1. Công thức nào sau đây là công thức tính công suất? A. t A = P B. P =v.t C. P =A.t D. s t = P
2. Ở nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động như thế nào?
3. Thế năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào của vật?
A. Độ cao, khối lượng riêng. B. Độ cao, thể tích.
C. Độ cao, khối lượng. D. Độ cao, vận tốc.
4. Nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của nó sẽ như thế nào?
A. Lúc đầu lớn, sau nhỏ. B. Lúc đầu nhỏ, sau lớn.
C. Càng nhỏ. D. Càng lớn.
5. Tại sao quả bóng bay được bơm căng, dù dược buộc thật chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?
A. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách, nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.
B. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.
C. Vì cao su là chất đàn hồi, nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại. D. Vì không khí nhẹ, nên nó có thể chui qua chổ buộc ra ngoài.
6. Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật tăng lên?
A. Khối lượng. B. Nhiệt độ.
C. Trọng lượng. D. Cả khối lượng và
trọng lượng.
II. Tự luận: (7.0 điểm)
7. Hãy phát biểu định luật về công.
8. Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng? Lấy ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.
9. Để cày một sào đất, người ta dùng trâu cày thì mất 2h, nhưng nếu dùng máy Bông Sen thì chỉ mất 20 phút. Hỏi trâu hay máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?
10. Tại sao nồi xoong thường làm bằng kim loại còn bát đĩa thường làm bằng sứ?
---HẾT---
B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM.
I. Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: (3.0 điểm)
CÂU 1 2 3 4 5 6
ĐÁP ÁN
ĐÚNG A B C D A B
II.Tự luận(7.0 điểm)
7. (1.5 điểm)
Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
8. (1.5 điểm)
- Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng: + Thực hiện công.
+ Truyền nhiệt. - Ví dụ minh hoạ:
+ Thực hiện công: Ta cọ xát đồng xu thì đồng xu sẽ nóng lên.
+ Truyền nhiệt: Thả đồng xu vào cốc nước nóng thì đồng xu cũng nóng lên. 9.(2.0 điểm) Tóm tắt: Giải: tT = 2h tM = 20ph = 1 3h M =? T P P
- Cùng cày một sào đất nghĩa là công thực hiện của trâu và của máy cày là như nhau.
- Công suất của máy cày là:
M 3 1 3 M A A A t = = = P (1)
- Công suất của trâu là: T 2 T A A t h = = P (2) - Lấy (1) : (2) ta được: M T 3 : 6 2 A A = = P P ⇔PM =6PT
Vậy máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 6 lần. 10.(2.0 điểm)
Nồi xoong thường làm bằng kim loại vì KL dẫn nhiệt tốt nên nấu thức ăn nhanh chín.Còn bát đĩa thường làm bằng sứ vì sứ dẫn nhiệt kém nên khi nhiệt từ thức ăn truyền ít đến tay ta khi bưng.
*******************************
Tiết 30: CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG
Ngày soạn: 29/3/2013 Ngày dạy:2/4/2013
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Kể được tên các yếu tố quyết định độ lớn của một vật thu vào để nóng lên.
Viết được công thức tính nhiệt lượng, đơn vị các đại lượng. 2. Kĩ năng:
Phân tích được bảng kết quả thí nghiệm 3. Thái độ:
Yêu thích môn học, cẩn thận.
II/ Chuẩn bị:
1 Giáo viên:
Kết quả của các bảng kết quả 2. Học sinh:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của hs cho bài mới 3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1:
Tìm hiểu nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào yếu tố nào: GV: Nhiệt lượng vật cần thu vào để làm vật nóng lên phụ thuộc vào yếu tố nào?
HS: 3 yếu tố: - Khối lượng vật. - Độ tăng t0 vật
- Chất cấu tạo nên vật
GV: Để kiểm tra xem nhiệt lượng thu vào để làm vật nóng lên có phụ thuộc vào 3 yếu tố trên không ta làm cách nào?
HS: Trả lời
GV: Làm TN ở hình 24.1 sgk HS: Quan sát
GV: Em có nhận xét gì về thời gian đun? Khối lượng nước? nhiệt lượng? HS: Trả lời
GV: Quan sát bảng sgk và cho biết yếu tố nào giống nhau, yếu tố nào khác nhau, yếu tố nào thay đổi?
HS: ∆t = nhau; t1 # t2
GV: Em có nhận xét gì về mối quan hẹ giữa nhiệt lượng thu vào và khối lượng của vật?
HS: Khối lượng càng lớn thì nhiệt lượng thu vào càng lớn.
GV: Cho hs thảo luận về mqh giữa nhiệt lượng thu vào và độ tăng nhiệt độ
GV: Ở TN này ta giữu không đổi những yếu tố nào?
HS: Khối lượng, chất làm vật
GV: Làm TN như hình 24.2. Ở TN này ta phải thay đổi yếu tố nào?
HS: Thời gian đun.
GV:Quan sát bảng 24.2 và hãy điền vào ô cuối cùng?
HS: Điền vào