Tại sao con người sống trong xung đột

Một phần của tài liệu Noi chuyen cuoi cung 1985( của nhà giáo dục nổi tiếng Krishnamurti) (Trang 29 - 39)

Nếu người ta được phép, người ta muốn nói rõ rằng chúng ta là một tập thể của những con người nghiêm túc quan tâm đến cuộc sống hàng ngày. Chúng ta không quan tâm đến những niềm tin, những học thuyết, những giả thuyết, những kết luận lý thuyết hay là những khái niệm thần học, chúng ta cũng không đang cố gắng thành lập một giáo phái, một nhóm người tuân phục ai đó. Chúng ta không, chúng ta hãy hy vọng, không hời hợt nhưng trái lại cùng nhau chúng ta quan tâm đến điều gì đang xảy ra trong thế giới – tất cả những thảm kịch, nghèo đói, đau khổ hoàn toàn – và trách nhiệm của chúng ta đối với nó.

Người ta cũng muốn nói rõ, nếu người ta được phép, rằng bạn và tôi, người nói chuyện, đang dạo bộ, đang làm một chuyến hành trình, cùng nhau, không phải trong một chiếc máy bay trên độ cao 31.000 hay 40.000 feet, nhưng đang dạo bộ dọc theo một con đường yên lặng, một con đường dài vô tận khắp thế giới nơi người ta trông thấy chủ nghĩa khủng bố kinh hoàng, tàn sát con người vô mục đích, đe doạ con người, bắt cóc họ, chặn cướp máy bay xe cộ, ám sát, những cuộc chiến tranh. Chúng ta có vẻ không lưu tâm gì lắm. Chỉ khi nào nó xảy ra rất gần thì chúng ta mới bắt đầu lưu tâm, lo ngại, sợ hãi. Khi nó ở xa chúng ta, chúng ta càng dửng dưng thêm.

Đây là chuyện gì đang xảy ra trong thế giới – phân chia kinh tế, phân chia tôn giáo, phân chia chính trị, và tất cả những phân chia giáo phái. Có quá nhiều nguy hiểm, hiểm họa . Người ta không biết rõ chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai, không những trong đời người riêng của chúng ta nhưng còn ở trong đời người của con cái và cháu chắt chúng ta. Toàn thế giới đang ở trong một tình trạng khủng hoảng to lớn và sự khủng hoảng không những ở ngoài mà còn ở trong mỗi một người chúng ta. Nếu các bạn ý thức được tất cả việc này, mỗi một người chúng ta có trách nhiệm gì đây? Người ta đã phải tự hỏi câu hỏi này rất thường xuyên: người ta phải làm gì đây? Người ta nên bắt đầu từ đâu? Mỗi người chúng ta nên làm gì đây, đối mặt với xã hội khủng khiếp này mà chúng ta sống trong đó, mỗi người đều quan tâm đến mình, đến thành đạt riêng của mình, đến thất vọng riêng của mình, đến đau khổ riêng của mình, đến đấu tranh về kinh tế riêng của mình, vân vân và vân vân? Mỗi người chúng ta đều quan tâm đến chính mình. Chúng ta sẽ làm gì đây? Chúng ta sẽ cầu nguyện Chúa – lặp đi lặp lại những lời cầu nguyện? Hay là lệ thuộc giáo phái nào đó, tuân phục vị đạo sư nào đó, tẩu thoát khỏi thế giới, khoác vào một bộ quần áo thời Trung cổ hay là cái áo choàng hiện đại có một màu sắc đặc biệt nào đó? Liệu chúng ta có thể rút lui khỏi thế giới, giống như những thầy tu hay không?

Nhìn thấy tất cả việc này, quan sát nó một cách gần gũi – không phải như một điều gì đó bạn đã đọc trong báo chí, hay là được nói bởi những phóng viên, những quyển tiểu thuyết, truyền hình – vai trò, trách nhiệm của mỗi người chúng ta là gì?

Như chúng ta đã nói, chúng ta không đang cố gắng giải khuây các bạn hay là đang cố gắng chỉ bảo điều gì các bạn nên làm – điều gì mỗi người chúng ta nên làm. Chúng ta đã có quá nhiều nhà lãnh đạo, chính trị, kinh tế, tôn giáo, môn phái, và họ đã hoàn toàn không giúp đỡ được gì, họ có những lý thuyết riêng của họ, phương cách riêng của họ, và có hàng ngàn người đang tuân phục họ, khắp thế giới. Họ giàu có khủng khiếp, không chỉ sự giàu có của Thiên chúa giáo La mã mà còn cả sự giàu có của các vị đạo sư. Tất cả đều chấm dứt bằng tiền bạc.

