PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH NHU CẦU VÀ ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO (Trang 29 - 32)

1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2006-2008.

Trong giai đoạn 2006-2008 căn cứ vào kết quả đã đạt được trong những năm trước đó và nhu cầu của thị trương mà công ty đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Với nỗ lực và cố gắng toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty quyết tâm sẽ hoàn thành kế hoạch đã đặt ra.

Bảng 5: Kế hoạch sản xuất kinh doanh 2006-2008

Các chỉ tiêu 2006 2007 2008

I. Tổng giá trị sản xuất 621.000.000 645.000.000 755.000.000 1. Giá trị xây lắp 520.384.000 532.135.733 500.000.000 2. Giá trị PV xây lắp 44.616.000 52.195.435 33.000.000

3.Giá trị SXCN 41.000.000 45.668.832 180.000.000

4. Giá trị kinh doanh vật tư 10.000.000 9.000.000 10.000.000 5. Giá trị kinh doanh nhà 5.000.000 6.000.000 32.000.000

II. Doanh thu 621.205.000 640.319.055 677.000.000

III. Lợi nhuận 27.866.000 35.205.785 34.630.000

IV. Nộp nhân sách nhà nước 30.300.000 228.570.884 25.000.000 V. Lao động tiền lương

1. Nhu cầu lao động bình quân 2.767 3.367 3.851

2. Tiền lương bình quân/tháng 2.200 2.200 2.600

Để đạt được các chỉ tiêu trên thì phải dựa vào các căn cứ sau:

Nền kinh tế trong giai đoạn 2006-2010 được dựa báo sẽ tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định( tăng trưởng 7-8%). Sản xuất công nghiệp 2005 tiếp tục duy trì tốc tăng trưởng cao. Quy mô sản xuất công nghiệp 2005 được mở rộng với tổng doanh thu tăng trên 30% so 2004. Năm 2005 tỷ trọng nhóm nghành xây dựng chiếm 41% tổng giá trị GDP của Việt Nam.

2. Kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực năm 2006-2007.

Để đáp ứng yêu cầu sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp cũng như đáp ứng nhu cầu về nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty tiến hành chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực như sau:

- Xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo cho 40-50 lãnh đạo quản lý, 30-40 cán bộ tham gia các lớp đội trưởng…

- Đào tạo lại và đào tạo đội ngũ càn bộ công ty các đơn vị thành viên đặc biệt là đào tạo cán bộ chủ chốt và cán bộ kế cận vầ kiến thức quản trị doanh nghiệp, quản lý kinh tế, ngoại ngữ… tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho tình hình mới của công ty.

- Xây dựng tác phong làm việc công nghiệp, đảm bảo thực hiện đúng tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000.

- Xây dựng chế độ đãi ngộ, khuyến khích công nhân viên được cử đi kèm cặp và đi đào tạo. Thực hiện tốt cho công tác đào tạo tại chỗ cho cán bộ, kĩ sư.

- Thực hiện tốt việc tổ chức thi tuyển theo tiêu chuẩn, tuyển chọn những cán bộ có trình độ đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh.

- Xây dựng chế độ về thu hút và giữ cán bộ quản lý giỏi, công nhân tay nghề cao…

Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống lương lương dựa theo tính chất công việc. Đối công nhân trực tiếp sản xuất lương được tính theo khối lương sản phẩm hoàn thành. Đối với CBCNV gián tiếp hưởng lương theo công việc và căn cứ vào trình độ, năng lực, hiệu quả công việc được giao. Công ty thường xuyên đảm bảo chính sách về tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Công ty có chính sách khen thương xứng đáng đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, đóng góp sáng kiến. Song công ty cũng có áp dụng các quy định xử phạt đối các hành vi gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động hình ảnh của công ty.

Căn cứ vào số lao động hiện có trong công ty, số lao động cần tuyển mới mà công ty xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong năm 2006- 2007:

Bảng 6: Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực năm 2006 - 2007

Nội dung Số lượng

(người)

Thời gian đào

Kinh phí (đồng)

tạo (tháng)

I. Đào tạo nâng cao cho cán bộ kế cận 366.500.000

1. Lớp lý luận chính trị cao cấp 3 24 30.000.000

2. Lớp quản trị doanh nghiệp 7 1 31.500.000

3. Lớp quản lý dự án đầu tư 5 1 12.500.000

4. Lớp đào tạo giám đốc 3 10 210.000.000

5. Cử đi học các lớp ngoại ngữ 5 12 7.500.000

6. Cử đi học các lớp ngắn hạn: Tư vấn giám sát đầu tư, tiêp thị đầu tư

20 1 50.000.000

7. Lớp đội trưởng xây dựng 10 1 25.000.000

II. Đào tạo đại học tại chức 5 60 75.000.000

III. Đào tạo nâng cao cho công nhân kỹ thuật 108.430.000

1. Thợ điện 10 1 9.000.000

2. Thợ sửa chữa 30 1 34.500.000

3. Thợ hàn ống áp lực 10 1 61.930.000

4. Thợ phay mài 3 1 3.000.000

IV. Đào tạo mới, đào tạo thêm nghề 135.000.000

1. Thợ khoan 10 3 45.000.000

2. Thợ mìn 10 3 45.000.000

3. Thợ làm khuôn và đúc 5 3 45.000.000

Tổng cộng 136 684.930.000

Nguồn: Phòng tổ chức – hánh chính

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH NHU CẦU VÀ ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w