- Nếu giá trị NVL thiếu ngoài định mức và đã xác định được nguyên nhân thì sẽ ghi vào bên nợ TK 334 ( trừ lương nhân viên sai phạm), Nếu
3.2.3 Về hệ thống tài khoản sử dụng.
Công ty đang sử dụng TK 152 để hạch toán NVL, tuy nhiên TK này mới chỉ chi tiết thành : TK 1521- NVL chính
TK 1522- NVL phụ
TK 151- Hàng mua đang đi đường TK 621- Chi phí NVL trực tiếp
Nhìn chung, cũng chỉ phản ánh một cách chung chung, chưa theo dõi sát sao tình hình cụ thể của từng nhóm, từng loại NVL.
Trong khi đó, số lượng chủng loại NVL của công ty lên đến hàng trăm loại. Công ty nên chi tiết các TK trên để phản ánh sát sao hơn tình hình của từng loại, nhóm NVL. Nếu thực hiện chi tiết phù hợp, bất kỳ lúc nào công ty cũng có thể nắm bắt được thông tin cụ thể về tình nhập-xuất-tồn của từng loại vật liệu. Tùy vào đặc điểm công tác kế toán tại đơn vị, công ty nên chọn lựa cách thức chi tiết TK cho phù hợp.
Việc chi tiết TK có thể được thực hiện như sau :
Ngoài ra, Công ty cần chú ý tới một công việc không kém phần quan trọng đó là lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho thông qua TK 159- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Hiện nay, giá cả biến động thì lập dự phòng là công việc nên làm. Hơn nữa,trong quá trình sử dụng NVL không thể tránh khỏi hỏng hóc, hao mòn dẫn đến giảm giá trị so với giá gốc ban đầu. Lập dự phòng được thực hiện dựa trên việc xem xét, so sánh tương quan giữa giá trị thực tế của vật tư hoặc giá trị thuần có thể thực hiện với giá gốc ban đầu. Việc lập dự phòng phải được áp dụng cho những loại vật tư trong kho, được trích lập vào cuối niên độ kế toán khi xét thấy giá trị thuần có thể thực hiện được của vật tư đó nhỏ hơn giá gốc.
Hiện trong kho của công ty có một số NVL chất lượng giảm sút do bảo quản và những nhân tố khách quan khác. Chẳng hạn,một số loại NVL đặc thù chỉ sử dụng cho những dự án đặc thù sau khi kết thúc thi công, lượng vật tư thừa sẽ được nhập kho. Những loại này ít dùng cho công trình thông thường nên sẽ được bảo quản trong kho một thời gian, sự sụt giảm giá trị là điều không thể tránh khỏi. Ngoài ra, công ty sử dụng một số vật tư có giá cả không ổn định, kế toán cũng nên lập dự phòng đối với trường hợp này.
Nội dung TK cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 Cấp 5
NVL trong kho Theo từng kho hàng Theo từng loại vật tư Theo từng nhóm vật tư Theo từng mã danh điểm
Hàng mua đang đi đường Theo từng loại hàng Theo từng nhà cung cấp Chi phí NVL trực tiếp Theo từng công trình cụ thể Theo từng khoản NVL cụ thể
Mức dự phòng giảm giá cho mỗi loại vật tư được xác định như sau : Mức dự phòng giảm giá vật tư = Số lượng vật tư tồn kho X (Giá gốc của 1 đv vật tư -
Giá thị trường của 1đv vật tư)
Bút toán lập dự phòng bằng cách ghi nợ TK 632, ghi có TK 159 với số tiền là số dự phòng đã trích lập. Sang năm sau nếu số dự phòng phải trích nhỏ hơn số đã trích, kế toán trích bổ sung. Còn nếu số dự phòng đã trích lớn hơn số cần trích, kế toán hoàn nhập dự phòng.
Trên thực tế hiện nay giá cả của các vật liệu xây dựng thường có xu hướng tăng, tuy nhiên cũng không thể chắc rằng sẽ không xảy ra tình trạng trượt giá NVL nghiêm trọng từ 10- 50% ( tùy từng loại) như hiện nay,ngành xây dựng có vẻ gặp khó khăn và đang bj trững lại. Do đó Công ty cần theo dõi sát sao biến động của thị trường, khi thấy có dấu hiệu giảm giá cần thực hiện bút toán lập dự phòng để tránh trước những tổn thất lớn có thể xảy ra.