Đổi mới công tác lập kế hoạch đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ở Cung Văn hóa Thể thao thanh niên thành phố Hải Phòng Phạm Đức Mạnh. (Trang 66 - 100)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1.Đổi mới công tác lập kế hoạch đào tạo

3.2.1.1. Mục tiêu

Việc quản lý hoạt động đào tạo của Cung VH-TTTN chỉ có thể thực hiện thành công nếu nhƣ có một kế hoạch cụ thể, chính xác và chi tiết. Kế hoạch sẽ chỉ rõ mục tiêu của năm học, công việc phải thực hiện tại từng thời điểm... Chính vì vậy, việc tăng cƣờng chất lƣợng khâu lập kế hoạch hoạt động đào tạo phải là điều đầu tiên và rất cần thiết

Công tác lập kế hoạch đào tạo của Ban giám đốc cần có những thay đổi theo hƣớng dựa trên các cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý đào tạo, tránh sự tùy tiện chỉ dựa trên kinh nghiệm công tác hàng năm. Chỉ khi có các kế hoạch đào tạo của Cung, của các khoa, phòng và của các nhóm dạy, các giáo viên…đƣợc xây khoa học thì công tác đào tạo và quản lý đào tạo mới hiệu quả.

Mặt khác, biện pháp này nhằm tạo điều kiện giúp cho GV có tính chủ động, “quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm” trong kế hoạch dạy học của mình. Kế hoạch dạy học phải làm sao vừa đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, chƣơng trình dạy học do Ban giám đốc Cung VH-TTTN quy định, vừa phù hợp với đối tƣợng học viên, đối tƣợng khách hàng của Cung VH- TTTN hƣớng đến.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Khi xây dựng Chương trình hoạt động hàng năm của Cung cần chú trọng nội dung kế hoạch đào tạo: Phân công bộ máy quản lý đào tạo, nhân sự; Kế hoạch tuyển sinh, Xây dựng chƣơng trình môn học; Bố trí các lớp học và giảng viên; Công tác chuẩn bị cơ sở vật chất - thiết bị… cần phân định rõ ràng công việc và lộ trình, ngƣời đảm nhiệm chính…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 57 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Giám đốc ủy quyền cho Phó giám đốc phụ trách đào tạo lập Kế hoạch đào tạo cho toàn bộ hoạt động đào tạo trong năm của Cung. Trong Kế hoạch đào tạo của Ban giám đốc cần cụ thể hóa và thể hiện rõ từng mục tiêu, biện pháp, nhân sự và thời gian thực hiện.

Tiếp theo, cần phải đƣợc cụ thể hóa trong kế hoạch hoạt động của từng Phòng, khoa và các tổ, nhóm chuyên môn theo từng thời gian, từng lộ trình.

Kế hoạch cần nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ, nôi dung, đồng thời cần vạch ra rõ chỉ tiêu phấn đấu cụ thể.

Ban giám đốc cần xây dựng bộ máy giám sát, kiểm tra đánh giá việc xây dựng kế hoạch cũng nhƣ thực hiện kế hoạch. Cần có báo cáo đánh giá cụ thể và chi tiết kết quả thực hiện kế hoạch. Trên cơ sở đó, báo cáo sẽ làm căn cứ giúp giám đốc có thể tăng cƣờng, hoặc điều chỉnh kế hoạch kịp thời.

- Quản lý thực hiện kế hoạch đào tạo, gồm các loại kế hoạch sau: + Kế hoạch phân công giảng dạy cho giáo viên.

+ Kế hoạch kiểm tra thực hiện chƣơng trình; kế hoạch kiểm tra chuyên đề, kiểm tra toàn diện GV; kế hoạch luyện tập; kế hoạch bồi dƣỡng nhƣng học viên có khả năng, năng khiếu để thi đấu chuyên nghiệp; kế hoạch tăng cƣờng trang thiết bị dạy học và luyện tập.

+ Kế hoạch dự phòng, bổ sung điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết (không làm thay đổi các mục tiêu chính, song phù hợp tình hình thực tế tại các thời điểm gặp vấn đề phát sinh).

b. Cách thức thực hiện

Trong quá trình xây dựng kế hoạch, cần đảm bảo quy trình một cách nghiêm ngặt, tránh tình trạng đánh giá hời hợt và đƣa ra các giải pháp thiếu thực tiễn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 58 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sau khi xây dựng xong kế hoạch đổi mới PPDH cho năm học, cần có sự đánh giá, nhận xét góp ý của cán bộ, giáo viên nhà trƣờng, căn cứ vào những nhận xét góp ý đó, có thể điều chỉnh kế hoạch hợp lý. Sau khi nhận đƣợc sự thống nhất của đông đảo cán bộ, giáo viên thì kế hoạch cần đƣợc phổ biến rộng rãi trong đơn vị và thực hiện một cách nghiêm túc.

