Một số kiến nghị, đề xuất nhằm tăng cƣờng vai trò quản lý đầu tƣ công

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước đối với đầu tư công ở Việt Nam (Trang 106)

đƣợc điều đó thì Nhà nƣớc cần phải có những chính sách thu hút đầu tƣ, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp, đơn vị ngoài Nhà nƣớc tham gia vào đầu tƣ thúc đẩy sản xuất kinh doanh, trong đó đặc biệt chú ý đến việc giảm thiểu các thủ tục hành chính – một nút thắt tăng trƣởng của nền kinh tế Việt Nam những năm vừa qua . Trong thời gian qua, việc rà soát thủ tục hành chính của các Bộ , ngành, địa phƣơng theo Đề án 30 của Thủ tƣớng Chính phủ (Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 10/1/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nƣớc giai đoạn 2007-2010) đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ . Theo tổng hợp tại một hội thảo mới đây do Văn phòng Chính phủ tổ chức , trong tổng số 5.565 thủ tục hành chính đƣợc rà soát, các Bộ, ngành đã kiến nghị bãi bỏ, hủy bỏ 453 thủ tục, sửa đổi bổ sung 3.749 thủ tục; thay thế 288 thủ tục. Tỷ lệ kiến nghị đơn giản hóa trung bình của các địa phƣơng đạt 66%. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, thủ tục hành chính hiện vẫn còn nhiều phiền hà, phức tạp, gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, làm lỡ cơ hội đầu tƣ và cản trở sức sản xuất của các thành phần kinh tế. Do vậy, vai trò của Chính phủ trong thời gian tới phải tiếp tục tăng cƣờng đầu tƣ vào các dự án đơn giản hóa các thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho sự phát triển của Việt Nam những năm tiếp theo.

- Tăng cƣờng quản lý nguồn vốn đầu tƣ tại các DNNN.

DNNN là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam trong cơ cấu các thành phần kinh tế ở Việt Nam. Với mục tiêu giữ vững vị trí chủ đạo của khu vực kinh tế Nhà nƣớc, việc quản lý đầu tƣ các DNNN Việt Nam trong thời gian tới càng cần đƣợc tăng cƣờng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này, tránh tình trạng đầu tƣ dàn trải gây thất thoát lãng phí vốn Nhà nƣớc và sự độc quyền quá mức gây méo mó thị trƣờng và hạn chế sự công bằng đối với các doanh nghiệp khác nhƣ đã diễn ra trong thời gian qua.

3.3. Một số kiến nghị, đề xuất nhằm tăng cƣờng vai trò quản lý đầu tƣ công của Nhà nƣớc Nhà nƣớc

Để nâng cao hiệu quả quản lý đầu tƣ công thì trƣớc tiên phải đổi mới công tác xây dựng chính sách đầu tƣ công vì đây là cơ sở, là định hƣớng của mọi hoạt động đầu tƣ của Nhà nƣớc. Chính sách đầu tƣ công đúng đắn và phù hợp với thực tiễn sẽ góp phần làm nền kinh tế phát triển, tránh lệch hƣớng, đầu tƣ sai, gây lãng phí thời gian và nguồn lực của Nhà nƣớc. Chính sách đầu tƣ công đƣợc cụ thể hóa qua các hoạt động quy hoạch, kế hoạch, phân cấp và quản lý phân bổ vốn đầu tƣ. Cần tập trung vào một số giải pháp sau:

Hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch để đảm bảo công tác quy

hoạch đầu tư theo hướng phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, từng ngành, gắn với mục tiêu phát triển và hiệu quả kinh tế.

