6. Phương pháp nghiên cứu
3.2.4 Vai trò truyền thông, giáo dục
Vai trò là người giáo dục: là người cung cấp kiến thức về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về ưu đãi đối với người có công hay các kỹ năng liên quan tới vấn đề họ cần giải quyết, nâng cao năng lực cho cá nhân, gia đình, nhóm hay cộng đồng thông qua tập huấn, giáo dục cộng đồng để họ có hiểu biết, tự tin và tự mình nhìn nhận vấn đề đánh giá vấn đề phân tích và tìm kiếm nguồn lực cho vấn đề cần giải quyết.
Nhân viên cũng là người tạo sự thay đổi cho cá nhân, giúp họ thay đổi suy nghĩ, thay đổi hành vi tiêu cực hướng tới những suy nghĩ và hành vi tốt đẹp hơn. Như việc không cần sự trợ giúp bởi rắc rối, rườm rà, hay được sao nhờ vậy.
Nhân viên cũng là người tư vấn tham gia như người cung cấp thông tin tư vấn cho các thân chủ cần có những thông tin như thông tin về chăm sóc sức khoẻ đối với người có công như thương binh, bệnh binh, chất độc màu da cam…
Ngoài ra là người tham vấn trợ giúp gia đình và cá nhân tự mình xem xét vấn đề, và tự thay đổi. Ví dụ như nếu người có công đã già thì những người trong gia đình cần làm các thủ tục nhằm đảm bảo việc hỗ trợ tốt nhất
Việc tuyên truyền và thông qua phương tiện thông tin đại chúng như đài báo, ti vi hay thông qua đài phát thanh của xã để giúp cho mọi đối tượng có trong vùng được hiểu biết và được hỗ trợ.
Nhân viên giúp những người có công đã tham gia kháng chiến khi về không có giấy tờ tiếp cận với những người uy tín tại địa bàn làm ở mặt trận hay cựu chiến binh để được hướng dẫn chi tiết, cụ thể có thể làm thủ tục để họ được hưởng trợ cấp hay vay vốn sớm nhất để làm ăn phát triển kinh tế.
KẾT LUẬN
Người có công tại xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch nói riêng cũng như tỉnh nói chung là những đối tượng cần được chăm sóc cả về vật chất và tinh thần. Trong những năm qua luôn được phòng chính sách quan tâm và chú trọng thực hiện. Mặc dù trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế nhưng nhìn chung công tác thực hiện các chính sách ưu đãi đối với người có công tại xã cũng đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Tôi thấy rất ý nghĩa khi được tiếp xúc với đối tượng có công của xã. Với những kinh nghiệm sống của họ đã giúp tôi vừa học được kỹ năng sống với những người lớn tuổi, với mọi người, biết lắng nghe những chia sẻ trong thời kì kháng chiến với những công lao hay chiến tích mà họ in đậm trong lòng mãi không quên. Tôi cũng phần nào thấy rằng đó là tấm gương để tôi nỗ lực học tập tốt là công dân có ích cho xã hội. “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì
cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc mai sau”. Bên cạnh đó tôi đã có
cơ hội hoàn thiện thêm kiến thức, kỹ năng của mình trong quá trình trợ giúp đối tượng, nhất là kỹ năng huy động và sử dụng nguồn lực trợ giúp hiệu quả. Đây sẽ là những bài học quý giá, là hành trang để tôi không bị bỡ ngỡ tiếp cận với thực tế và có thể làm tốt công việc trong tương lai.
Qua bài báo cáo này tôi hy vọng mọi người sẽ thấy rõ tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của việc thực hiện công tác đối với người có công. Cần nâng cao ý thức của mọi người trong việc nâng cao đời sống của những người có công nhằm ổn định và phát triển kinh tế xã Hòa Trạch,huyện Bố Trạch nói riêng cũng như cả tỉnh Quảng Bình nói chung để không còn là tỉnh nghèo trong nước.
PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
Tôi xin phỏng vấn đối tượng cụ thể là những người có công trên địa bàn xã Hòa Trạch, nhằm mục đích phục vụ cho quá trình nghiên cứu báo cáo tốt nghiệp tại địa bàn xã Hòa Trạch, và không có mục đích nào khác. Tôi hi vọng việc cung cấp thông tin của ông (bà) sẽ giúp tôi hoàn thành tốt bài báo cáo này tôi xin trân trọng cảm ơn!
Họ và tên:...Tuổi... Quê quán:... Câu 1: Ông ( bà) đang sống với ai?
A Với con B Với cháu C Với vợ/chồng D Đơn thân
Câu 2: Nguồn thu nhập chính của ông (bà) là gì?
A Nông nghiệp B Buôn bán, kinh doanh C Trợ cấp của Nhà nước D Thu nhập khác
Câu 3: Gia đình ông (bà) thuộc diện nào? A Hộ giàu B Hộ khá C Hộ cận nghèo D Hộ nghèo
Câu 4: Ông (bà) đang được hưởng chế độ trợ cấp nào của Đảng và nhà nước chưa?
A Đã và đang hưởng B Đang làm thủ tục C Chưa được hưởng D Mất giấy tờ
Câu 5: Ông (bà) có tham gia hoạt động vào hội lính nào không? A Có B Không
Câu 6: Bây giờ là thời bình nhưng ông bà có sẵn sàng cống hiến cho đất nước cũng như là động viên con cháu sẵn sàng hi sinh bảo vệ Tổ quốc không?