Xây dựng thời gian biểu, lộ trình thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH và phải thực hiện một cách chính xác và nghiêm ngặt.

Tuy nhiên, trong quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo thì Ban giám đốc cần chú ý một số vấn đề nhƣ:

+ Phân loại lớp học, sắp xếp lớp học dựa vào độ tuổi, năng khiếu, khả năng của ngƣời học. Biên chế các lớp với quy mô hợp lý, đảm bảo cho việc dạy học và luyện tập có chất lƣợng.

+ Chỉ đạo giáo viên, huấn luyện viên chú trọng những kiến thức và kỹ năng thực tế... thay vì giảng dạy nhƣ ở trƣờng phổ thông. Chỉ đạo giáo viên, huấn luyện viên đứng lớp phải luôn luôn có biện pháp kích thích, động viên, khuyến khích học viên để họ có hứng thú và động cơ học tập và luyện tập.

- Tổ chức kiểm tra thực hiện chƣơng trình và giờ dạy: Có nhiều hình thức tổ chức kiểm tra việc thực hiện nội dung chƣơng trình, ở đây chỉ xin nêu ra một số hình thức cụ thể nhƣ sau:

+ Giao cho các trƣởng phòng, trƣởng bộ môn phụ trách chuyên môn qua phiếu báo giảng, sổ ghi đầu bài để tổ chức theo dõi, tránh tình trạng phiếu báo giảng và sổ đầu bài không ăn khớp, không thống nhất.

+ Kiểm tra hồ sơ giáo viên, huấn luyện viên: Phải kiểm tra giáo án của GV thƣờng xuyên, qua từng khóa học. Giám đốc phân công Phó giám đốc, trƣởng bộ phận kiểm tra định kỳ. Tất cả phải lên kế hoạch từ đầu năm, phân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 59 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

công trƣởng bộ phận, bộ môn và GV cốt cán kiểm tra, đặc biệt phải đi sâu vào chất lƣợng của hồ sơ, giáo án.

+ Ban giám đốc Cung VH -TTTN chỉ đạo cho ngƣời đƣợc phân công xây dựng thời khoá biểu đảm bảo tính khoa học, hợp lý, đồng thời ở mức độ nhất định thoả mãn đƣợc yêu cầu của từng GV. Điều đặc biệt lƣu ý là phải quan tâm tới việc phân bố giữa lý thuyết và thực hành, luyện tập để tạo điều kiện cho học viên có thể tiếp thu cả lý thuyết lẫn việc luyện tập hiệu quả

Khi chỉ đạo thời khoá biểu lên lớp của GV cần chú ý: + Triển khai các biện pháp theo dõi nề nếp ra vào

+ Có phƣơng án dự phòng giải quyết các giờ vắng của GV. + Điều chỉnh thời khoá biểu nếu cần thiết, nhƣng không tuỳ tiện

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ban giám đốc phải có kỹ năng lập kế hoạch và có nhận thức đúng về vai trò của kế hoạch đào tạo hàng năm;

Xây dựng kế hoạch đào tạo trƣớc khi thời gian đào tạo bắt đầu.

Ngƣời phụ trách các phòng, khoa, phụ trách các môn học, nhóm dạy và cá nhân giáo viên, huấn luyện viên phải có ý thức trách nhiệm cao và có năng lực quản lý đào tạo.

3.2.2. Nâng cao từng bước năng lực, nghiệp vụ quản lý của Ban giám đốc

3.2.2.1. Mục tiêu

Thực hiện chủ trƣơng của Thành đoàn Hải Phòng và cấp bộ Đoàn cấp trên: nâng cao năng lực và trình độ quản lý của bộ máy quản lý đào tạo chuyên trách tại Cung Văn hóa thể thao thanh niên thành phố Hải Phòng.

Trong quản lý hoạt động đào tạo, ban giám đốc Cung VH-TTTN vừa phải tiến hành giám sát đôn đốc công việc nhƣng cũng phải nắm rõ đƣợc các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 60 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghiệp vụ đào tạo cơ bản của mỗi môn học. Muốn vậy, ban giám đốc cần có năng lực chuyên môn và kỹ năng quản lý hoạt động đào tạo, có nghệ thuật xử thế, giáo tiếp có thể tạo ra sự đồng thuận trong hành động. Ban giám đốc phải có phong cách lãnh đạo hiệu quả

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện

- Ban giám đốc phải tự bồi dƣỡng năng lực chuyên môn và năng lực quản lý hoạt động đào tạo.