Một là, đổi mới và hoàn thiện nội dung và phƣơng pháp lập quy hoạch, thực hiện rà soát, bổ sung, cập nhật và hiệu chỉnh các quy hoạch đã đƣợc duyệt để làm cơ sở cho công tác quản lý quy hoạch, phù hợp với điều kiện kinh tế nƣớc ta và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Về mặt nội dung, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng phải thể hiện đƣợc ý đồ phát triển của cả nƣớc trên vùng. Quy hoạch tỉnh phải thể hiện Quy hoạch vùng trên địa bàn tỉnh. Trong quy hoạch phải thể hiện đầy đủ các phân tích đánh giá các yếu tố và điều kiện phát triển, xác định những lợi thế so sánh của vùng, tỉnh, trong đó đặc biệt chú ý đến việc phân tích giá trị của vị trí địa lý và mối quan hệ liên vùng, liên tỉnh, phân tích, đánh giá hệ thống kết cấu hạ tầng và hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội và điểm xuất phát của nền kinh tế. Trên cơ sở đó, có thể đƣa ra các mục tiêu và hƣớng phát triển chủ yếu các ngành, lĩnh vực (nhất là các ngành, lĩnh vực chủ lực) và phát triển theo lãnh thổ và đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách thực hiện quy hoạch nhƣ: 1)Luận chứng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lựa chọn cơ cấu đầu tƣ; 2)Luận chứng phƣơng hƣớng phát triển các ngành - sản phẩm và lĩnh vực mũi nhọn, chủ lực. 3)Phƣơng hƣớng và chính sách phát triển khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực. 4) Phƣơng hƣớng và chính sách bảo vệ môi trƣờng. 5)Giải pháp huy động vốn, mở rộng thị trƣờng, hội nhập quốc tế để thực hiện quy hoạch.

Về mặt phƣơng pháp, đối với các quy hoạch “cứng” tức là quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, quy hoạch đô thị gắn với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì quy hoạch phải có tầm nhìn dài hạn, cụ thể, rõ ràng, để mọi bộ, ngành, địa phƣơng tuân theo, tránh tình

trạng phá vỡ quy hoạch, quy hoạch đi sau thực tế, phải sửa đổi quy hoạch, gây tốn kém lãng phí vốn Nhà nƣớc. Để làm tốt quy hoạch loại này thì cần thực hiện một số việc sau: 1) Thi đồ án quy hoạch để tìm ra phƣơng án tốt nhất, trong đó mở rộng đối tƣợng tham gia thiết kế đồ án quy hoạch. 2) Trƣng bày rộng rãi để lấy ý kiến của ngƣời dân. 3)Có phƣơng án thông tin và dự báo về tình hình phát triển của mô hình đô thị trong tƣơng lai. Dự báo không chỉ dừng ở định hƣớng mà cần có những đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách cụ thể.

Quy hoạch "mềm" là quy hoạch cho sản xuất của các ngành thì chỉ nên định hƣớng nhu cầu và gắn với thị trƣờng để cho các thành phần kinh tế tự cân nhắc đầu tƣ khi thấy có lợi (trừ một số dự án trọng điểm cấp quốc gia). Với loại quy hoạch này thì cần tạo điều kiện cho các địa phƣơng chủ động thực hiện các biện pháp nhằm khuyến khích, thu hút đầu tƣ ngoài Nhà nƣớc. Trong một số trƣờng hợp cần thiết, có thể chia sẻ các cơ sở vật chất giữa các tỉnh, các khu vực với nhau để có thể thu hút tốt hơn đầu tƣ nƣớc ngoài, đặc biệt là các dự án ODA. Trên bình diện cả nƣớc, Việt Nam phải có quy hoạch đầu tƣ toàn quốc, thống nhất và liên kết với nhau để có cơ chế điều phối tốt hơn về nguồn vốn. Đối với các quy hoạch phát triển ngành đã có, phải thƣờng xuyên thực hiện các rà soát, bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới. Các quy hoạch phát triển ngành, các sản phẩm chủ lực cần cân nhắc kỹ hiệu quả kinh tế, dự báo các yếu tố đầu vào, đầu ra cả trong nƣớc và ngoài nƣớc. Kết hợp giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành với quy hoạch xây dựng và sử dụng đất, nhất là sử dụng đất ven đô thị, ven đƣờng giao thông, đất khu công nghiệp, nhanh chóng khắc phục tình trạng quy hoạch "treo".

Khi xây dựng quy hoạch đầu tƣ, chú ý xác định thứ tự ƣu tiên đối với các dự án đầu tƣ: Xác định hạng mục đầu tƣ có lợi ích lớn nhất (có cân nhắc sự hài hòa giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội); Xác định và nâng cao chất lƣợng đầu tƣ chứ không chỉ là số lƣợng các công trình. Trong quy hoạch ngoài định hƣớng về tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải hình thành các chƣơng trình, dự án đầu tƣ trọng điểm và chỉ rõ phần trách nhiệm của Nhà nƣớc, trách nhiệm của doanh nghiệp và cộng đồng thì quy hoạch mới đủ điều kiện thực thi. Ngoài ra, cần tranh thủ sự tham gia ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nƣớc, các nhà khoa học tham gia xây dựng quy hoạch và ý kiến của ngƣời

Hai là, chấn chỉnh công tác lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch ở tất cả các ngành, các cấp. Để làm tốt công tác này, cần tăng cƣờng cả về số lƣợng và chất lƣợng của đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch từ Trung ƣơng đến địa phƣơng để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng lập, thẩm định và quản lý quy hoạch. Tổ chức tốt việc thẩm định các dự án quy hoạch, nâng cao hơn nữa tính kết nối giữa các loại quy hoạch ngành và vùng, quy hoạch các tỉnh trong vùng.. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát cộng đồng đối với công tác quy hoạch, nhất là thực hiện việc công khai các dự án quy hoạch.

