mục tiêu đề ra: Báo cáo nghiên cứu khả thi chưa đáp ứng yêu cầu của Nhà tài trợ, thành lập Ban quản lý dự án chậm, Ban quản lý vận hành chậm, . . .

* Huy động ODA của Tổng công ty thường khi có thông báo về định hướng nguồn, Tổng công ty mới xây dựng đề cương để áp nguồn vào. Việc không chủ động về nguồn cho dự án làm cho vùng miền dự án và công nghệ không phù hợp gây chậm trễ trong việc thực hiện sau này do có nguồn nhưng phải điều chỉnh công nghệ và hạng mục thiết bị.

* Ban quản lý dự án thẩm quyền ít ( qua ít nhất 4 cấp ): Ban quản lý dự án được quy định chi tiết chức năng và nhiệm vụ. Tuy nhiên, việc quy định đó chưa thực sự được thực hiện đúng. Trong Nghị định 17/CP có nêu chuẩn bị dự án thành lập Ban chuẩn bị dự án, Ban này sau đó sẽ là Ban quản lý dự án. Nhưng trên thực tế, việc chuẩn bị dự án thường do Chủ đầu tư thực hiện sau đó khi Điều ước quốc tế ODA ký kết, Ban quản lý dự án mới thành lập, hoàn toàn mới với dự án và sau đó Ban này phải chuẩn bị từ đầu, “ học ” lại dự án. * Cho đến nay chúng ta vẫn chưa có bảng tổng kết về dòng tiền - cash flow của Tổng công ty và cũng chưa có một báo cáo hàng năm ( annual report ) và báo cáo tài chính tổng hợp ( financial statement ) của toàn Tổng công ty mà mới chỉ có báo cáo ghép của các đơn vị tập hợp gửi lên. Như vậy, việc tính toán khả năng tài chính của Tổng công ty và tính toán vốn đối ứng cho dự án đối với Nhà tài trợ gặp rất nhiều khó khăn.

* Về đánh giá dự án: Trong hơn 10 năm sử dụng nguồn ODA, chỉ duy nhất có một lần đánh giá hậu dự án, năm 1997 do phía Pháp cử chuyên gia vào đánh giá các dự án ODA Pháp thực hiện từ năm 1990. Từ đó đến nay, hầu hết các dự án ODA cũng như các dự án đầu tư khác đều không đánh giá hậu dự án. Như vậy, không thể xác định được hiệu quả kinh tế, xã hội mà dự án

mang lại cũng như không rút được kinh nghiệm từ những dự án kém hiệu quả để khắc phục những khó khăn thực tế khi xây dựng Báo cáo nghiên cứu khả thi ở những dự án tương tự sau này.

b) Các giải pháp nhằm huy động có hiệu quả vốn ODA cho ngành Bưu chính - Viễn thông : Bưu chính - Viễn thông :

Về phía Nhà nước:

* Hài hoà thủ tục: Đây không phải là vấn đề của Tổng công ty mà là vấn đề mang tính quốc gia. Điều này đòi hỏi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan chức năng Nhà nước Việt Nam trong các cuộc họp với Nhà tài trợ cần phải nêu ra những vướng mắc trong việc chuẩn bị và thực hiện dự án do thủ tục hai bên không phù hợp để phía Việt Nam và phía Bạn cùng xem xét hài hoà thủ tục.

* Hướng dẫn cụ thể của cơ quan quản lý Nhà nước: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý nguồn vốn ODA cần có hướng dẫn cụ thể và tuân theo đúng quy định trong Nghị định của Chính phủ về ODA. Và từ những hướng dẫn cụ thể đó Tổng công ty sẽ có các biện pháp cụ thể để huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA trong công cuộc đầu tư của mình.

Về phía Tổng công ty:

* Nâng cao nhận thức về nguồn ODA, không nên coi đó là nguồn viện trợ không hoàn trả nợ, mà phải xuất phát từ lợi ích quốc gia, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án mang lại để trên cơ sở đó chủ động lựa chọn các dự án tốt đưa vào quy hoạch đăng ký tài trợ hàng năm, từ đó sẽ đưa ra được các giải pháp có tính thiết thực nhằm thực hiện mục tiêu đã đặt ra.

* Chuẩn bị dự án: Một dự án khi chuẩn bị cần có các nội dung chi tiết, cụ thể các nội dung đó phải được xây dựng hợp lý, đầy đủ cơ sở, đảm bảo được tính khả thi cao của dự án, nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các giai đoạn

sau một cách có hiệu quả hơn trên cơ sở thực hiện tốt công tác ở giai đoạn này.

* Thực hiện dự án: Việc thực hiện dự án của các dự án đã đăng ký nguồn có ý nghĩa rất quan trọng đối với vận động xin nguồn của những dự án đang xin nguồn phải tuân thủ nghiêm túc kế hoạch đã được duyệt, kế hoạch phải xây dựng sát với nhu cầu, tránh sửa đổi nhiều gây chậm trễ trong các khâu trình duyệt ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

* Phân cấp mạnh hơn cho cơ quan thực hiện dự án, giảm bớt các cơ quan tham gia quyết định, điều này đòi hỏi Ban quản lý dự án phải được nâng cao năng lực và trách nhiệm để cơ quan chủ quản và chủ đầu tư có thể yên tâm phân cấp mạnh hơn chức năng và quyền hạn cho Ban quản lý dự án. Quản lý dự án là một nghề có tính chuyên nghiệp cao, đòi hỏi cán bộ phải có phẩm chất và chuyên môn nhất định.

* Huy động vốn ODA là một quy trình phức tạp, phải xây dựng một chương trình đào tạo cụ thể để đội ngũ cán bộ chuyên sâu về các kỹ năng như trên để đảm bảo các công đoạn trong quy trình huy động vốn ODA như chuẩn bị dự án, thủ tục đăng ký nguồn đều được thực hiện thuận lợi đúng với tiến độ dự kiến, tránh việc đăng ký nguồn năm này nhưng do dự án không đạt yêu cầu phải đăng ký lại trong nhiều năm tài chính tiếp theo.

* Xây dựng kế hoạch huy động ODA theo từng vùng dự án từ đó xác định được các yếu tố kỹ thuật và công nghệ đặc thù của từng vùng dự án để xác định được hệ thống thiết bị từ đó định hướng chọn Nhà tài trợ phù hợp với công nghệ thiết bị của vùng dự án đó.

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN ODA HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG VIỆT NAM (Trang 38 - 42)