Các văn bản pháp quy của nhà nước về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG , HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ Ở MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG LONG BIÊN VÀ PHƯỜNG GIANG BIÊN QUẬN LONG BIÊN – TP HÀ NỘI (Trang 27 - 37)

3. Yêu cầu của đề tài

1.3.1.Các văn bản pháp quy của nhà nước về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

1.3.1.1. Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Hiến pháp 1992 đặt nền móng cho việc xây dựng chính sách bồi thường, GPMB qua những điều 17, 18, 23 (Quốc hội, 1992).

+ Điều 17: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân”.

lâu dài. Tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm đất, được chuyển quyền sử dụng đất Nhà nước giao theo quy định của pháp luật”.

+ Điều 23: “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hoá. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường, thể thức trưng mua, trưng dụng do luật định”.

1.3.1.2. Các quy định về về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại Luật đất đai 2003

Trên cơ sở tổng kết 10 năm thi hành Luật Đất đai và xuất phát từ yêu cầu của giai đoạn mới, Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã ra Nghị quyết về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. Nghị quyết này là định hướng rất quan trọng để Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 4 thông qua Luật Đất đai mới vào ngày 26 tháng 11 năm 2003.

Luật Đất đai năm 2003 đã mở rộng các quyền của người sử dụng đất, trong đó có quyền được nhận bồi thường khi nhà nước thu hồi đất. Điều 4 Luật Đất đai xác định rõ: “Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật này” và định nghĩa “Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất” (Quốc hội, 2003). Tuy nhiên điều này chưa nói rõ về thu hồi đất của các cá nhân, đồng thời cũng chưa phân loại rõ các đối tượng bị thu hồi đất khác nhau vì đối với mỗi đối tượng bị thu hồi đất khác nhau thì ảnh hưởng đối với đời sống của hộ đó lại khác nhau.

Các trường hợp thu hồi đất của người dân cũng được quy định rõ trong Điều 38 và Điều 40 của Luật này. Theo đó Nhà nước thu hồi đất nhằm phục vụ các mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế. Trong Luật cũng đã giải thích rõ về mục đích phát triển kinh tế là trong trường hợp đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án đầu tư lớn theo quy định của Chính phủ. Như vậy khái niệm phát triển kinh tế còn khá

mơ hồ nên chính quyền các tỉnh đã thu hồi đất nông nghiệp ồ ạt để xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp mà không quan tâm đến hiệu quả sử dụng đã dẫn đến nhiều khu, cụm công nghiệp không được lấp đầy, nhiều dự án treo, đất bỏ hoang hoá nhiều năm.

Luật Đất đai năm 2003 cũng đã quy định về việc bồi thường và tái định cư cho người bị thu hồi đất, theo đó những hộ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi bị thu hồi đất sẽ được bồi thường. Đồng thời người bị thu hồi đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi. Các dự án trước khi thu hồi đất phải lập và thực hiện các dự án tái định cư để bồi thường cho người bị thu hồi đất ở phải di chuyển chỗ ở đến khu tái định cư, khu tái định cư được quy hoạch chung cho nhiều dự án và phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.

Tuy nhiên thực tế giá bồi thường về đất thường được áp dụng theo giá quy định của tỉnh, dựa vào khung giá đất của Chính phủ.

Về cơ bản, chính sách bồi thường GPMB theo Luật Đất đai 2003 đã kế thừa những ưu điểm của chính sách trong thời kỳ trước, đồng thời có những đổi mới nhằm góp phần tháo gỡ các vướng mắc trong việc bồi thường GPMB hiện nay.

1.3.1.3. Các quy định tại Bộ Luật dân sự 2005

Luật dân sự 2005 được Quốc Hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/06/2005 và có hiệu lực ngày 1/1/2006. Các quy định về thu hồi và bồi thường quy định trong Bộ Luật này được quy định ở chương XV về Bảo vệ quyền sở hữu. Cụ thể ở các điều:

Điều 255: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại”. Đây là quyền lợi của người sở hữu quyền sử dụng đất, tuy nhiên với việc thu hồi đất

hầu hết là quyết định của UBND cấp tỉnh và theo đúng luật Đất đai năm 2003 do đó người dân không biết khiếu kiện như thế nào.