+ Ban giám đốc phải là tấm gƣơng về chuyên môn, tự học và sáng tạo, đi đầu trong các phong trào. Ban giám đốc phải rèn luyện đƣợc các phong cách quản lý nhƣ: làm cho nhân viên thấy rõ đƣợc sự bao dung, khách quan, hòa hiệp khi cần phải thể hiện sự quyết đoán quyền uy trong công việc, xây dựng đƣợc công tác quản lý hoạt động đào tạo có kỷ cƣơng, kết hợp hài hòa giữa đức trị và pháp trị...

+ Thƣờng xuyên nghiên cứu các văn bản, tài liệu, học hỏi kinh nghiệm của các lãnh đạo đi trƣớc...

+ Lập kế hoạch bồi dƣỡng năng lực chuyên môn, năng lực quản lý cho bản thân

+ Tích cực tham gia các lớp tập huấn, lớp bồi dƣỡng về kiến thức quản lý, lý luận chính trị....

+ Tham gia vào công tác kiểm tra đánh giá năng lực của học viên

- Ban giám đốc phải biết vận dụng cơ sở lý luận vào thực tiễn hoạt động đào tạo, có kỹ năng chỉ đạo, điều hành hoạt động đào tạo

+ Ban giám đốc phải làm gƣơng trong các hoạt động đào tạo, đặc biệt trong hoạt động đổi mới phƣơng pháp đào tạo. Giám đốc và phó giám đốc phụ trách trực tiếp tiến hành công tác thanh tra, đánh giá chất lƣợng giáo viên, chất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 61 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lƣợng đào tạo của giáo viên, cũng nhƣ chất lƣợng của học viên để có thể đƣa ra những chính sách, giải pháp hợp lý và kịp thời.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

Bản thân ban giám đốc cần có nhận thức đúng đắn về sứ mệnh, vai trò, nhiệm vụ, và tầm quan trong của mình trong công tác quản lý hoạt động đào tạo. Có đội ngũ nhân viên nhiệt tình, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi đƣợc giao và chỉ đạo.

3.2.3. Xây dựng và chuẩn hóa nội dung chương trình đào tạo

3.2.3.1. Mục tiêu biện pháp

Nhằm nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo thì việc nâng cao chất lƣợng nội dung chƣơng trình đào tạo tại Cung văn hóa thể thao thanh niên thành phố Hải Phòng cần đƣợc quan tâm, xây dựng. Ban giám đốc, và các bộ phận chuyên trách cần xây dựng chƣơng trình đào tạo phong phú, đa dạng và phù hợp với nhu cầu thực tế.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Với đặc thù đạo tạo của Cung VH-TTTN là đào tạo các lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, thể dục và thể thao, nên mục tiêu đào tạo nhằm nâng cao đời sống tinh thần, nâng cao khả năng nghệ thuật, sức khỏe và đời sống tinh thần cho các đối tƣợng học viên (học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên, hoặc ngƣời lớn...) vì vậy hoạt động đào tạo cần khơi gợi khả năng, năng lực cá nhân và niềm đam mê của mỗi học viên.

Nêu rõ yêu cầu trình độ từng bộ môn đào tạo, thời gian đào tạo, luyện tập tƣng ứng. Bên cạnh đó phải xác định yêu cầu trình độ chuẩn đầu ra cả về mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ nhằm đáp ứng yêu cầu chung của mỗi bộ môn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 62 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Để làm đƣợc những điều trên, Cung VH-TTTN khi xây dựng mục tiêu chƣơng trình cần tìm hiểu bám sát thực tế, nhu cầu nguyện vọng của học viên trên địa bàn thành phố Hải Phòng nhằm xây dựng nội dung chƣơng trình đào tạo cho phù hợp. Bên cạnh đó phải có sự chỉ đạo giám sát chặt chẽ của các cấp quản lý, các đơn vị chức năng. Có các CBGV có kiến thức, biết phân tích tình hình thực tiễn và bám sát yêu cầu thực tiễn mới có thể xây dựng chƣơng trình đào tạo phù hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện

Khảo sát, điều tra về nhu cầu về loại hình, bộ môn mà các đội tƣợng Cung VH-TTTN hƣớng tới (thanh thiếu niên, sinh viên...) để xây dựng chƣơng trình đào tạo.

Ban giam đốc cần xây dựng kế hoạch, xây dựng chƣơng trình đào tạo cụ thể, và tiến hành kiểm tra đánh giá nội dung và chƣơng trình đào tạo đã triển khai.

