Phương pháp tự học

Một phần của tài liệu dạy học tổ hợp theo thuyết kiến tạo (Trang 38 - 41)

1.8.4.1. Ý nghĩa

Trong xã hội hiện đại ngày nay với ự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự phát triển của khoa học công nghệ, việc chuẩn bị cho học sinh thích ứng với xã hội đó là rèn luyện cho học có năng lực để học tập suốt đời. Kiến thức của nhân loại là vô tận, khơng ai có thể dạy và học được tất cả. Nhà trường cũng chỉ trang bị những kiến thức cơ bản, còn người học phải tự biết cách học các tri thức trong cuộc sống sau này của họ.

1.8.4.2. Cơ sở khoa học

Con người chỉ tư duy khi có nhu cầu. Do vậy người thầy phải biết kích thích được sự ham hiểu biết, sự hứng thú trong học tập, phải dạy cho học sinh cách học hơn là chỉ cung cấp kiến thức.

Những kết quả nghiên cứu về giáo dục cho thấy: Sẽ đem lại kết quả giáo dục cao hơn nếu quá trình đào tạo được biến thành quá trình tự đào tạo, quá trình giáo dục biến thành quá trình tự giáo dục.

1.8.4.3. Khái niệm

Quá trình tự học xuất phát từ nhu cầu nhận thức, chủ thể dựa vào các phương tiện nhận thức, tự nhận thức được, tiếp thu được kiến thức nào đấy.

Phương pháp dạy học tự học là cách thức tác động của thầy giáo vào quá trình tự học của học sinh.

1.8.4.4. Các hoạt động tự học

- Hoạt động làm mẫu:

Người thầy hướng dẫn tại lớp cách học, cách ghi chép một bài, một vấn đề trong sách giáo khoa có thể làm mẫu về cách tìm phương pháp giải bài tốn, khai thác bài toán… Hoạt động rèn luyện kỹ năng dạy học cho học sinh như đào sâu suy nghĩ bài toán, khai thác bài toán, tự tổng kết, biến ghi chép, kỹ năng tư duy phê phán.

- Hoạt động giao lưu giữa thầy và trò, giữa trò và trò để hiểu rõ ý từ trong từng câu chữ, từng đoạn trong sách giáo khoa, trong tài liệu tham khảo.

- Giáo viên cần đặt ra các câu hỏi (sau khi cho học sinh tự đọc một vấn đề) để đánh giá được nhận thức của học sinh.

Tiểu kết chương 1

Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận của lý thuyết kiến tạo ta nhận thấy một số đặc điểm sau:

- Lý thuyết kiến tạo đã làm rõ bản chất của việc học sinh chính là q trình đồng hoá và điều ứng các kiến thức và kỹ năng đã có của học sinh, chính dựa vào cơ sở khoa học này, vận dụng vào việc dạy học sẽ đạt hiệu quả cao. Do đó, tri thức của học sinh là do chính bản thân cá nhân họ xây dựng nên theo hướng tích cực hố người học, học sinh không phải tiếp thu một cách thụ động mà chủ động tích cực, tự đặt mình vào mơi trường học tập tích cực. Học sinh khơng phải hồn tồn tiếp thu một cách thụ động từ phía giáo viên.

- Lý thuyết kiến tạo đã thể hiện sự coi trọng phát triển tư duy của học sinh trong quá trình học tập. Đây chính là đặc điểm chúng ta có thể khai thức và áp dụng đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng việc dạy và học.

- Cũng như phương pháp dạy học khác, lý thuyết kiến tạo nếu áp dụng trong dạy học cũng có những ưu và khuyết điểm. Do đó khi giảng dạy người giáo viên cần phải phối hợp các phương pháp dạy học khác phù hợp với quan điểm kiến tạo nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

- Lý thuyết kiến tạo cũng khẳng định vai trò rất quan trọng của người giáo viên, đó chính là người trọng tài cố vấn, là người tạo lập môi trường học tập, người tổ chức, điều khiển quá trình nhận thức của học sinh.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu dạy học tổ hợp theo thuyết kiến tạo (Trang 38 - 41)