Điều 260: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình bồi thường thiệt hại”. Tương tự như điều 255, khi thu hồi đất của hộ nông dân, chính quyền cấp tỉnh đã áp giá bồi thường theo khung giá quy định của UBND cấp tỉnh ban hành, người dân nhận tiền bồi thường theo đúng quy định của Nhà nước nên người dân không biết khiếu kiện ở đâu. Vấn đề chính của cả 2 điều luật này là khi UBND cấp tỉnh ký quyết định thu hồi rồi người dân mới kiện, khi quyết định đã ký thì hoàn toàn tuân theo quy định của pháp luật. Quyền sở hữu về đất đai và quyền đòi bồi thường nên được thể hiện trong bước lấy ý kiến của người dân về việc thu hồi, tuy nhiên sự tham gia của người dân vào khâu này còn hạn chế.

1.3.1.4. Các Nghị Định liên quan a. Nghị định 197/2004/NĐ – CP

Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Đây là Nghị định thay thế cho Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/04/1998 của Chính phủ trong quá trình phát triển KT - XH, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, khi mà nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích kinh tế, quốc phòng, an ninh, mục đích công cộng ngày càng nhiều. Vì vậy, việc bồi thường cho người bị thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư phục vụ cho dự án là công việc thường xuyên, lâu dài trong thời kỳ CNH- HĐH hiện nay. Nghị định này đã quy định chi tiết hơn, đầy đủ hơn và toàn diện hơn, tiến bộ hơn và hợp lý hơn Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/04/1998, phù hợp với những nội dung thay đổi của Luật đất đai 2003 thể hiện.

- Về phạm vi điều chỉnh

+ Ngoài trường hợp bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích Quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích kinh tế thì còn nêu thêm trường hợp bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các dự án sự dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển kinh tế chính thức (ODA).

+ Các trường hợp không thuộc phạm vi áp dụng của Nghị định. Cộng đồng dân cư xây dựng, chỉnh trang các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng bằng nguồn vốn cho nhân dân đóng góp hoặc Nhà nước hỗ trợ, khi nhà nước thu hồi đất không thuộc phạm vi quy định của Nghị định.

- Về đối tượng áp dụng:

+ Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sự dụng đất bị nhà nước thu hồi đất.

+ Người bị thu hồi đất, bị thiệt hại tài sản gắn liền với đất bị thu hồi. Người có đất, tài sản thuộc phạm vi thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích đã quy định mà tự nguyện biếu, tặng một phần hoặc toàn bộ đất, tài sản cho Nhà nước.

- Về chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:

+ Nhà nước tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi giải phóng mặt bằng quy định cho các trường hợp:

+ Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sự dụng đất.

+ Tổ chức, cá nhân được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất.

+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Quy định về chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư. - Về bồi thường đất:

+ Về nguyên tắc bồi thường: Quy định thêm về trường hợp không đủ điều kiện được bồi thường thì UBND cấp tỉnh xem xét để hỗ trợ; Trường hợp người sử dụng đất được bồi thường mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai; Trường hợp thu hồi đất mà không được bồi thường.

+ Về điều kiện để được bồi thường đất:

Mở rộng hơn các trường hợp không có chứng thư pháp lý nhưng vẫn được bồi thường.

Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đền, chùa, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.

Tổ chức sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp không có nguồn gốc

từ ngân sách Nhà nước. Đất nhận chuyển nhượng của người sử dụng đất hợp pháp mà tiền trả cho việc chuyển nhượng không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước. Đất sử dụng có nguồn gốc hợp pháp từ hộ gia đình, cá nhân.

+ Về giá đất:

Giá để tính bồi thường là giá đất theo mục đích đang sử dụng tại thời điểm có quyết định thu hồi do UBND tỉnh công bố theo quy định của Chính phủ vào ngày 01 tháng 01 hàng năm.

Quy định thêm về giá đất trong trường hợp thực hiện bồi thường chậm. Quy định về chi phí đầu tư vào đất còn lại.

