Về hoạt động của Hộiđồng nhân dân

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã ở Việt Nam hiện nay.PDF (Trang 51)

* Hoạt động của kỳ họp: Hầu hết các xã đều tổ chức họp định kỳ 2 lần một năm theo đúng quy định. Ngoài ra, các xã còn tổ chức họp bất thường do nhu cầu của từng xã. Tuy nhiên, họp bất thường còn ít được sử dụng hoặc chưa được chú trọng đúng mức ở nhiều xã. Nói chung, thời gian của mỗi kỳ họp là 1 ngày, cá biệt có xã họp nửa ngày. Với thời gian họp như vậy, các đại biểu ít có điều kiện trao đổi, thảo luận một cách kỹ lưỡng các vấn đề cho nên thảo luận của các đại biểu chỉ mang tính hình thức.

* Hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân trước và sau kỳ họp tập trung vào các nội dung chủ yếu như: tiếp xúc cử tri theo đơn vị bầu cử, thôn hoặc cụm dân cư; thu thập và phản ánh những ý kiến, nguyện vọng và kiến nghị của cử tri; báo cáo kết quả sau kỳ họp Hội đồng nhân dân và nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Tuy nhiên, hầu hết các đại biểu Hội đồng nhân dân xã chưa làm tốt vai trò là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương. Qua đó cho thấy chất lượng của đại biểu Hội đồng nhân dân xã đang là một vấn đề bức xúc.

Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã ...

52

* Hoạt động của Chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân.

Chủ tịch và phó chủ tịch Hội đồng nhân dân đảm nhiệm một khối lượng lớn công việc. Cụ thể như: soạn thảo báo cáo, nghị quyết và dự kiến chương trình, nội dung kỳ họp; triệu tập, chủ trì các kỳ họp; tổ chức việc tiếp dân, đôn đốc, kiểm tra và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân; lập kế hoạch kiểm tra, giám sát các hoạt động của Ủy ban nhân dân …

* Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân xã được thực hiện một cách khá hình thức, chủ yếu là thông qua các cuộc họp hoặc các báo cáo của Ủy ban nhân dân xã, cá biệt một số xã đại biểu Hội đồng nhân dân không thực hiện việc giám sát mà giao toàn bộ hoạt động giám sát cho chủ tịch và phó chủ tịch. Tuy nhiên, một số xã cũng có những biện pháp tích cực như thành lập tổ giám sát, phân công các đại biểu chuyên trách tham gia trực tiếp hoặc theo dõi hoạt động của Ủy ban nhân dân xã, kịp thời phản ánh những khó khăn, thuận lợi lên chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã. Đối với hoạt động giám sát việc tuân theo pháp luật của các tổ chức và công dân trong phạm vi địa bàn nhìn chung là không hiệu quả và chưa được chú trọng.

* Hoạt động tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo. Ở hầu hết các xã việc tiếp nhận đơn, thư khiếu nại, tố cáo được tiến hành tại trụ sở hoặc trong các cuộc họp ở địa bàn dân cư, qua hòm thư góp ý của các cử tri. Thời gian thực hiện hoạt động này tương đối khác nhau ở mỗi xã. Có xã bố trí một đến hai ngày trong tuần, một số xã khác thực hiện hoạt động này hàng ngày. Hội đồng nhân dân chủ yếu là tổng hợp, phân loại đơn thư sau đó chuyển cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, do vậy vai trò của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã trong việc giải quyết khiếu nại còn rất thấp.

Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã

Hội đồng nhân dân xã ngoài việc ra Nghị quyết kỳ họp còn ra Nghị quyết chuyên đề. Nội dung Nghị quyết theo kỳ họp gồm những vấn đề lớn,

Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã ...

