Một số biện pháp hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Chi nhánh Công ty cổ phần Vinafood 1 Hả

Một phần của tài liệu tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi nhánh công ty cổ phần vinafood 1 hải dương tại kim thành (Trang 74 - 87)

quả bán hàng tại Chi nhánh Công ty cổ phần Vinafood 1 Hải Dương tại Kim Thành

Trước những yêu cầu hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán của Công ty cho phù hợp với chế độ của Nhà nước, phự hợp với trình độ chuyên môn của cán bộ kế toán Công ty.Qua quá trình thực tập tại Công ty, trên cơ sở tìm hiểu, nắm vững tình hình thực tế cũng như những vấn đề lý luận đó được học, em nhận thấy trong công tác kế toán doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh của công ty cũng có những hạn chế mà nếu được khắc phục thì phần hành kế tóan này của Công ty sẽ được hoàn thiện hơn. Em xin đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty như sau:

Về bộ máy kế toán và phân công trong bộ máy kế toán:

Phòng kế toán của Công ty gồm 6 người, với trình độ cao kinh nghiệm lâu năm thực sự là một lợi thế của Công ty. Việc bố trí công việc của các thành viên trong phong khá hợp lý. Tuy nhiên để nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán thì có thể vài năm một lần kế toán viên nên đổi phần việc của mình cho người khác. Qua đó, mỗi người sẽ có một tầm nhìn khái quát hơn về kế toán, hiểu sâu sắc hơn từng phần hành công việc đồng thời khi quay trở lại công việc cũ họ sẽ làm tốt hơn nữa việc làm đó sẽ tạo điều kiện cho sự phối hợp nhịp nhàng trong công việc tránh trường hợp thực hiện trùng lặp giữa các phần hành riêng.

Về hoàn thiện kế toán chi tiết hàng hoá:

Công ty nên đặt hệ thống mã số cho từng chủng loại hàng hoá để tiện cho công tác quản lý của đơn vị, đồng thời tiện cho công tác hạch toán kế toán trên máy vi tính.

Về việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

Từ những đặc điểm kinh doanh của Công ty đòi hỏi phải tiến hành lập dự phòng như thế nào ?

Tác động về tài chính: Dự phòng giảm phần vốn lưu động thực sự nằm trong luân chuyển, dự phòng quá lớn không cần thiết sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Dự phòng quá nhỏ so với yêu cầu sẽ không đủ bù đắp thâm hụt do giảm giá, dẫn đến tình trạng mất cân bằng vốn lưu động, ảnh hưởng tới kinh doanh của doanh nghiệp.

Công ty nên mở TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho chỉ được lập vào cuối niên độ kế toán, trước khi lập báo cáo tài chính.Khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải thực hiện theo đúng các quy định của cơ chế quản lý tài chính hiện hành. Việc lập dự phòng phải tính cho từng thứ hàng hoá tồn kho nếu có bằng chứng chắc chắn về sự giảm giá thường xuyên, có thể xảy ra trong niên độ kế toán, căn cứ vào số lượng, giá trị hàng tồn kho xác định khoản giảm giá hàng tồn kho cho niên độ kế toán tiếp theo.

TK 159

- Giá trị dự phòng giảm Giá hàng tồn kho được hoàn nhập vào kết quả SXKD

- Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã tính vào CPQL

SD: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Cuối niên độ kế toán nếu có những chứng cứ chắc chắn về giá trị thực tế của hàng tồn kho thấp hơn giá trị có thể bán được trên thị trường, kế toán lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo các quy định của cơ chế tài chính hiện hành, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí QLDN

Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Cuối niên độ kế toán sau:

+ Trường hợp số dự phòng cần lập cho năm sau nhỏ hơn số dự phòng cần lập của năm trước, ghi:

Nợ TK 159

Có TK 721 - Các khoản thu nhập bất thường

+ Trường hợp số dự phòng cần lập cho năm sau lớn hơn số dự phòng cần lập của năm trước, ghi:

Nợ TK 642 Có TK 159

Về hoàn thiện về lập dự phòng phải thu khó đòi:

Trong hoạt động kinh doanh của Công ty Hồng hà có những khoản phải thu mà người nợ khó hoặc không có khả năng trả nợ. Nhưng Công ty vẫn

chưa có kế hoạch lập dự phòng phải thu khó đòi. Vì vậy Công ty nên lập dự phòng phải thu khó đòi để phòng những tổn thất về các khoản phải thu khó đòi có thể xảy ra, hạn chế những đột biến về kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán.

