Thực trạng tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi nhánh công ty cổ phần Vinafood 1 Hải Dương tại Kim Thành

Một phần của tài liệu tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi nhánh công ty cổ phần vinafood 1 hải dương tại kim thành (Trang 33 - 38)

tại chi nhánh công ty cổ phần Vinafood 1 Hải Dương tại Kim Thành 2.2.1 Đặc điểm và tổ chức quản lý hoạt động bán hàng

Chứng từ gốc HĐGTGT, PXK… Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ Sổ kế toán chi tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp số liệu chi tiết

Sổ cái

TK 511,632,641,642 Bảng cân đối PS

+ Danh mục hàng hóa

Qua hệ thống sổ sách kế toán cho thấy ngành nghề kinh doanh đăng ký thì nhiều nhưng mặt hàng kinh doanh chủ đạo của công ty chủ yếu là lương thực bao gồm:

Gạo Tấm Bột Thóc

BC Rượu cũ Gạo BC

Xi Rượu mới Mỳ Xi

Rượu Rượu trung Đỗ tương Q

Mằn Thơm Pha Mằn

Thơm Trộn Lật

Đặc sản Cám Nông phẩm Bao bì

Q Ngô Đạm Caton

Gạo Lân Vỏ bao sitic

+ Thị trường tiêu thụ

Hàng hóa của công ty được tiêu thụ trên thị trường nội địa khu vực phía

Bắc: Hải Dương, Hưng Yên,Quảng Ninh, Hải Phòng,Thái Bình, Hà Nội,... Ngoài ra, sau 02 năm hoạt động công ty đã cung ứng gạo xuất khẩu cho Tổng công ty lương thực miền Bắc hơn hai chục nghìn kg xuất cho các thị trường

Cu Ba, I Rắc, và một số nước trong khu vực Châu Á tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

+ Phương thức bán hàng tại công ty

- Bán lẻ trực tiếp: Công ty bán lẻ lương thực trực tiếp ở các quầy hàng, các chi nhánh hoặc tại cửa kho. Ở đây sẽ có nhân viên làm nhiệm vụ thu tiền và viết hóa đơn cho khách hàng. Cuối ngày kiểm kê và lập báo cáo hàng hóa.Trong trường hợp này thì không có hợp đồng.

- Bán buôn: Công ty sẽ ký hợp đồng mua bán cho những khách hàng lớn. Mọi điều khoản về hình thức giao hàng và thời hạn thanh toán được quy định cụ thể trong từng hợp đồng với từng đối tượng. Thông thường, trong hợp đồng ký kết thì bên mua hàng sẽ phải chuyển trả trước 50% giá trị hàng hóa, khi hàng hóa đã được giao thì bên mua sẽ chuyển trả 50% giá trị hàng hóa còn lại.

Công ty không gửi hàng đại lý và gửi đi bán nên không phát sinh TK 157 “Hàng gửi đi bán”.

+ Danh mục khách hàng

STT Tên khách hàng Địa chỉ

1 Công ty cổ phần lương thực Sơn La

Phúc Thành- Kim Thành- Hải Dương

Thanh Hóa

3 Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dương

Số 223/Điện Biên Phủ- TP. Hải Dương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 Công ty cổ phần TM Bia Hà Nội - Hưng Yên 89

Thị trấn Bần- Văn Lâm- Hưng Yên

5 Công ty TNHH CB NS - TP XK Tường Lân

Đại Hồng – Kinh Môn – Hưng Yên

6 Công ty cổ phần XNK lương thực thực phẩm Hồng Hà

My Tho- Uông Bí –Quảng Ninh

7 Doanh nghiệp tư nhân Minh Quang

Trường Chinh- Hồng Bàng-Hải Phòng

+ Phương thức thanh toán

Công ty áp dụng ba phương thức thanh toán đó là thanh toán ngay, trả chậm và khách hàng đặt tiền trước.

Khách hàng có thể thanh toán tiền hàng trực tiếp bằng tiền mặt hoặc thanh toán bằng tiền gửi.

- Thanh toán ngay: Khách hàng sau khi đã nhận đủ số lượng hàng hóa mà đã ký kết, thỏa thuận mua bán giữa hai bên thì sẽ thanh toán tiền hàng ngay cho công ty. Với những khách hàng mua lẻ hoặc khách hàng mới thì doanh nghiệp sẽ áp dụng phương thức này hoặc một số khách hàng thường xuyên của công ty sau khi nhận đủ hàng sẽ thanh toán ngay.

- Trả chậm: Khách hàng đã nhận được hàng nhưng chưa thanh toán tiền hàng cho công ty trong vòng 7 ngày sẽ tính theo lãi suất của ngân hàng tại thời điểm hiện tại. Việc thanh toán tiền hàng được quy định rõ trong hợp đồng mua bán mà công ty và người mua đã ký kết. Thông thường những khách hàng có uy tín hoặc khách hàng thường xuyên của công ty mới được áp dụng phương thức thanh toán này.

- Khách hàng đặt tiền trước: sau khi ký hợp đồng mua bán, khách hàng sẽ phải chuyển trước 50% giá trị hàng hóa, sau khi công ty giao hàng cho khách hàng, có biên bản xác nhận hàng hóa thì khách hàng sẽ thanh toán số tiền còn lại.

+ Tổ chức hoạt động bán hàng

Sơ đồ 2.4 Kênh tiêu thụ hàng hóa của Công ty

Công ty Người tiêu dùng (1) Nhà bán buôn (2) Nhà bán lẻ (3) Nhà bán buôn Nhà bán lẻ (4)

Kênh số 1: Là kênh trực tiếp, công ty xuất bán lương thực trực tiếp cho người tiêu dùng. Kênh này rút ngắn được thời gian lưu thông và tiết kiệm được chi phí.

Kênh số 2: Là kênh gián tiếp ngắn vì có một trung gian. Công ty có khả năng tiêu thụ số lượng lương thực lớn, nhưng khả năng phổ biến sản phẩm ít hơn.

Kênh số 3: Là kênh gián tiếp ngắn, vì lương thực phải qua một trung gian là nhà bán lẻ. Áp dụng kênh này, công ty có khả năng phổ biến sản phẩm rộng rãi. Vì công ty bán lương thực cho rất nhiều nhà bán lẻ và một nhà bán lẻ có rất nhiều khách hàng.

Kênh số 4: Là kênh gián tiếp dài vì lương thực phải qua 2 trung gian là nhà bán buôn và nhà bán lẻ. Công ty có thể tiêu thụ được nhiều hàng hóa và

vừa có khả năng phổ biến sản phẩm rộng rãi. Mỗi một loại kênh tiêu thụ có những ưu và nhược điểm khác nhau, chính vì vậy, công ty đã sử dụng nhiều kênh để hàng hóa được tiêu thụ nhiều hơn, mang lại hiệu quả trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi nhánh công ty cổ phần vinafood 1 hải dương tại kim thành (Trang 33 - 38)