Quy trình huy động vốn ODA của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam :

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN ODA HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG VIỆT NAM (Trang 31 - 32)

. Năm 2020: Cơ bản hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin quốc

b) Quy trình huy động vốn ODA của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam :

* Bước 1: Xây dựng danh mục các chương trình, dự án ưu tiên vận

động và sử dụng ODA: Ban Kế hoạch chủ trì phối hợp cùng với Ban ĐTPT, Ban KTTK - TC, Ban KTTK - TC, Ban Bưu chính, và Ban Viễn thông xem xét, tổng hợp danh mục chương trình, án ưu tiên của các đơn vị, lập thành Danh mục chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA trong 5 năm và hàng năm.

* Bước 2: Tổng công ty trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Bưu chính

Viễn thông Danh mục dự án ưu tiên vận động ODA cho từng giai đoạn.

* Bước 3: Ngay sau khi dự án được đưa vào danh mục ưu tiên của

Chính phủ Việt Nam và được Nhà tài trợ quan tâm, Tổng công ty chuẩn bị Báo cáo nghiên cứu khả thi để làm việc với Nhà tài trợ về nội dung dự án cũng như đáp ứng các yêu cầu đã đề ra của hai bên Việt Nam và Nhà tài trợ. Ngay sau khi có thông báo về chương trình làm việc của Nhà tài trợ, Tổng công ty thành lập tổ công tác chuẩn bị dự án để làm việc với các đoàn công tác của Nhà tài trợ.

* Bước 4: Sau khi Tổ công tác của Tổng công ty làm việc với Nhà tài

trợ đã được chấp nhận về nội dung và mục tiêu của dự án, Tổng công ty và Nhà tài trợ ký Biên bản ghi nhớ. Trên cơ sở kết quản làm việc của Tổng công ty với Nhà tài trợ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký điều ước quốc tế khung về ODA và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho Tổng công ty về chương trình dự án được Nhà tài trợ đồng ý xem xét tài trợ trong từng thời kỳ để tiến hành các bước chuẩn bị tiếp theo.

* Bước 5: Chuẩn bị văn kiện chương trình, dự án ODA: sau 15 ngày

làm việc, kể từ khi nhận được thông báo chính thức từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư về danh mục chương trình dự án ODA đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Nhà tài trợ đồng ý xem xét tài trợ hoặc đã thoả thuận với Nhà tài trợ

trong Biên bản ghi nhớ, Tổng công ty ra quyết định thành lập Ban chuẩn bị chương trình, dự án.

* Bước 6: Thẩm định phê duyệt nội dung chương trình dự án ODA:

sau khi chuẩn bị xong văn kiện chương trình, dự án ODA, Tổng công ty phải trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

* Bước 7: Đàm phán, ký kết, phê chuẩn hoặc phê duyệt điều ước cụ thể

về ODA: Bộ Tài chính được uỷ quyền chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và Tổng công ty đàm phán các điều ước quốc tế cụ thể về ODA vốn vay. Sau khi kết thúc đàm phán, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ duyệt kết quả đàm phán và quyết định người được uỷ quyền thay mặt Chính phủ ký điều ước quốc tế cụ thể về ODA với Nhà tài trợ.

* Bước 8: Sau khi nhận được Nghị định thư vốn vay, Tổng công ty

trình hồ sơ vay vốn sang Bộ Tài chính để Bộ Tài chính có uỷ quyền về ký Hợp đồng nội bộ giữa Tổng công ty ( Ban KTTKTC có thể uỷ quyền cho đơn vị được uỷ quyền làm chủ đầu tư ký ) với đơn vị được Bộ Tài chính uỷ quyền ( Quỹ hỗ trợ phát triển ).

* Bước 9: Ban quản lý dự án ODA: sau 15 ngày quyết định đầu tư

được duyệt, Tổng công ty ( do Ban ĐTPT giới thiệu, Ban TCCB - LĐ trình ) phải ra quyết định thành lập Ban quản lý dự án. Ban quản lý có nhiệm vụ chức năng theo quy định của pháp luật và theo đặc thù của ngành.

2.2.3. Đánh giá thực trạng huy động vốn:

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN ODA HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG VIỆT NAM (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w