Ba là, áp dụng các phƣơng pháp quy hoạch tiên tiến của các quốc gia phát triển vào thí điểm ở một số thành phố của Việt Nam. Hiện nay Việt Nam áp dụng phƣơng pháp lập quy hoạch tổng thể cho các chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội 5 năm, 10 năm. Đây là phƣơng pháp quy hoạch dựa trên luận chứng phát triển kinh tế xã hội và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế xã hội hợp lý theo lãnh thổ. Tuy nhiên, trong điều kiện cho phép, có thể áp dụng phƣơng pháp quy hoạch đô thị hợp nhất – là phƣơng pháp tiên tiến mà hầu hết các quốc gia phát triển sử dụng kể từ năm 2000 trở lại đây cho việc phát triển các đô thị lớn ở nƣớc ta, nhất là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, từ đó có kế hoạch đầu tƣ phù hợp.

Quy hoạch đô thị hợp nhất là quy hoạch sử dụng đất của các địa điểm khác nhau nằm kề cận nhau giữa địa điểm này với địa điểm khác, hợp nhất các loại sử dụng đất khác nhau, hợp nhất không gian ở cả 3 cấp: phƣờng, quận và thành phố với mục đích là đảm bảo môi trƣờng sống an toàn cả ngày và đêm, khoảng cách đến chỗ làm việc ngắn, giảm bớt việc đi lại và vận chuyển (cơ cấu đô thị hợp lý), hỗ trợ tốt cho các cửa hàng và các tiện ích khác. Quy hoạch đô thị hợp nhất đƣa ra cơ sở cho các quyết định về đầu tƣ công trên các mặt nhƣ: Đầu tƣ bao nhiêu (Điều này phụ thuộc vào độ tin cậy sự chẩn đoán), đầu tƣ ở đâu (quyết định vào địa điểm đầu tƣ mới), khi nào (quyết định đúng thời gian đầu tƣ), cho ai (quyết định nhóm mục đích) và với giá nào (quyết định về nguồn lực cấp cho dự án).

Để thực hiện quy hoạch hợp nhất thì phải đảm bảo các nguồn lực cung cấp sẵn sàng và thiết lập đƣợc các ƣu tiên cần thiết, đồng thời thỏa mãn các điều kiện cụ thể nhƣ: Kết nối giữa trách nhiệm quy hoạch và trách nhiệm thực hiện; Phối hợp giữa quy hoạch và thực hiện ở các cấp khác nhau: quốc gia, vùng và địa phƣơng; Phối hợp giữa quy hoạch và bố trí nguồn lực. Trong khuôn khổ pháp luật hiện hành, có thể ứng dụng phƣơng

pháp quy hoạch đô thị hợp nhất ở nƣớc ta theo cách tiếp cận là tích hợp nhu cầu không gian của quy hoạch kinh tế (công nghiệp, thƣơng mại - dịch vụ), quy hoạch xã hội (nhà ở, các công trình phục vụ công cộng nhƣ y tế, giáo dục...), quy hoạch bảo vệ môi trƣờng (không gian mở, cây xanh, mặt nƣớc...), quy hoạch cơ sở hạ tầng (giao thông, các tiện ích công cộng) ... vào chính bản quy hoạch chung xây dựng đô thị để có bản quy hoạch sử dụng đất sát với yêu cầu của cuộc sống đang thay đổi rất nhanh trong xu thế toàn cầu hóa.

Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa.

Trong những năm vừa qua, để đạt mục tiêu tăng trƣởng trong từng thời kỳ nhất định, Việt Nam đã thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm. Đây cũng là cơ sở để Việt Nam xây dựng các chƣơng trình đầu tƣ công cộng nhƣ đã nêu. Chính vì vậy, việc đổi mới và hoàn thiện công tác kế hoạch hóa có tác động trực tiếp tới việc xây dựng và thực hiện có hiệu quả các dự án đầu tƣ công nói chung, nâng cao chất lƣợng công tác quản lý đầu tƣ công nói riêng.

Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế nƣớc ta đã chuyển sang cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa thì đòi hỏi phải có sự đổi mới một cách căn bản từ tƣ duy đến qui trình và phƣơng pháp lập kế hoạch. Mục đích và yêu cầu của đổi mới công tác lập kế hoạch là khai thác, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực cho nền kinh tế nhiều thành phần trên cơ sở kế hoạch định hƣớng gián tiếp với hệ thống cơ chế chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp và cơ chế kế hoạch định hƣớng theo kết quả đầu ra.

Để đáp ứng các mục đích yêu cầu đổi mới, việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong nền kinh tế thị trƣờng phải quán triệt các nguyên tắc sau đây:

Nguyên tắc tập trung dân chủ: Bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa qui trình từ trên xuống và qui trình từ dƣới lên trong quá trình xây dựng kế hoạch.

Tính tập trung thể hiện ở các mặt: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc phải đƣợc xây dựng trên cơ sở quan điểm chính trị và mục tiêu kinh tế xã hội do Đảng và Nhà nƣớc đề ra qua các Nghị quyết Đại hội Đảng và của Quốc hội. Kế hoạch cấp dƣới không đƣợc phá vỡ khung tổng thể của kế hoạch cấp trên. Chính phủ thông qua các cơ quan kế hoạch để thực hiện chức năng định hƣớng, hình thành khung vĩ mô, các chỉ tiêu định hƣớng và cân đối cơ bản của nền kinh tế trong thời kỳ kế hoạch, đƣa ra các chƣơng

trình và chính sách phát triển, điều tiết và khuyến khích các thành phần kinh tế thực hiện theo định hƣớng chung.

Tính dân chủ thể hiện ở các mặt: Huy động sự tham gia của các chủ thể trong xã hội và của cộng đồng dân cƣ vào xây dựng và thực thi kế hoạch. Tranh thủ sự tham gia của khu vực tƣ nhân trong công tác kế hoạch hoá, biến kế hoạch trở thành một cam kết đồng thuận giữa tất các các bên hữu quan: Nhà nƣớc, các tổ chức xã hội đoàn thể, doanh nghiệp và ngƣời dân. Tính dân chủ còn đƣợc thể hiện ở sự độc lập tƣơng đối giữa kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cả nƣớc với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành.

Nguyên tắc thị trường: Tôn trọng các qui luật của thị trƣờng và quyền sở hữu tƣ nhân. Không can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tranh thủ tối đa sự điều tiết bằng cách sử dụng các công cụ của thị trƣờng. Mọi can thiệp mang tính bắt buộc đều phải trên cơ sở tuân thủ luật pháp hiện hành.

Nguyên tắc linh hoạt mềm dẻo: Kế hoạch đã xây dựng phải đƣợc điều chỉnh một cách linh hoạt theo sự thay đổi của các biến số đã giả định; các chỉ tiêu kế hoạch nên xác định trong một khoảng chứ không phải một con số cứng nhắc; coi việc xác định các chỉ tiêu tƣơng đối phản ánh xu thế quan trọng hơn các chỉ tiêu tuyệt đối.

Nguyên tắc bền vững: Kế hoạch xây dựng phải đảm bảo tính bền vững, thể hiện trên ba khía cạnh: Bền vững về kinh tế vĩ mô: sự ổn định của các cân đối lớn. Bền vững về xã hội: công bằng, bình đẳng, quan tâm đến con ngƣời, dân tộc, tôn giáo,... Bền vững về môi trƣờng: giảm thiểu ô nhiễm; đảm bảo việc khai thác tài nguyên phục vụ cho lợi ích của thế hệ hôm nay không làm phƣơng hại đến lợi ích môi trƣờng của thế hệ mai sau.

Với các mục đích yêu cầu và các nguyên tắc trên, việc xây dựng kế hoạch cần đƣợc hoạch định trên phƣơng diện tổng thể, xác định các mục tiêu và các giải pháp, chính sách cần thiết nhằm đảm bảo các cân đối kinh tế để sử dụng tổng hợp các nguồn lực, phát huy hiệu quả tổng thể kinh tế xã hội, thúc đẩy tăng trƣởng nhanh và bền vững. Kế hoạch phát

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước đối với đầu tư công ở Việt Nam (Trang 106)