Vì vậy, nếu người ta được phép hỏi: chúng ta sẽ cùng nhau làm gì đây? Hay là chúng ta sẽ làm gì đây như một con người riêng lẻ? Có phải chúng ta lại quan tâm, hay là chúng ta lại đang tìm kiếm sự thỏa mãn, sự hài lòng riêng biệt nào đó cho chính chúng ta? Có phải chúng ta lại gắn kết vào một biểu tượng nào đó, tôn giáo hay là biểu tượng nào khác, và bấu víu vào điều đó, hy vọng rằng điều gì đằng sau biểu tượng đó sẽ giúp đỡ chúng ta? Đây là một câu hỏi rất nghiêm túc. Bây giờ nó đang trở nên nghiêm túc nhiều hơn, bởi vì có sự đe dọa của chiến tranh và do đó hoàn toàn không chắc chắn.

Tôi xin được phép, người nói xin được phép, kể cho các bạn nghe một cuộc nói chuyện kéo dài trong nhiều ngày của ông ta với ông X. Ông X đã, trong chừng mực nào đó, đi khắp thế giới, ông ấy kể cho người nói. Ông ấy đã đọc khá nhiều, đã đi đến nhiều học viện khác nhau, thỉnh thoảng gia nhập, và vội vã chạy ra khỏi chúng. Ông ấy tuân phục một vị đạo sư rồi một vị khác và từ bỏ họ. Và trong một vài tuần lễ ông ấy đã cố gắng trở thành một thầy tu, và rồi thì ông ấy cũng từ bỏ. Và ông ấy đã tìm hiểu nhiều nhiều đảng chính trị khác nhau, toàn bộ phạm vi của những hoạt động chính trị, và cuối cùng ông ấy nói, “Tôi đến nói chuyện với ông. Tôi muốn có một cuộc nói chuyện với ông, ở cùng mức độ như tôi là, không phải mức độ ông khoe khoang. Tôi không biết vị trí thực sự của ông hay là ông như thế nào, mặc dù tôi đã đọc một điều gì đó về ông”. Tôi có được phép thực hiện cuộc nói chuyện này không? Nó có gây hứng thú cho ông không?

Và ông ấy tiếp tục, “Chúng ta hãy cùng nhau bàn luận những vấn đề như hai người bạn, ông và tôi – giống như hai người bạn đã sống cùng nhau trong thế giới, đã trải qua mọi loại cực nhọc đau khổ. Tất cả điều đó nói lên cái gì? Tại sao con người lại được sinh ra như thế này? Tại sao trong nhiều, nhiều, nhiều thiên niên kỷ anh ta đã trở thành điều gì hiện nay anh ta là – trải qua đau khổ, lo âu, cô độc, thất vọng, cùng bệnh tật, chết chóc và luôn luôn những thần thánh luẩn quẩn nơi nào đó? Chúng ta hãy quên đi mọi điều về những thần thánh kia và cùng nhau nói chuyện như hai con người, đang sống trong thế giới này, trong quốc gia tuyệt vời này, trên quả đất quá đẹp đẽ, mà là người mẹ của mọi sự vật.”

Và thế là ông X này đã bày tỏ một điều gì đó về những suy nghĩ bên trong của ông ấy, những hoạt động bên ngoài của ông ấy. Và ông ấy nói, “Tất cả điều đó nói lên cái gì? Tại sao những con người, mà sành sõi kiểu cách, mà đã tự giáo dục họ, mà đã trở thành những chuyên gia trong công nghệ và có thể tranh cãi vô tận cho đến khi những người khác nhàm chán, mà có thể sáng chế những thần thánh nam và nữ và mọi thứ – tại sao những con người khắp thế giới lại ở trong xung đột liên tục như vậy – không những với môi trường, không những với những chính phủ họ đã tuyển chọn, hay là với giáo điều nào đó được sáng chế bởi những giáo sĩ cổ xưa? Tại sao mỗi người lại luôn luôn, từ khoảnh khắc anh ta sinh ra đời cho đến khi anh ta chết đi, sống trong xung đột này? Đây là câu hỏi đầu tiên ông ấy đã hỏi, ông X này. Tại sao? Nguyên nhân của xung đột này là gì, không chỉ ở phía bên ngoài mà còn thẳm sâu, ở phía bên trong, một cách chủ quan, ở phía bên trong làn da như nó đã là – tại sao anh ta lại ở trong xung đột? Nhiều thế kỷ trước Thiên chúa giáo, những tôn giáo đã nói vô tận về hòa bình – hãy an bình, hãy yên tĩnh, hãy hòa nhã, quảng đại, trìu mến, thương yêu. Bất kể sự truyền bá của họ xung đột này vẫn tiếp tục. Liệu có một câu trả lời cho câu hỏi này, một câu trả lời không thể bác bỏ được và kết thúc? Đó là, liệu rằng những con người trong thế giới này có thể, đang sống cuộc sống hàng ngày của họ, đi đến văn phòng, chăm sóc một ngôi nhà, ân ái, con cái và tất cả việc đó, và cũng cùng với sự tìm kiếm này, sự ao ước này về một điều gì đó còn quan trọng nhiều hơn là thuần tuý những thứ thuộc vật chất của cuộc sống – liệu rằng họ có thể ngừng xung đột hay không? Câu hỏi này có khi nào được giải quyết hay không? Hiển nhiên là con người không thể giải quyết nó, mặc dù anh ta đã sống trên quả đất này trong nhiều triệu năm như một con người.

