22 HẢI ĐỂ CHÂM :

Một phần của tài liệu Giáo trình thái cực quyền hay (Trang 32 - 33)

B- HỮU LÂU TẤT ẢO BỘ

22 HẢI ĐỂ CHÂM :

(Hải : biển ; Để : đáy ; Châm : cây kim = Ý nói đâm bàn tay xuống như dùng kim

đâm xuống đáy biển. ) cũng có nghĩa đâm vào xương cùn (huyệt Hải-để) của người vậy.

Động tác 1 :

Chuyển dần sức nặng sang chân trái, chân phải nhấc lên hạ xuống cách vị trí cũ một bàn chân (vẫn sau chân trước). Chuyển dần sức nặng sang chân phải (co gối), chân trái nhấc lên khỏi mặt đất một tấc tây. Chưởng trái cùng lúc với độn tác dồn sức tới chân trái, xoay cổ tay trá nội triền (từ trong ra ngoài). Chưởng tâm chiếu sang hướng Nam, chưởng phải ngoại triền (từ ngoài vào) chưởng tâm hướng về hướng Bắc. Nhãn thần chú đến chưởng phải kéo chỏ về. (h. 88-89)

Động tác 2 :

Đặt mũi bàn chân trái xuống, gót vẫn nhón lên, thành Hư bộ chân trái trước, hông eo xoay về hướng rái ; đồng thời cúi xuống hướng Đông, chưởng trái hạ xuống bên vế trái theo đường vòng từ trước, trên, xuống ; chưởng phải từ trên cao cắm thẳng mũi bàn tay xuống trước hướng Đông, thẳng tay, lòng bàn tay hướng về hướng Bắc. Mắt nhìn thẳng tới hướng Đông, mắt thần cố cập đến chưởng phải. (h.90)

YẾU LÝ :

Toàn thức từ hình 89-90, trọng tâm đặt cả vào chân phải, chân trái chỉ là hư. Lưng cúi do eo gập lại chứ không cong lưng như con tôm, co tay phải (h.89) vai không nhô lên.

28

29 30 31

Khi di chuyển trọng tâm thân dần dần qua chân phải thì chưởng trái cũng cùng di động cho hòa hợp. Người mới học thường không chú trọng được chỗ nầy. Phải lư ý mới được. Và cánh tay trái cũng hơi con. Cắm bàn ay phải xuống cùng nhịp điệu chân phải rùn xuống từ từ và gập eo, chớ chẳng phải chỉ dùng tay đâm xuống suông thôi. Chú ý đỉnh kình và trầm khí, thượng hạ nhất khí quán thông.

Một phần của tài liệu Giáo trình thái cực quyền hay (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)