Các quan điểm cụ thể

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước đối với đầu tư công ở Việt Nam (Trang 102)

- Nhà nƣớc phải đảm bảo tính thống nhất về mục tiêu đầu tƣ công là duy trì sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, đem lại phúc lợi xã hội lớn nhất cho đông đảo quần chúng nhân dân chứ không phải cho một nhóm lợi ích nào đó của nền kinh tế.

Đầu tƣ công là hoạt động mang tính đặc thù vì nó là công cụ của một cơ quan quyền lực cao nhất và duy nhất đại diện cho lợi ích của đông đảo quần chúng nhân dân là Nhà nƣớc. Vì vậy các dự án đầu tƣ công phải đƣợc thực hiện trên cơ sở tối ƣu hóa độ thỏa mãn của một lƣợng lớn nhất quần chúng nhân dân, duy trì các phúc lợi xã hội cơ bản nhƣ: chăm sóc y tế, đƣờng giao thông đi lại, khả năng tiếp cận với thông tin và các dịch vụ

giáo dục đào tạo phổ thông. Mặt khác, chỉ có Nhà nƣớc với tiềm lực tài chính to lớn mới có thể đủ sức chống đỡ và khắc phục những giai đoạn nền kinh tế khó khăn nhƣ khủng hoảng, suy thoái (thông qua các biện pháp nhƣ kích cầu sản xuất, tiêu dùng và đầu tƣ). Trên cơ sở đó, Nhà nƣớc duy trì đƣợc sự ổn định kinh tế xã hội và niềm tin của ngƣời dân đối với đƣờng lối phát triển của Nhà nƣớc.

Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế Việt Nam đã và đang bƣớc vào giai đoạn mở cửa và hội nhập sâu rộng, nguy cơ bất ổn định về tài chính tiền tệ và sự giãn rộng khoảng cách thu nhập giữa các nhóm đối tƣợng ngày càng lớn thì vai trò của đầu tƣ công nhằm duy trì sự ổn định của nền kinh tế cũng nhƣ các điều kiện phúc lợi xã hội cơ bản cho ngƣời dân lại càng phải đƣợc coi trọng hơn bao giờ hết. Nhà nƣớc phải thực sự là Nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân, hoạt động vì lợi ích của đông đảo quần chúng nhân dân. Thông qua đầu tƣ công, Nhà nƣớc đứng ra thực hiện công bằng xã hội, tránh việc đem lại đặc quyền, đặc lợi cho một nhóm đối tƣợng nào đó.

- Nhà nƣớc bằng công cụ pháp luật phải đảm bảo đầu tƣ công là cơ sở cho sự phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho việc thu hút các nguồn vốn đầu tƣ khác, tránh những can thiệp gây hạn chế đầu tƣ, làm méo mó thị trƣờng.

Nhƣ đã nêu ở phần lý thuyết, vốn đầu tƣ công đƣợc dùng để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng và kiến trúc thƣợng tầng nhằm phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, làm cơ sở để thu hút các nguồn vốn khác tham gia vào quá trình đầu tƣ. Nhƣ vậy, vai trò của Nhà nƣớc trong quản lý đầu tƣ công phải đảm bảo cho nguồn vốn này đầu tƣ có hiệu quả, ví dụ đầu tƣ vào xây dựng hệ thống đƣờng giao thông nông thôn, tạo điều kiện cho giao thƣơng buôn bán giữa các vùng, miền, thúc đẩy kinh tế tƣ nhân phát triển hoặc đầu tƣ xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất ở các địa phƣơng nhằm thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, giải quyết việc làm cho lao động địa phƣơng sở tại. Tuy nhiên, đầu tƣ của Nhà nƣớc phải tránh sự độc quyền quá mức trong nhiều ngành, lĩnh vực, gây nên sự bất bình đẳng trong cạnh tranh giữa khu vực Nhà nƣớc với các khu vực kinh tế khác, làm hạn chế khả năng tiếp cận của ngƣời dân đối với các dịch vụ cấp cao (nhƣ sự độc quyền trong lĩnh vực viễn thông trƣớc đây).

- Đầu tƣ của Nhà nƣớc phải đảm bảo duy trì đƣợc vai trò chủ đạo của khu vực Nhà nƣớc trong sự phát triển chung của nền kinh tế nhằm giữ vững định hƣớng xã hội chủ

nghĩa nhƣng vẫn không trái với các quy định và thông lệ quốc tế về đầu tƣ mà Việt Nam là thành viên.