53

thường xuyên của xã như phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục, quốc phòng…. Nội dung của Nghị quyết chuyên đề tập trung vào các vấn đề như: bầu các chức danh Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; điều chỉnh địa giới, tách và tái lập thôn, bản; tăng chi phí cho mỗi đoàn thể quần chúng; điều chỉnh chỉ tiêu ngân sách địa phương…

Nhìn chung, các Nghị quyết được ban hành đã cố gắng bám sát tình hình thực tế, điều kiện cụ thể của địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn những thiếu sót, hạn chế làm giảm chất lượng của các nghị quyết, cụ thể là:

- Nghị quyết ban hành còn chung chung, nhiều nội dung chồng chéo. - Nghị quyết có nội dung không sát với tình hình thực tế địa phương, thiếu sức thuyết phục đối với nhân dân.

- Nghị quyết ban hành nhưng không được thực hiện - Kỹ thuật soạn thảo văn bản còn hạn chế.

* Kết quả thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân. - Nghị quyết được phổ biến, triển khai thực hiện chậm. - Thiếu kiểm tra đôn đốc nên chất lượng và kết quả thấp.

- Hội đồng nhân dân cấp xã do vừa phải giám sát việc thực hiện Nghị quyết của cấp mình vừa phải thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp trên nên hiệu quả thấp.

- Trình độ, năng lực của các cán bộ còn yếu

* Kinh phí hoạt động hàng năm của Hội đồng nhân dân xã. Điều 74 Nghị quyết số 753/2005/NQ- UBTVQH11 ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân quy định: “Kinh phí hoạt động của Hội đồng nhân dân là một khoản trong ngân sách địa phương do Hội đồng nhân dân quyết định theo đề nghị của thường trực Hội đồng nhân dân và thực hiện theo hướng dẫn của Chính phủ”.

Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã ...

54

Thực tế còn cho thấy một số xã còn không có định mức chi cho Hội đồng nhân dân mà chi theo nhu cầu thực tế. Cũng có nơi ngân sách xã không đủ bù chi nên không cung cấp đủ kinh phí như đã dự toán, do vậy hoạt động của Hội đồng nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.

2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân xã

2.2.1. Về tổ chức

* Số lượng và phân công cụ thể từng thành viên Ủy ban nhân dân xã.

Hầu hết các xã đều có số lượng thành viên Ủy ban nhân dân theo đúng quy định. Như vậy, bằng việc quy định một số lượng nhất định thành viên Ủy ban nhân dân, Nhà nước đã tạo được một khung pháp lý hợp lý làm cơ sở cho các xã vận dụng cơ cấu số lượng thành viên Ủy ban nhân dân phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương. Thực tế cũng cho thấy số lượng thành viên Ủy ban nhân dân xã như vậy là phù hợp.

Việc phân công công tác giữa các thành viên Ủy ban nhân dân như sau: - Chủ tịch Ủy ban nhân dân phụ trách chung, điều hành hoạt động của Ủy ban nhân dân, chịu trách nhiệm về các công việc của Ủy ban nhân dân trước hội đồng nhân dân và cơ quan nhà nước cấp trên. Chủ tịch Ủy ban nhân dân chủ yếu phụ trách công tác tài chính, quản lý đất đai, nội chính.

- Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân: . Qua kết quả điều tra cho thấy Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thường được phân công phụ trách các lĩnh vực công tác như văn hóa- xã hội, y tế, giáo dục, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân kiêm Trưởng công an xã. Số Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân phụ trách kinh tế- tài chính, quản lý đất đai chiếm tỷ lệ ít.

* Các ban chuyên môn, các chức danh chuyên môn và cán bộ hợp đồng với Ủy ban nhân dân.

Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã ... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

55

Có một số xã được điều tra không hình thành các ban chuyên môn (xã Tân Dân, tỉnh Hòa Bình; thị trấn Nhà Bàng, tỉnh An Giang; xã Nhơn Sơn, tỉnh Ninh Thuận; xã An Tường, tỉnh Tuyên Quang; xã Tân Mỹ, tỉnh Lạng Sơn). Ở một số xã có tổ chức các ban chuyên môn nhưng thực chất chỉ là những cán bộ kiêm nhiệm

Số lượng các ban, số lượng thành viên của từng ban cũng như tên gọi của các ban không có sự thống nhất chung. Trung bình mỗi xã có từ 3 đến 4 ban, nhưng cũng có xã lên tới 9 ban hoặc có nơi chỉ có 1 ban (xã Phúc Thắng, tỉnh Vĩnh Phúc; xã Yên Nguyên, tỉnh Tuyên Quang).