3.2.4. Xây dựng và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên cơ hữu và mạng lưới cộng tác viên

3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp

Chất lƣợng đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên có vai trò quyết định chất lƣợng đào tạo. Do đó, Cung VH-TTTN Hải Phòng cần tuyển chọn, xây dựng ổn định một đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên nòng cốt (1 số trong đó là biên chế cơ hữu) có đủ tiêu chuẩn (chuẩn hóa) về trình độ chuyên môn về bằng cấp và năng lực thực tiễn, cũng nhƣ về phẩm chất chính trị, đạo đức…

Bên cạnh đó, công tác xây dựng, phát triển mạng lƣới cộng tác viên giáo viên, huấn luyện viên thỉnh giảng... vừa ổn định, vừa đảm bảo yêu cầu chất lƣợng chuyên môn và chuẩn hóa về trình độ bằng cấp..

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 63 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Xây dựng đội ngũ giáo viên cơ hữu chuẩn hóa thông qua tuyển chọn theo chỉ tiêu biên chế. Dĩ nhiên, do đặc thù của Cung, số này chỉ tiêu rất hạn chế, nên phải coi đây là lực lƣợng nòng cốt;

Ban giám đốc cần chính sách chủ động tổ chức các hoạt động bồi dƣỡng tại chỗ của Cung nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm, kiến thức thực tế cho đội ngũ cộng tác viên là giáo viên, huấn luyện viên thỉnh giảng;

Cung văn hóa phải tham mƣu đắc lực cho các cấp ủy đảng, chính quyển, đoàn thể tạo điều kiện thuận lợi để các giáo viên tham gia học tập nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt là các giáo viên trẻ.

Trên cơ sở thực trạng đội ngũ giáo viên về năng lực chuyên môn, điều kiện, hoàn cảnh gia đình những ngƣời cử đi học cao học phải thực sự có đủ năng lực và phẩm chất chính trị để sau khi đƣợc đào tạo có thể phát huy tính tích cực trong giảng dạy và phục vụ lâu dài tại Cung.

Phát triển, mở rộng mạng lƣới cộng tác viên trong giảng dạy bằng cách hợp tác liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài thành phố. Ngoài ra, có thể mở rộng mạng lƣới cộng tác viên đào tạo bằng cách thuê những vận động viên có thành tích cao về giảng dạy tại Cung văn hóa.

Chế độ đãi ngộ và môi trƣờng công tác phải thực sự có tác dụng thiết thực, tạo động lực cho đội ngũ giáo viên cơ hữu, cũng nhƣ mạng lƣới cộng tác viên làm việc hiệu quả, có ý thức tự bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, chất lƣợng công tác giảng dạy và huấn luyện của bản thân mỗi ngƣời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 64 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

Ban giám đốc phải tiến hành rà soát lại tình hình nhân sự, tình hình số lƣợng giảng viên cơ hữu tại Cung để làm căn cứ xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng hay tuyển dụng thêm giáo viên, huấn luyện viên.

Ban giám đốc xin ý kiến chỉ đạo của các cấp lãnh đạo cấp trên (Thành đoàn, Sở nội vụ) về kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng và tuyển dụng nhân sự mới.

3.2.5. Tổ chức hệ thống tuyển sinh, hợp tác và liên kết đào tạo

3.2.5.1. Mục tiêu

- Tăng cƣờng, mở rộng quảng bá và chiêu mộ đông đảo học viên tới đăng ký tham gia các khóa học, khóa đào tạo của Cung VH- TTTN thành phố Hải Phòng… nhằm tăng thêm về số lƣợng tuyển sinh và chất lƣợng đầu vào;

- Mở rộng các quan hệ hợp tác, liên kết đào tạo để đa dạng hóa hơn nữa các lớp học và chuyên ngành đào tạo;

- Tăng cƣờng quản lý chất lƣợng công tác hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở đối tác của Cung VH- TTTN thành phố Hải Phòng.

3.2.5.2. Nội dung thực hiện, cách thức thực hiện a. Đối với công tác tuyển sinh

Trƣớc khi bƣớc vào các khóa học mới, khi thực hiện hội nghị tổng kết hàng năm, Ban giám đốc phải phối hợp với các bộ phận tuyển sinh, các bộ môn liên quan tiến hành đánh giá về công tác tuyển sinh khóa học trƣớc, năm học vừa rồi. Tìm ra những hạn chế, những nguyên nhân và đƣa ra những giải

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo ở Cung Văn hóa Thể thao thanh niên thành phố Hải Phòng Phạm Đức Mạnh. (Trang 66 - 100)