“Chúng ta đã thâu lượm được vô số trải nghiệm,” Ông X đang kể cho người nói. “Chúng ta đã thâu lượm được nhiều hiểu biết; chúng ta đã thâu lượm được một lượng khổng lồ thông tin thuộc công nghệ, nhưng ở phía bên trong chúng ta vẫn còn là những con người nguyên thủy man rợ, cố gắng giết chết lẫn nhau, cố gắng ganh đua lẫn nhau, cố gắng hủy diệt lẫn nhau.”

Vì thế ông X đã đến từ rất xa, một khoảng cách dài bằng xe buýt, xe lửa, máy bay, và ông ấy nói, “Hãy trả lời câu hỏi này: liệu có một nguyên nhân cho sự xung đột này hay không? Và nếu có một nguyên nhân vậy thì chúng ta sẽ khám phá ra nguyên nhân đó là gì. Không phải rằng là ông sẽ dẫn dắt tôi hay ông sẽ chỉ bảo tôi và tôi sẽ chấp nhận, hay là tôi sẽ tìm hiểu và suy nghĩ về nó và đạt được một kết luận nào đó của riêng tôi, nhưng trái lại cùng nhau như hai con người – không phải một người đang ngồi trên bục diễn thuyết và người còn lại đang ngồi ở dưới kia – nhưng hãy cùng nhau như hai con người đã trải qua muôn vẻ của cuộc sống, sự cô độc, nỗi thất vọng, lo âu, hoang mang, mong muốn tình yêu và không tìm được nó, hay là yêu thương và không thỏa mãn với nó, luôn luôn thôi thúc, thôi thúc, thôi thúc, luôn luôn mong muốn thành tựu một điều gì đó, dù rằng nó là thiên đàng hay là soi sáng hay là khai trí hay là trở thành một tỉ phú, mà trong chừng mực nào đó đều cùng là một sự việc, không

bao giờ mãn nguyện, không bao giờ biết được hòa bình là gì, không bao giờ ngồi yên lặng dưới một cái cây nhìn ngắm những ngọn núi, những con sông, cọng cỏ và vẻ đẹp của quả đất cũng như ánh mặt trời, và vẻ huy hoàng của một buổi sáng sớm – hai con người đang tìm hiểu liệu rằng có một nguyên nhân của xung đột này.”

Vì thế ông X nói với người nói, “Chúng ta hãy nói chuyện, chúng ta hãy bàn luận cùng nhau, không bao giờ chấp nhận điều gì người khác nói. Tôi sẽ không chấp nhận một điều gì ông nói, ông sẽ không chấp nhận một điều gì tôi nói. Chúng ta ở cùng một mức độ. Ông có lẽ rất thông minh, ông có lẽ có một tiếng tăm mà rất vô nghĩa, ông có lẽ đi khắp thế giới, hay là một vùng đất nào đó của thế giới, tất cả việc đó đều không thành vấn đề. Nó không có giá trị gì cả.” Với những điều kiện như thế người nói nhiệt tình đồng ý. “Vì thế chúng ta hãy tìm hiểu lời nguyền này mà con người đã chịu đựng từ lúc bắt đầu của thời gian: tại sao con người, mà gồm cả phụ nữ, sống theo cách này; tại sao con người lại có xung đột trong những liên hệ thân mật riêng của anh ta, thuộc về tình dục, trong một gia đình – nguyên cái mạng lưới của xung đột.”