Cuối niên độ kế toán doanh nghiệp phải có dự kiến số nợ có khả năng khó đòi, tính trước vào chi phí kinh doanh trong kỳ hạch toán. Số tính trước này được gọi là dự phòng các khoản phải thu khó đòi. Việc xác định số lập dự phòng về các khoản phải thu khó đòi và việc xử lý xoá nợ khó đòi phải theo quy định của cơ chế tài chính.

Doanh nghiệp mở TK 139 để theo dõi

Nợ TK 139 Có

- Các khoản nợ phải thu khó đòi không thu được phải xử lý xoá nợ.

- Kết chuyển số chênh lệch về dự phòng đã lập không sử dụng còn lại đến cuối niên độ kế toán lớn hơn số phải trích lập dự phòng cho niên độ sau.

- Số dự phòng các khoản phải thu khó đòi tính vào chi phí.

DC: Số dự phòng các khoản phải thu khó đòi còn lại vào cuối kỳ

- Căn cứ vào quy định của cơ chế tài chính, cuối niên độ kế toán, tính dự phòng các khoản phải thu khó đòi, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí QLDN

- Khi hoàn nhập các khoản dự phòng phải thu khó đòi theo quy định, ghi:

Nợ TK 139 Có TK 721

- Nếu có khoản phải thu khó đòi thực sự không thể thu nợ được, doanh nghiệp làm thủ tục xoá nợ, ghi:

Nợ TK 139 Có TK 131

Có TK 138 - Phải thu khác

Đồng thời ghi vào bên nợ TK 004 - Nợ khó đòi đã xử lý. (TK ngoài bảng)

Đối với những khoản phải thu khó đòi đã xử lý xoá nợ, nếu khách hàng trả lại, khi thu tiền, ghi:

Nợ TK 111, 112 Có TK 721

Đồng thời ghi vào bên có TK 004- Nợ khó đòi đã xử lý. (TK ngoài bảng)

Khi tính số dự phòng phải thu khó đòi của niên độ sau:

Trường hợp số dự phòng cần lập của niên độ sau ít hơn số dự phòng đã lập của niên độ trước thì số chênh lệch ghi:

Nợ TK 139 Có TK 721

Trường hợp số dự phòng cần lập của niên độ sau nhiều hơn số dự phòng đã lập còn lại của niên độ trước thì số phải lập dự phòng bổ xung ghi:

Nợ TK 642 Có TK 139

Về hoàn thiện về kế toán bán hàng:

Công ty có chính sách khuyến khích khách hàng để tăng doanh thu bán hàng nhằm tăng lợi nhuận, cụ thể như giảm giá cho các khách hàng mua với số lượng lớn hay thực hiện việc chiết khấu bán hàng. Để hạch toán các nghiệp vụ này Công ty phải sử dụng các tài khoản sau:

TK 521: Chiết khấu bán hàng. TK 532: Giảm giá bán hàng.

