31 TẢ HỮU PHÂN CƯỚC :

Một phần của tài liệu Giáo trình thái cực quyền hay (Trang 39 - 40)

B- HỮU LÂU TẤT ẢO BỘ

31 TẢ HỮU PHÂN CƯỚC :

(Tả hữu :trái phải ; Phân : chia ra, đạp ra đá ; Cước : chân = Ý hai chân trái phải đá ra bằng mũi bàn chân).

A-. HỮU PHÂN CƯỚC :

Động tác 1 :

Chân trái co lên, chân phải rùn gối xuống đồng thời chưởng trái xoay đưa tới bướng trước, chưởng phải thu về. Mắt nhìn bằng tới hướng Đông. (h. 119)

Động tác 2 :

Chân trái đặt xuống trước một bước dài, sức nặng thân thể chuyển từ từ tới chân trái thành Cung bộ ; chưởng trái xoay co vào gần trước ngực, chưởng phải xoay thành vòng từ trên thảm tới hướng Đông như (h. 120-121). Mắt nhìn tới hướng Đông, mắt thần quán tới chưởng phải.

Động tác 3 :

Xoay hông về hướng trái, co chân phải sau lên sát chân trái ; chân trái vẫn co gối, chưởng trái nâng lên cao trước cằm, chưởng phải xoay thành vòng lớn từ trên xuống, chưởng tâm hướng vào ngực như

(h. 122). Mắt vẫn nhìn hướng tới hướng Đông. Hai chưởng giao thoa, chưởng trái trong, chưởng phải ngoài. Mắt thần quán tới chưởng của 2 tay.

Động tác 4 :

Chân phải cất tới trước, đá tới bằng mũi bàn chân cao hơn gối mà thấp hơn mông. Chưởng phải xoay vào trong rồi đưa nghiêng chưởng tới trước hướng Đông. Chưởng trái hơi co lên, gối trtais đứng thẳng dậy. Nhãn thần quán tới chưởng phải để rồi xuyên tới hướng phải. Nói là chân đá tới hướng Đông nhưng có hơi nghiêng qua bên phải (hình 123-124 – hình 124B là hình 124 nhìn từ một bên). Song chưởng cùng lúc đá ra phân bằng ra trước sau.

YẾU LÝ :

Khi hai chưởng giao thoa thì có khuynh hướng đẩy tới; đừng giữ chắc một chỗ đâm tệ trạng cứng nhắc. Song chưởng xoay đều đặng, cánh tay thám ra không nên thẳng.

Hai cánh tay cùng phân ra trước sau với chân đá không thẳng cánh ; chỏ sau trụy xuống, cánh tay trước cong lơi trắc chưởng (cạnh) hướng tới, cùng hướng với chân đá.

Khi đá ra chân đứng phải thẳng, thân thẳng không được nghiêng ngửa, phải trầm tỉnh, chậm chạp, không gấp gáp vội vàng.

B-. TẢ PHÂN CƯỚC :

Động tác 1-2 :

Co chân phải rồi đặt xuống hướng Đông-Nam, chuyển trọng tâm thân tới chân trước thành Cung bộ, chưởng trái xoay lên, xoay lòng chưởng vào hướng chỏ phải. Mắt nhìn bằng tới hướng Đông-Nam (h. 125-126). Nhãn thần chú đến tay chưởng phải.

Động tác 3-4 :

Giống như động tác 3-4 của Hữu-phân-cước chỉ khác chân thôi. Phương hướng thì trở đá bên Đông-Bắc (hình 126→130)

YẾU LÝ : Giống yếu lý Hữu-phân-cước.

Một phần của tài liệu Giáo trình thái cực quyền hay (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)