Các ban chuyên môn thường được tổ chức nhiều là Ban kinh tế-tài chính, Ban văn hóa- thông tin, Ban tư pháp, Ban công an, Ban quân sự, Ban nội chính, Ban dân số- kế hoạch hóa gia đình, Ban lao động- thương binh- xã hội. Trong số các ban kể trên thì những ban như Ban kinh tế-tài chính, Ban văn hóa- thông tin, Ban tư pháp là được tổ chức nhiều nhất.

Bố trí số lượng thành viên trong các ban chuyên môn giữa các xã cũng khác nhau. Các ban kinh tế- tài chính; văn hóa- thông tin; quân sự có số thành viên trung bình từ 2 đến 3 người. Còn các Ban công an, nội chính, tư pháp, dân số- kế hoạch hóa gia đình thường có số thành viên đông hơn. Ví dụ: Ban tư pháp xã Thượng Thanh, thành phố Hà Nội có 7 thành viên, xã Đạo Đức, tỉnh Vĩnh Phúc có 9 thành viên; Ban nội chính xã Vân Hội, tỉnh Vĩnh Phúc có 5 thành viên, xã Đạo Đức, tỉnh Vĩnh Phúc có 9 thành viên; Ban dân số- kế hoạch hóa gia đình xã Đạo Đức-tỉnh Vĩnh Phúc có 19 thành viên, xã Thượng Thanh, thành phố Hà Nội có 11 thành viên.

Số lượng thành viên trong một ban giữa các xã, phường, thị trấn được điều tra cũng khác nhau. Ví dụ: Ban tư pháp xã Đặng Cương, thành phố Hải Phòng, xã Lê Minh Xuân, thành phố Hồ Chí Minh có 2 thành viên nhưng Ban

Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã ...

56

tư pháp xã Đạo Đức, tỉnh Vĩnh Phúc, xã Thượng Thanh, thành phố Hà Nội có tới 5-7 thành viên.

- Các chức danh chuyên môn của Ủy ban nhân dân.

Một số đơn vị hành chính cơ sở được điều tra chỉ bố trí được 3 chức danh chuyên môn và đều thiếu cán bộ địa chính là phường Nghi Thủy, tỉnh Nghệ An, xã Bình Lâm, tỉnh Quảng Nam.

Một số khác đơn vị hành chính cơ sở được điều tra không bố trí 7 chức danh chuyên môn đúng như Nghị định 114/NĐ-C P, đó là xã An Ninh, tỉnh Thái Bình không bố trí chức danh văn phòng- thống kê, thay vào đó là cán bộ phụ trách lao động- thương binh- xã hội, xã Lê Minh Xuân, thành phố Hồ Chí Minh không bố trí chức danh văn phòng, địa chính, thay vào đó là cán bộ phụ trách công tác văn hóa- thông tin, dân số- kế hoạch hóa gia đình, thị trấn Nhà Bàng- tỉnh An Giang không bố trí chức danh tài chính- kế toán mà thay vào đó là cán bộ phụ trách lao động- thương binh- xã hội.

Có xã bố trí thêm cán bộ phụ trách công tác văn hóa- thông, cán bộ phụ trách công tác lao động- thương binh- xã hội (xã An Ninh, tỉnh Thái Bình, thị trấn Nhà Bàng, tỉnh An Giang)

Hầu hết đơn vị hành chính cấp cơ sở được điều tra đều bố trí đủ 7 chức danh chuyên môn. Tuy nhiên, các chức danh trên còn phải kiêm nhiệm các nhiệm vụ công tác khác như thanh tra, giao thông, thủy lợi, v.v…

- Các chức danh Ủy ban nhân dân hợp đồng thêm: Bộ máy giúp việc của Ủy ban nhân dân:

- Giúp việc Ủy ban nhân dân là các cán bộ chuyên môn (văn phòng- thống kê, tài chính, địa chính, tư pháp, công an, quân sự, văn hóa- thông tin, nông- lâm- thủy lợi- giao thông…) một số chức danh này do các ủy viên Ủy ban nhân dân đảm nhiệm, một số các chức danh do các cán bộ chuyên môn chuyên trách . Ranh giới công việc giữa các ủy viên Ủy ban nhân dân với các

Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã ...