Vì thế ông X đến gặp lại vào ngày hôm sau, và chúng tôi tiếp tục. Chúng tôi ngồi trên hàng hiên vào một ngày đẹp trời nhìn xuống thung lũng với núi non hùng vĩ bao quanh chúng tôi, đỉnh phủ đầy tuyết, những thung lũng tuyệt vời, bầu trời trong xanh đáng yêu, và mặt trời lấp lánh trên những chiếc lá, quả đất lốm đốm sáng. Mọi sự vật dường như sinh động lạ kỳ, rộn ràng, tràn đầy năng lượng. Đó kìa chúng tôi, ông ấy và người nói, đang nhìn ngắm vẻ đẹp kỳ diệu này và không bao giờ ở cùng vẻ đẹp, luôn luôn nhìn ngắm nó, không bao giờ cảm thấy vẻ đẹp bằng tâm hồn và cái trí của người ta, không bao giờ nhạy cảm với tất cả vẻ tráng lệ huy hoàng của quả đất. Ông ấy nói, “Chúng ta sẽ không nói về vẻ đẹp, đây là công việc của ông, ông kể cho tôi về nó.” Người nói trả lời ông ta sẽ kể về nó chốc nữa. “Đầu tiên chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu câu hỏi của xung đột này. Chúng ta đang hỏi: con người phải chịu đựng nó, quen thuộc nó, bám chặt nó, không bao giờ, không bao giờ có thể gạt bỏ nó hoàn toàn, để cho những bộ não của họ có thể vận hành như chúng nên làm, hoàn toàn không bị trói buộc, hoàn toàn tự do, không bị lập trình, không bị điều kiện, hay sao?

Vì vậy bây giờ người nói đang đặt câu hỏi này cho các bạn. Và chúng ta cũng đã thảo luận, bàn cãi, cân nhắc vấn đề này: nguyên nhân của nó là gì? Chúng ta đang cùng nhau thực hiện một chuyến hành trình, không phải là tôi đang yêu cầu các bạn chỉ dẫn cho tôi, hay là tôi đang chỉ bảo các bạn. Nguyên nhân của nó là gì? Mọi nơi đều có đấu tranh. Các bạn có lẽ nói rằng có đấu tranh trong thiên nhiên, thú lớn sống nhờ vào thú nhỏ và vân vân. Trong một cánh rừng những cây nhỏ bé đang đấu tranh với những cây to lớn để có được ánh sáng. Các bạn có lẽ nói rằng mọi nơi trên quả đất, trong thiên nhiên, đều có xung đột, một loại đấu tranh nào đó đang xảy ra, vì vậy tại sao chúng ta lại không nên cũng tiếp tục theo phương cách đó bởi vì chúng ta là thành phần của thiên nhiên. Điều gì con người gọi là xung đột, có lẽ không là xung đột ở ngoài đó; nó có lẽ là phương

cách tự nhiên nhất cho thiên nhiên hành động: con diều hâu, con đại bàng giết chết con thỏ, gấu giết chết cá hồi, cọp giết chết con vật gì đó thật mau lẹ, hay là báo đốm; trong thiên nhiên, giết chóc, giết chóc, giết chóc đang tiếp tục, và người ta có lẽ nói rằng chúng ta là thành phần của thiên nhiên vì vậy chúng ta phải đấu tranh liên tục là điều không tránh khỏi. Nếu người ta chấp nhận rằng điều đó là tự nhiên, không tránh khỏi, không còn gì thêm nữa để được nói về nó; nếu chúng ta nói điều đó là tự nhiên, chúng ta sẽ tiếp tục trong phương cách đó bởi vì chúng ta là thành phần của toàn quả đất; nhưng nếu người ta bắt đầu nghi vấn nó, vậy thì các bạn ở đâu? Các bạn cùng nhau có sẵn lòng tìm ra bởi vì chúng ta được nghĩ rằng có một chút xíu năng động hơn, thông minh hơn cây cối, những con cọp, những con voi (may mắn thay những con voi không giết chóc quá nhiều thứ, nhưng chúng chỉ phá hoại cây cối).

Vì thế, nếu chúng ta không chấp nhận rằng xung đột là phương cách của cuộc sống, vậy thì người ta phải làm gì đây? Người ta bắt đầu từ đâu để hiểu rõ toàn chuyển động của xung đột? Người ta tìm con đường vào tất cả việc này bằng cách nào đây? Một cách, người nói đã nói với ông X, là phân tích rất tỉ mỉ tất cả những nhân tố của xung đột, điều này tiếp nối điều khác – qua sự phân tích hay là được phân tích bởi một người khác, hay là chấp nhận những lời khuyên của

Một phần của tài liệu Noi chuyen cuoi cung 1985( của nhà giáo dục nổi tiếng Krishnamurti) (Trang 29 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w