HÌNH THỨC HUY ĐỘNG

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh phân tích hiệu quả hoạt động huy động vốn tại nhno&ptnt tp. trà vinh (Trang 55 - 58)

II. Nguồn vốn điều

Đvt: Triệu đồng

HÌNH THỨC HUY ĐỘNG

trước. Vì vậy, Ngân hàng cần phải có sự điều chỉnh trong công tác huy động vốn bằng ngoại tệ để thu hút được lượng vốn ngoại tệ nhiều hơn. Bên cạnh đó, sự sụt giảm và tăng chậm trở lại của lượng vốn ngoại tệ có thể là do sự bất ổn của thị trường ngoại tệ trong và ngoài nước làm ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng.

2.2.5. Phân tích cơ cấu nguồn vốn theo hình thức huy động

Bảng 6: CƠ CẤU NGUỒN VỐN THEO HÌNH THỨC HUY ĐỘNG NHNo&PTNT TPTV NĂM 2008 - 2010

Đvt: triệu đồng

HÌNH THỨC HUY ĐỘNG ĐỘNG

NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010

Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Tiền gửi không kỳ hạn 21.479 40.742 89,68% 45.523 11,73% Tiền gửi có kỳ hạn 35.736 82.808 131,72% 100.722 21,63%

Kỳ phiếu 6.138 16.557 169,75% 18.388 11,06%

Nguồn vốn huy động 63.353 140.107 121,15% 164.633 17,50%

(Nguồn: Phòng Kế toán - Ngân quỹ NHNo&PTNT Thành Phố Trà Vinh)

Đvt: tỷ đồng

Hình 7: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn theo hình thức huy động của NHNo&PTNT TPTV năm 2008-2010 0 20 40 60 80 100 120

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Năm S ố t iề n ( tỷ đồng)

Tiền gửi không kỳ hạn

Tiền gửi có kỳ hạn

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy cả ba hình thức huy động vốn qua ba năm của Ngân hàng điều có sự gia tăng liên tục và đồng bộ với sự tăng trưởng chung của tổng nguồn vốn huy động.

* Hình thức huy động tiền gửi không kỳ hạn:

Lượng tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng qua ba năm luôn chiếm tỷ lệ trung bình trong tổng nguồn vốn, nó cao hơn nguồn vốn từ kỳ phiếu nhưng lại thấp hơn lượng tiền gửi có kỳ hạn. Năm 2008, lượng tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng là 21.479 triệu đồng, chiếm 33,90% tương đương 1/3 tổng nguồn vốn, đây là con số khá cao. Năm 2009, lượng tiền gửi không kỳ hạn gia tăng bất ngờ với số tiền 40.742 triệu đồng, chiếm 29,08% tổng nguồn vốn, tăng 19.263 triệu đồng tương đương 89,68% so với năm 2008. Mặc dù tỷ trọng của lượng tiền gửi không kỳ hạn trong tổng nguồn vốn có thuyên giảm trong năm 2009 nhưng tốc độ gia tăng lại cao vượt bậc so với năm 2008. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do tình hình tài chính của các công ty, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế trên địa bàn phát triển mạnh và Ngân hàng luôn giữ vững mối quan hệ tốt đẹp với họ, chính vì vậy mà lượng tiền gửi thanh toán của các tổ chức này tập trung nhiều ở Ngân hàng. Năm 2010, lượng tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng là 45.523 triệu đồng, chiếm 27,65% tổng nguồn vốn, tăng 4.781 triệu đồng tương đương 11,73% so với năm 2009. Nhìn chung, qua ba năm tỷ trọng của lượng tiền gửi không kỳ hạn trong tổng nguồn vốn có sự sụt giảm nhẹ dần theo các năm, nguyên nhân của sự sụt giảm này là do sự gia tăng mạnh của lượng tiền gửi có kỳ hạn và kỳ phiếu. Tuy nhiên, tỷ lệ trên vẫn là một con số khá cao và đáng mừng cho công tác huy động vốn không kỳ hạn ở Ngân hàng, đặc biệt là loại hình tiền gửi thanh toán. Điều đó chứng tỏ các dịch vụ thanh toán của Ngân hàng luôn tốt và ngày càng tạo được lòng tin với khách hàng.