Cùng với sự lớn mạnh của khu vực kinh tế tƣ nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thì quy mô vốn của khu vực Nhà nƣớc trong tổng đầu tƣ toàn xã hội sẽ giảm dần. Tuy nhiên, vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc vẫn phải đƣợc duy trì trong các lĩnh vực nhƣ xây dựng thể chế và tăng cƣờng năng lực của cán bộ làm công tác quản lý và đầu tƣ vào một số ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chất quan trọng quyết định đối với nền kinh tế nhằm duy trì vị trí số một của Nhà nƣớc nhƣ sản xuất điện, nƣớc, khai thác dầu khí…v..v. Hiện nay, Việt Nam đang duy trì thƣơng mại Nhà nƣớc trong 6 lĩnh vực (dầu thô; xăng dầu; máy bay & phụ tùng; băng đĩa hình, sách báo, tạp chí; thuốc lá, xì gà) cũng là nhằm mục tiêu duy trì vị trí và vai trò của khu vực Nhà nƣớc trong các ngành này, tránh sự nhiễu loạn đối với nền kinh tế.

3.2.2. Định hướng về quản lý đầu tư công trong giai đoạn sắp tới.

Với những quan điểm nêu trên thì định hƣớng về quản lý, sử dụng và phân bổ vốn đầu tƣ công trong giai đoạn sắp tới sẽ là:

- Tiếp tục đầu tƣ nhằm phát triển hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng trong các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế trong đó đặc biệt chú ý đến việc phát triển hạ tầng giao thông, năng lƣợng và hạ tầng viễn thông.

Sự yếu kém của hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào là một nút thắt của tăng trƣởng kinh tế Việt Nam trong nhiều năm vừa qua, là nhân tố chủ yếu gây tâm lý lo ngại của các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Thông thƣờng các nhà đầu tƣ tính toán, thực hiện tiến độ xây dựng công trình dự án theo tiến độ xây dựng công trình hạ tầng ngoài hàng rào, đặc biệt là hệ thống cấp điện, nƣớc, đƣờng giao thông, cảng biển phục vụ nhu cầu sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa để tránh tình trạng công trình dự án xây dựng xong không đƣa vào vận hành đƣợc do hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào không đáp ứng yêu cầu. Nhƣng hệ thống kết cấu hạ tầng ở Việt Nam hiện nay, ngay cả tại các khu kinh tế mới, hiện đại nhƣ Chân Mây, Nhơn Hội, Nam Phú Yên… phát triển quá chậm so với nhu cầu đầu tƣ phát triển các dự án. Do thiếu cơ sở hạ tầng bến cảng , mỗi năm Việt Nam tiêu tốn khoảng 1,7 tỷ USD do các công ty phải trung chuyển hàng hóa qua Hồng Kông và Singapore. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu điện cho sản xuất cũng là một nút thắt của

phát triển. Do công suất điện của các nhà máy hiện tại của Việt Nam chƣa đủ cung cấp điện cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, lại phụ thuộc vào thời tiết nên phải cắt điện luân phiên, cắt điện dài ngày khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn không nhỏ trong việc điều hành và hoàn thành kế hoạch sản xuất. Để khắc phục những vấn đề này, tạo điều kiện cho sự phát triển của Việt Nam trong những năm tiếp theo, Nhà nƣớc bằng nguồn vốn công phải tập trung đầu tƣ cho lĩnh vực phát triển hạ tầng và có các cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế khác cùng tham gia đầu tƣ.

- Tiếp tục phân cấp đầu tƣ cho các địa phƣơng đi liền với nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch và kiểm tra, giám sát. Yêu cầu các địa phƣơng tăng cƣờng quản lý và bố trí vốn tập trung, ƣu tiên cho các công trình, dự án sắp hoàn thành, bảo đảm tiến độ và chất lƣợng công trình.