+ Về bồi thường, hỗ trợ đối với đất nông nghệp:

Tại Điều 10 có quy định về đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư, đất vườn ao liền kề với đất ở trong khu dân cư. Ngoài việc bồi thường theo giá đất nông nghiệp còn được hỗ trợ từ 20% - 50% mức bồi thường đất ở liền kề.

Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại và hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (Không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) của các nông lâm trường quốc doanh khi Nhà nước thu hồi đất.

Điểm mới cần lưu ý là ở Nghị định này, tại Điều 15 quy định bồi thường đất ở đối với những người đang đồng quyền sử dụng đất; tại Điều 16 quy định bồi thường đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn.

- Về bồi thường tài sản:

+ Nguyên tắc bồi thường: Quy định rõ những trường hợp được bồi thường, hỗ trợ và những trường hợp không được bồi thường.

+ Mức bồi thường:

Tài sản bồi thường theo mức độ thiệt hại thực tế, bằng giá trị hiện có của nhà và công trình nhưng tổng mức bồi thường tối đa không được hơn 100% giá trị của nhà, công trình xây dựng mới.

Tại Khoản 2 Điều 20 xử lý các trường hợp bồi thường, hỗ trợ cụ thể về nhà, công trình có quy định về nhà, công trình khác không được cấp giấy phép xây dựng thì tùy theo mức độ, tính chất hợp pháp của đất, nhà và công trình được bồi thường và hỗ trợ.

Tại Điều 21 quy định người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước bị phá dỡ được thuê nhà ở tại nơi tái định cư, trường hợp đặc biệt không có nhà tái định cư để bố trí thì được hỗ trợ bằng tiền để tự lo chỗ ở mới, mức hỗ trợ bằng 60% giá trị đất và 60% giá trị nhà đang thuê.

Tại Điều 26 quy định bồi thường cho người lao động do ngừng việc. - Về chính sách hỗ trợ:

+ Hỗ trợ di chuyển: Quy định thêm về trường hợp bị thu hồi đất ở, không còn chỗ ở khác trong thời gian chờ tạo lập chỗ ở mới (Bố trí vào khu tái định cư) được bố trí vào nhà ở tạm hỗ trợ tiền thuê nhà ở.

+ Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất: Quy định thêm trường hợp khi Nhà nước thu hồi đất của tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh mà bị ngừng sản xuất kinh doanh.

+ Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi thu hồi trên 80% diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người trong độ tuổi lao động, mức hỗ trợ và số lao động do UBND tỉnh quy định phù hợp với thực tế của địa phương.

+ Hỗ trợ người đang thuê nhà không thuộc sở hữu Nhà nước. + Hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của xã, phường, thị trấn.

- Về tái định cư: + Bố trí tái định cư:

Hộ gia đình bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở được thông báo về dự

kiến phương án bố trí tái định cư và phương án này được niêm yết công khai trong thời gian 20 ngày trước khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án.

Tạo điều kiện cho các hộ vào khu tái định cư được xem cụ thể khu tái định cư và thỏa thuận công khai về dự kiến bố trí.

+ Về điều kiện bắt buộc đối với khu tái định cư có quy định thêm là khu tái định cư phải được sử dụng chung cho nhiều dự án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tại Nghị định này có thêm những quy định mới về tái định cư, cụ thể: Tại Điều 36 quy định các biện pháp hỗ trợ sản xuất và đời sống tại khu tái định cư. Tại Điều 37 quy định quyền và nghĩa vụ của người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở. Tại Điều 38 quy định tái định cư đối với dự án đặc biệt mà phải di chuyển cả một cộng đồng dân cư.

- Về tổ chức thực hiện:

+ Giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện, giao cho tổ chức phát triển quỹ đất.

+ Nêu trách nhiệm của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. + Thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

+ Nêu rõ trách nhiệm của UBND các cấp của các sở, ban, ngành cấp tỉnh; của tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện bồi thường hỗ trợ và tái định cư của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

+ Cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng. + Nêu chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG , HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ Ở MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG LONG BIÊN VÀ PHƯỜNG GIANG BIÊN QUẬN LONG BIÊN – TP HÀ NỘI (Trang 27 - 37)