Khi phát sinh chiết khấu, giảm giá hàng bán kế toán ghi định khoản như sau:

Nợ TK 521 Nợ TK 532

Có TK 131 Hoặc Có TK 111, 112

Đồng thời kế toán điều chỉnh doanh thu: Nợ TK 511 hoặc 512

Có TK 531 Có TK 532

Khi nộp tiền bán hàng cho Ngân hàng, hiện nay kế toán không ghi qua tài khoản 113 mà chỉ khi nhận được giấy báo có của Ngân hàng kế toán ghi

thẳng sang TK 112. Chỉ đến cuối tháng, nếu Ngân hàng chưa báo có kế toán mới ghi qua TK 113. Như vậy trong những thời điểm nhất định trong tháng, kế toán chưa phản ánh đầy đủ tiền vốn trong Công ty. Theo tôi, khi nộp tiền vào ngân hàng, căn cứ vào giấy nộp tiền đã được Ngân hàng ký nhận, kế toán ghi định khoản như sau:

Nợ TK 113 Có TK 111

- Khi nhận được giấy báo có của ngân hàng, kế toán ghi: Nợ TK 112

Có TK 113

Về hình thức sổ kế toán:

Theo chế độ kế toán hiện hành, các doanh nghiệp có thể sử dụng một trong năm hình thức sổ kế toán. Mỗi hình thức đều có những ưu điểm riêng và điều kiện áp dụng thích hợp. Qua nghiên cứu tình hình thực tế, em nhận thấy hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ mà doanh nghiệp đang áp dụng không thuận tiện cho việc áp dụng trên máy vi tính. Để thuận lợi cho việc áp dụng máy vi tính, Công ty nên sử dụng hình thức nhật ký chung thay cho hình thức NKCT

Trên đây là một số phương hướng nhằm hoàn thiện quá trình hạch toán nghiệp vụ hàng hoá, tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tại Công ty Kim khí Hồng hà. Tuy nhiên để những phương hướng đó được thực hiện thì cần phải có những biện pháp sau: Công ty phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên kế toán toàn công ty. Công ty phải trang bị cơ sở vật chất đầy đủ cho phòng kế toán. Công ty phải có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán về tài khoản sử dụng, các quan hệ đối ứng tài khoản và chế độ sổ sách kế toán

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp với nhau. Để đứng vững trên thị trường và không ngừng phát triển là một vấn đề hết sức khó khăn. Nhưng chính sự biến động này của nền kinh tế đã giúp nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.

Việc hoàn thiện quá trình hạch toán nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả là rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Hoàn thiện quá trình hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tổ chức hoạt động tiêu thụ hàng hoá của mình một cách có hiệu quả hơn, đồng thời nó giúp doanh nghiệp có thể quản lý tốt hơn hoạt động tiêu thụ của mình, đảm bảo lấy thu bù chi và có lãi. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước và nâng cao đời sống CBNV.

Do thời gian thực tập chưa nhiều, nên các vấn đề đưa ra trong chuyên đề này chưa có tính khái quát cao, việc giải quyết chưa hẳn đã hoàn toàn thấu đáo và không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp chỉ bảo của cán bộ trong công ty, các thầy cô giáo để chuyên đề của em được tốt hơn nữa.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình hiệu quả của Ban lãnh đạo Công ty, phòng kế toán chi nhánh Công ty cổ phần Vinafood 1 Hải Dương tại Kim Thành và cô giáo Đồng Thị Huyền đã hướng dẫn chỉ bảo em hoàn thành bài báo cáo này.

Danh mục tham khảo

1. Kế toán tài chính doanh nghiệp phần I – PGS.TS Nguyễn Văn Công – Viện đại học Mở Hà Nội – Nhà xuất bản thống kê.

2. Kế toán tài chính doanh nghiệp phần II – PGS.TS Nguyễn Văn Công – Viện đại học Mở Hà Nội – Nhà xuất bản thống kê.

3. Kế toán tài chính doanh nghiệp phần III – PGS.TS Nguyễn Văn Công – Viện đại học Mở Hà Nội – Nhà xuất bản thống kê.

4.Kế tóan tài chính – TS.Vừ Văn Nhị, TS. Trần Anh Hoa, Ths. Trần Thị Duyên, Ths. Nguyễn Ngọc Dũng – Nhà xuất bản thống kê - 2001

5. www.danketoan.com

6. www.ketoantruong.com.vn

7. www.niceacounting.com 8. www.tapchiketoan.com

Một phần của tài liệu tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi nhánh công ty cổ phần vinafood 1 hải dương tại kim thành (Trang 74 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w