Phân cấp quản lý đầu tƣ là một bƣớc trong dân chủ hóa công tác quản lý kinh tế, là nhiệm vụ tất yếu của quá trình phát triển kinh tế. Để phân cấp quản lý đầu tƣ có hiệu quả thì nó phải đƣợc thực hiện theo lộ trình nhất định và phải đƣợc gắn kết với các hoạt động khác nhƣ công tác quy hoạch và kiểm tra, giám sát. Nhƣ đã phân tích, việc phân cấp quản lý đầu tƣ cho các địa phƣơng ở Việt Nam trong những năm vừa qua tuy đã đạt đƣợc những kết quả nhất định trong giải ngân và thu hút vốn đầu tƣ nhƣng vẫn tồn tại nhiều hạn chế nhƣ: sự tách rời giữa quyền và lƣợng vốn đầu tƣ nắm giữ, khả năng vƣợt thẩm quyền trong phân bổ vốn đầu tƣ v.v.. Trong tƣơng lai, xu hƣớng phân cấp đầu tƣ càng mạnh thì những mối nguy cơ đối với dòng vốn đầu tƣ Nhà nƣớc càng lớn hơn. Do vậy, việc đổi mới và hoàn thiện công tác phân cấp đầu tƣ là một công việc cần thiết của Chính phủ trong những năm sắp tới. Trên cơ sở của quy hoạch đƣợc duyệt và có chế tài kiểm tra đánh giá, đẩy mạnh phân cấp đầu tƣ sẽ góp phần làm thuận lợi hóa hoạt động đầu tƣ, đƣa nền kinh tế Việt Nam phát triển.

- Thực hiện các biện pháp thúc đẩy thu hút các nguồn vốn đầu tƣ thông qua khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế ngoài Nhà nƣớc đầu tƣ (hiện chiếm tỷ lệ ngày càng tăng cao trong tổng đầu tƣ toàn xã hội) vào kinh doanh cơ sở hạ tầng và đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh, giảm thiểu các thủ tục hành chính.

Trong thời gian tới, nhu cầu đầu tƣ vào phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt sẽ ngày càng tăng lên và là xu hƣớng tất yếu của nền kinh tế Việt Nam. Do hạn chế về quy mô, vốn đầu tƣ có nguồn gốc Nhà nƣớc sẽ không thể đáp ứng

đƣợc yêu cầu này mà cần có sự tham gia đầu tƣ của khu vực ngoài Nhà nƣớc. Để làm đƣợc điều đó thì Nhà nƣớc cần phải có những chính sách thu hút đầu tƣ, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp, đơn vị ngoài Nhà nƣớc tham gia vào đầu tƣ thúc đẩy sản xuất kinh doanh, trong đó đặc biệt chú ý đến việc giảm thiểu các thủ tục hành chính – một nút thắt tăng trƣởng của nền kinh tế Việt Nam những năm vừa qua . Trong thời gian qua, việc rà soát thủ tục hành chính của các Bộ , ngành, địa phƣơng theo Đề án 30 của Thủ tƣớng Chính phủ (Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 10/1/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nƣớc giai đoạn 2007-2010) đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ . Theo tổng hợp tại một hội thảo mới đây do Văn phòng Chính phủ tổ chức , trong tổng số 5.565 thủ tục hành chính đƣợc rà soát, các Bộ, ngành đã kiến nghị bãi bỏ, hủy bỏ 453 thủ tục, sửa đổi bổ sung 3.749 thủ tục; thay thế 288 thủ tục. Tỷ lệ kiến nghị đơn giản hóa trung bình của các địa phƣơng đạt 66%. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, thủ tục hành chính hiện vẫn còn nhiều phiền hà, phức tạp, gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, làm lỡ cơ hội đầu tƣ và cản trở sức sản xuất của các thành phần kinh tế. Do vậy, vai trò của Chính phủ trong thời gian tới phải tiếp tục tăng cƣờng đầu tƣ vào các dự án đơn giản hóa các thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho sự phát triển của Việt Nam những năm tiếp theo.

- Tăng cƣờng quản lý nguồn vốn đầu tƣ tại các DNNN.

DNNN là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam trong cơ cấu các thành phần kinh tế ở Việt Nam. Với mục tiêu giữ vững vị trí chủ đạo của khu vực kinh tế Nhà nƣớc, việc quản lý đầu tƣ các DNNN Việt Nam trong thời gian tới càng cần đƣợc tăng cƣờng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này, tránh tình trạng đầu tƣ dàn trải gây thất thoát lãng phí vốn Nhà nƣớc và sự độc quyền quá mức gây méo mó thị trƣờng và hạn chế sự công bằng đối với các doanh nghiệp khác nhƣ đã diễn ra trong thời gian qua.