57

chức danh chuyên môn chưa rõ. Một số chức danh chuyên môn khối lượng công việc nhiều nhưng không được bố trí chuyên trách, phải kiêm nhiệm nên gặp khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ.

- Giúp việc Ủy ban nhân dân còn có các ban chuyên môn như: Ban tài chính ngân sách; Ban quân sự; Ban công an; Ban văn hóa xã hội., Ban tư pháp… Về thực chất, đây không phải là các ban chuyên trách mà mang tính chất phối hợp hoạt động. Có cán bộ tham gia kiêm nhiệm 2,3 ban; có ban chỉ có 1 cán bộ. Trên thực tế việc tổ chức và hoạt động của các ban này còn mang tính hình thức, hoạt động chủ yếu do các cán bộ chuyên môn thực hiện.

- Ngoài ra, Ủy ban nhân dân có thể giải quyết hợp đồng một số nhiệm vụ, thực chất là để giải quyết chính sách, phụ cấp cho các đối tượng tham gia công tác xã. Việc này là hợp lý vì các nhiệm vụ mà những người hợp đồng đảm nhiệm chủ yếu là nhiệm vụ tự quản bắt nguồn từ chính nhu cầu của cơ sở, do vậy nên để cấp xã quyết định trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ và khả năng chi trả phụ cấp của từng xã.

2.2.2 Về hoạt động

Với vai trò là cơ quan chấp hành- hành chính ở địa phương, hoạt động của Ủy ban nhân dân được thể hiện bằng các kỳ họp; bằng việc triển khai thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của nhà nước; bằng việc triển khai Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội cơ sở.

* Chế độ làm việc của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã:

Đa số các Ủy ban nhân dân các xã làm việc 40 giờ/ tuần, cá biệt một số xã ít hơn hoặc làm việc nửa ngày. Lịch tiếp dân của các xã cũng rất khác nhau, có xã tiếp dân vào tất cả các ngày làm việc, có xã dành riêng một số

Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã ...

58

ngày. Theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân xã họp mỗi tháng một lần, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề thuộc thẩm quyền. Đây là hình thức hoạt động quan trọng nhất của Ủy ban nhân dân xã. Ngoài ra Ủy ban nhân dân còn tiến hành giao ban tuần và họp đột xuất khi cần thiết.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thường trực tại cơ quan để điều hành, giải quyết công việc hàng ngày, tiếp dân, dự hội nghị, xuống địa bàn…

* Hoạt động của các ban chuyên môn, các chức danh chuyên môn của Ủy ban nhân dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cán bộ văn phòng Ủy ban nhân dân thường đảm nhiệm các công việc như theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động kinh tế- xã hội trên địa bàn; đôn đốc các đơn vị thực hiện kế hoạch đã đề ra, quản lý con dấu, nhận đơn thư khiếu nại- tố cáo…; cán bộ địa chính có nhiệm vụ theo dõi quỹ đất công, lưu giữ hồ sơ địa chính, kiểm tra đất đai theo định kỳ, lập hồ sơ đăng ký, xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cán bộ tư pháp hộ tịch thường thực hiện những công việc như phổ biến, tuyên truyền pháp luật, theo dõi về hộ tịch, khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn…; cán bộ phụ trách công tác kế toán- ngân sách thường có nhiệm vụ lập kế hoạch thu chi ngân sách hàng năm, lập báo cáo tài chính, trực tiếp thu phí, lệ phí…

Các ban chuyên môn, các chức danh chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên môn. Hoạt động của các ban này trong thời gian qua khá tốt, không những giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn mà còn hỗ trợ hiệu quả cho các Bộ, ngành trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo ngành, theo lĩnh vực.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động của các ban chuyên

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã ở Việt Nam hiện nay.PDF (Trang 51)