* Hình thức huy động tiền gửi có kỳ hạn:

Trong cơ cấu nguồn vốn huy động thì vốn tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ lệ cao nhất. Năm 2008, lượng tiền gửi có kỳ hạn là 35.736 triệu đồng, chiếm 56,41% tổng nguồn vốn. Năm 2009, lượng tiền gửi có kỳ hạn là 82.808 triệu đồng, chiếm 59,10% tổng nguồn vốn, tăng 40.072 triệu đồng tương đương 131,72% so với năm 2008. Ta thấy các hình thức huy động của Ngân hàng điều tăng nhanh trong năm 2009, chứng tỏ đây là năm gặt hái được nhiều thành công của nền kinh tế

tỉnh nhà. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì trong năm 2009, toàn bộ các thành phần kinh tế Trà Vinh đều cố gắng hết sức để phát triển kinh tế tỉnh nhà nhằm tạo đà để Thị xã Trà Vinh được công nhận thành phố loại ba trong năm 2010. Năm 2010, lượng tiền gửi có kỳ hạn thu được là 100.722 triệu đồng, chiếm 61,18% tổng nguồn vốn, tăng 17.914 triệu đồng tương đương 21,63% so với năm 2009. Đạt được kết quả này là do Ngân hàng đã tiếp thu và phát huy các thế mạnh trong công tác huy động vốn năm 2009 cùng với tình hình tài chính của các cá nhân và tổ chức ngày càng được thúc đẩy khi Thị xã Trà Vinh chính thức trở thành Thành phố loại ba. Nhìn chung, qua ba năm lượng tiền gửi có kỳ hạn của Ngân hàng tăng liên tục và luôn chiếm tỷ trọng trên 50% tổng nguồn vốn, đây là một tỷ lệ khá cao và phù hợp với tình hình chung bởi vì tiền gửi có kỳ hạn luôn là một nguồn vốn chính ở các Ngân hàng thương mại. Nó thể hiện tính ổn định của nguồn vốn và tính chuyên nghiệp, xuất sắc của các cán bộ nhân viên Ngân hàng trong công tác huy động vốn.

* Hình thức huy động bằng kỳ phiếu:

Trong tổng cơ cấu nguồn vốn huy động, kỳ phiếu chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng nó vẫn gia tăng liên tục và ổn định qua ba năm. Năm 2008, vốn huy động bằng kỳ phiếu là 6.138 triệu đồng, chiếm 9.69% tương đương 1/10 tổng nguồn vốn. Năm 2009, vốn huy động bằng kỳ phiếu là 16.557 triệu đồng, chiếm 11,82% tổng nguồn vốn, tăng 10.419 triệu đồng tương đương 169,75% so với năm 2008. Đây là sự gia tăng bất ngờ trong công tác huy động vốn bằng kỳ phiếu của Ngân hàng, thể hiện công tác huy động vốn bằng kỳ phiếu đã được Ngân hàng chú trọng nhiều hơn và khách hàng ngày càng nhận thấy sự tiện ích của loại hình huy động này. Năm 2010, vốn huy động bằng kỳ phiếu là 18.388 triệu đồng, chiếm 11,17% tổng nguồn vốn, tăng 1.831 triệu đồng tương đương 11,06% so với năm 2009. Tuy tốc độ gia tăng có sự sụt giảm nhẹ nhưng không đáng kể, chứng tỏ công tác huy động vốn bằng kỳ phiếu đã được Ngân hàng duy trì và tiếp tục đưa ra những chính sách nhằm phát triển loại hình này.

Tóm lại, cả ba loại hình huy động vốn trên điều mang lại hiệu quả và lợi nhuận cao cho Ngân hàng. Để thu được kết quả tốt hơn, Ngân hàng cần cố gắng phát huy những lợi thế sẵn có của mình hơn nữa đồng thời không ngừng cải tiến những chính sách huy động để luôn phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong tình hình mới. Bên cạnh đó, tỷ lệ của các loại hình huy động trong cơ cấu tổng nguồn

vốn chưa thật sự đồng đều, Ngân hàng nên có những chính sách để cân đối lại cơ cấu này nhằm có thể đáng ứng tốt hơn tính đa dạng của thị trường trong giai đoạn hiện nay. Phát hành thêm những loại hình huy động mới để tạo tính đa dạng đồng thời thu hút khách hàng mới để có thể cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh phân tích hiệu quả hoạt động huy động vốn tại nhno&ptnt tp. trà vinh (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)