3.3. Một số kiến nghị, đề xuất nhằm tăng cƣờng vai trò quản lý đầu tƣ công của Nhà nƣớc Nhà nƣớc

Để nâng cao hiệu quả quản lý đầu tƣ công thì trƣớc tiên phải đổi mới công tác xây dựng chính sách đầu tƣ công vì đây là cơ sở, là định hƣớng của mọi hoạt động đầu tƣ của Nhà nƣớc. Chính sách đầu tƣ công đúng đắn và phù hợp với thực tiễn sẽ góp phần làm nền kinh tế phát triển, tránh lệch hƣớng, đầu tƣ sai, gây lãng phí thời gian và nguồn lực của Nhà nƣớc. Chính sách đầu tƣ công đƣợc cụ thể hóa qua các hoạt động quy hoạch, kế hoạch, phân cấp và quản lý phân bổ vốn đầu tƣ. Cần tập trung vào một số giải pháp sau:

Hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch để đảm bảo công tác quy

hoạch đầu tư theo hướng phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, từng ngành, gắn với mục tiêu phát triển và hiệu quả kinh tế.

Một là, đổi mới và hoàn thiện nội dung và phƣơng pháp lập quy hoạch, thực hiện rà soát, bổ sung, cập nhật và hiệu chỉnh các quy hoạch đã đƣợc duyệt để làm cơ sở cho công tác quản lý quy hoạch, phù hợp với điều kiện kinh tế nƣớc ta và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Về mặt nội dung, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng phải thể hiện đƣợc ý đồ phát triển của cả nƣớc trên vùng. Quy hoạch tỉnh phải thể hiện Quy hoạch vùng trên địa bàn tỉnh. Trong quy hoạch phải thể hiện đầy đủ các phân tích đánh giá các yếu tố và điều kiện phát triển, xác định những lợi thế so sánh của vùng, tỉnh, trong đó đặc biệt chú ý đến việc phân tích giá trị của vị trí địa lý và mối quan hệ liên vùng, liên tỉnh, phân tích, đánh giá hệ thống kết cấu hạ tầng và hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội và điểm xuất phát của nền kinh tế. Trên cơ sở đó, có thể đƣa ra các mục tiêu và hƣớng phát triển chủ yếu các ngành, lĩnh vực (nhất là các ngành, lĩnh vực chủ lực) và phát triển theo lãnh thổ và đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách thực hiện quy hoạch nhƣ: 1)Luận chứng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lựa chọn cơ cấu đầu tƣ; 2)Luận chứng phƣơng hƣớng phát triển các ngành - sản phẩm và lĩnh vực mũi nhọn, chủ lực. 3)Phƣơng hƣớng và chính sách phát triển khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực. 4) Phƣơng hƣớng và chính sách bảo vệ môi trƣờng. 5)Giải pháp huy động vốn, mở rộng thị trƣờng, hội nhập quốc tế để thực hiện quy hoạch.

Về mặt phƣơng pháp, đối với các quy hoạch “cứng” tức là quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, quy hoạch đô thị gắn với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì quy hoạch phải có tầm nhìn dài hạn, cụ thể, rõ ràng, để mọi bộ, ngành, địa phƣơng tuân theo, tránh tình

trạng phá vỡ quy hoạch, quy hoạch đi sau thực tế, phải sửa đổi quy hoạch, gây tốn kém lãng phí vốn Nhà nƣớc. Để làm tốt quy hoạch loại này thì cần thực hiện một số việc sau: 1) Thi đồ án quy hoạch để tìm ra phƣơng án tốt nhất, trong đó mở rộng đối tƣợng tham gia thiết kế đồ án quy hoạch. 2) Trƣng bày rộng rãi để lấy ý kiến của ngƣời dân. 3)Có phƣơng án thông tin và dự báo về tình hình phát triển của mô hình đô thị trong tƣơng lai. Dự báo không chỉ dừng ở định hƣớng mà cần có những đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách cụ thể.

Quy hoạch "mềm" là quy hoạch cho sản xuất của các ngành thì chỉ nên định hƣớng nhu cầu và gắn với thị trƣờng để cho các thành phần kinh tế tự cân nhắc đầu tƣ khi thấy có lợi (trừ một số dự án trọng điểm cấp quốc gia). Với loại quy hoạch này thì cần tạo điều kiện cho các địa phƣơng chủ động thực hiện các biện pháp nhằm khuyến khích, thu hút đầu tƣ ngoài Nhà nƣớc. Trong một số trƣờng hợp cần thiết, có thể chia sẻ các cơ sở vật chất giữa các tỉnh, các khu vực với nhau để có thể thu hút tốt hơn đầu tƣ nƣớc ngoài, đặc

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước đối với đầu tư công ở Việt Nam (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)