3.1) Các nhân tố chủ quan
Trong xác định đối tượng đào tạo thì người quản lý có nhiệm vụ phân tích các hoạt động của công ty cho ý kiến về nhu cầu đào tạo của công ty đối với các vị trí, ngành nghề đào tạo để từ đó đưa ra quyết định đào tạo. Thực tế thì công tác này thực hiện chưa có hiệu quả cao nên việc xác định nhu cầu đào tạo còn gặp nhiều khó khăn và gây ảnh hưởng đến bước đào tạo tiếp theo như: xác định đối tượng, xây dựng chương trình,…
Việc xác định nhu cầu đào tạo còn nhiều bất cập làm cho việc xác định dối tượng đào tạô không chính xác, nhiều khi dẫn tới tình trạng thiếu cán bộ quản lý lại đi đào tạo công nhân kỹ thuật va ngược lại.
Trong việc xác định nhu cầu đào tạo chưa nhận thấy được vai trò của phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc. Phân tích công việc được sử dụng để đánh giá nhu cầu đào tạo thông qua việc xác định những hoạt động lao động mà người lao động cần phải có khả năng để thực hiện. Kết quả của phân tích công việc hình thành nên ba bản: bản mô tả công việc, bản yêu cầu của công việc đối với người thực hiện và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc. Người quản lý sử dụng thông tin trong ba bản để đưu ra những quyết định về công việc của người lao động. Nhưng cả hai hoạt động này không được thực hiện tốt tại công ty.
Trên thực tế thì quá trình phân tích công việc tại công ty còn chưa được tiến hành đầy đủ,cụ thể.do vậy việc xác định nhu cầu đào tạo của công ty còn gặp nhiều khó khăn.Xây dựng bản mô tả công việc,bản yêu cầu của công việc,bản tiêu chuẩn thực hiện công việc cho từng công việc được giao hẹn bằng miệng, chưa rõ ràng.
Ví dụ: Trong mỗi phòng bankhi có người đi công tác nghỉ phép thì cán bộ lãnh đạo được cử người làm thayvà chỉ dẫn công việc cho từng người chứ không có bản mô tả công việc,bản tiêu chuẩn thực hiện làm căn cứ cho lao động làm theo.
Hệ thống đánh giá thực hiện công việc công ty còn sơ sài, các phương pháp đánh giá còn hạn chế vì thế chưa đánh giá được chính xác năng lực thực hiện công việc của người lao động. Qua quá trình đánh giá được tiến hành được thông quá sự giám sát của người quản lý đối với từng phòng ,ban. Chưa xây dựng được phương pháp đánh giá đối với từng cá nhân.
Ví dụ: Đối với phòng tổ chức hành chính thì hệ thống đánh giá được thực hiện bằng phương pháp cho điểm như sau:
Hoàn thành suất sắc công việc: tối đa 30 điểm. Chấp hành kỷ luật lao động: tối đa 30 điểm.
Thực hiện tốt ngày công lao động: tối đa 20 điểm. Tham gia các hoạt động đoàn thể : tối đa 10 điểm.
Từ 86 -100 điểm đạt loại suất sắc, 71-85 điểm xếp loại tốt, 60-70 điểm xếp loại trung bình, dưới 60 điểm xếp loại yếu. Hệ thống đánh giá thực hiện công việc công việc còn chung chung. Cách đánh giá này chưa hỗ trợ cho việc xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực mà chủ yếu dùng để đánh giá hình thức khen thưởng, thi đua giữa các phòng ban với nhau. Để đánh giá năng lực làm việc của từng người thì phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá tỷ mỷ, cụ thể.
Nhìn chung thì việc xác định đối tượng đào tạo trong công ty được xác định cụ thể, chi tiết tiêu chuẩn cho từng đối tượng do đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi cácchương trình đào tạo tránh hiện tưọng đào tạo lãng phí.
3.2) Nhân tố khách quan
Lĩnh vực kinh doanh của công ty Sông Đà 9 rất đa dạng nhưng chủ yếu vẫn là xây dựng. Hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không phụ thuộc rấ lớn vào trình độ năng lực của lao đọng. Một công trình xây dựng đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng của tất cả các bộ phận, từ kỹ sư đến công nhân. Lao động nam chiếm một tỷ lệ lớn do vậy đối tượng đào tạo chính của công ty là nam giới. Vì vậy phải chú ý đào tạo đối tượng lao động này.
Cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo của công ty chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo của lao động. Khi hỏi 47 công nhân viên trong công ty về cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
Theo anh chị trang thiết bị phục vụ cho chương trình đào tạo như thế nào?
Thì 1/3 số lao đông cho rằng trang thiết bị tương đối tốt còn 2/3 số người cho rằng với những trang thiết bị hiện có thì chưa đáp ứng được nhu cầu của người học.Trang thiết bị không được tốt lắm, vẫn còn thiếu do đó chưa kích thích được người lao động tham gia vào các khoá đào tạo do công ty tổ chức.