A Sẵn sàng B Không C Không chắc chắn D Ý kiến khác
Câu 7: Ông bà đã hài lòng với những khoản trợ cấp của Nhà nước chưa? Vì sao?... ...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo “Tình hình thực hiện các chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn xã Hòa Trạch” của xã Hòa Trạch năm 2012- 2013.
2. Cẩm nang “Nghiệp vụ Lao động- Thương binh và xã hội cho cán bộ công
chức xã, phường, thị trấn” NXB Bộ lao động thương binh và xã hội.
3. Danh sách chi trả trợ cấp hàng tháng, tháng 3 năm 2014
4. Giáo trình “ Nhập môn công tác xã hội”- Trường Đại học Lao động xã hội Hà Nội, Năm 2006.
5. Pamella Klein Odhner, Giới thiệu thực hành công tác xã hội, tập 1-2, tài liệu tập huấn, 1998.
6. Nguyễn Thị Oanh, “Công tác xã hội đại cương” – Đại học Mở bán công thành phố Hồ Chí Minh, Năm 1994.
7. Nguyễn Thị Oanh, “ Mấy vấn đề phát triển xã hội” – Đại học mở bán công thành phố Hồ Chí Minh, Năm 1995
8. TS. Bùi Thị Xuân Mai, Th.s. Nguyễn Thị Thái Lan, Giáo trình “ Tham vấn ”, Nhà xuất bản Lao động xã hội Hà Nội, Năm 2008.
9. Tài liệu “Hướng dẫn tổng rà soát thực hiện chính sách ưu đãi đối với
người có công với cách mạng” Bố Trạch, tháng 7 năm 2014
10.Tạp chí “Đảng bộ đảng cộng sản Việt Nam” số 254 tháng 7 năm 2014
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...1
1. Lý do chọn đề tài...1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...2
3. Đóng góp của đề tài...3
4. Mục tiêu nghiên cứu...3
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu...4
6. Phương pháp nghiên cứu...4
NỘI DUNG...6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN...6
1.1. Người có công với cách mạng và các chính sách hỗ trợ tại Việt Nam...6
1.1.1 Các nghị định, thông tư quy định với người có công cách mạng...7
1.1.2 Công tác hỗ trợ nhà ở cho người có công cách mạng...8
1.1.3 Công tác hỗ trợ phục hồi sức khỏe cho người có công...10
1.1.4 Công tác hỗ trợ về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ...12
1.1.5 Một số công tác về chế độ ưu đãi đối với người có công giúp đỡ cách mạng khác ...15
1.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu: xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch...15
1.2.1. Điều kiện tự nhiên...15
1.2.1.1. Vị trí địa lý...15
1.2.1.2 Khí hậu...15
1.2.2. Kinh tế - văn hóa - xã hội...16
1.2.4. Thuận lợi và khó khăn...18
1.1.4.1. Thuận lợi...18
1.1.4.2 Khó khăn...18
1.3. Một số lý thuyết, khái niệm liên quan...19
1.3.1. Một số lý thuyết liên quan...19
1.3.1.1. Lý thuyết nhu cầu con người của Maslow...19
1.3.1.2. Lý thuyết về quyền con người và công bằng xã hội...20
1.2.1.3. Lý thuyết về vai trò...21
1.3.2. Một số khái niệm liên quan...22
1.3.2.1 Công tác xã hội...22
1.3.2.3 Người có công với cách mạng...22
CHƯƠNG 2. CÔNG TÁC HỖ TRỢ NGƯỜI CÓ CÔNG TẠI XÃ HÒA TRẠCH, HUYỆN BỐ TRẠCH...24
2.1 Thông tin chung về người có công với cách mạng ở xã Hòa Trạch...24
2.1.1 Thông tin chung về người có công với cách mạng trên địa bàn...24
2.1.2. Đặc điểm người có công tại xã Hòa Trạch...25
2.2 Công tác thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi đối với NCCVCM trên địa bàn xã Hòa Trạch...26
2.2.1 Các chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại xã Hòa Trạch. 26 2.2.2 Công tác thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại xã Hòa Trạch...27
2.2.3 Yếu tố ảnh hưởng tới công tác thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi đối với người
có công với cách mạng tại xã Hòa Trạch...30
2.3 Tác động của các chính sách, chế độ ưu đãi đối với đời sống người có công với cách mạng tại xã Hòa Trạch...31
CHƯƠNG 3. VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CHO NGƯỜI CÓ CÔNG TẠI XÃ HÒA TRẠCH...34
3.1 Tầm quan trọng của Công tác xã hội trong xã hội hiện nay...34
3.2 Vai trò của nhân viên CTXH trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách cho người có công với cách mạng tại xã Hòa Trạch...36
3.2.1 Vai trò nghiên cứu...36
3.2.2 Vai trò kết nối...37
3.2.3 Vai trò lập kế hoạch...38
3.2.4 Vai trò truyền thông, giáo dục...39
KẾT LUẬN...41
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CSXH Chính sách xã hội
CTXH Công tác xã hội
LĐTBXH Lao đông-Thương binh-Xã hội NCCVCM Người có công với cách mạng
NĐ-CP Nghị định- Chính phủ
TTLT Thông tư lien tịch
QĐ Quyết định
UBND Ủy ban nhân dân
Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành báo cáo này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo khoa Lịch sử, các thầy cô giáo trong và ngoài trường Đại học Khoa học đã giảng dạy và truyền đạt cho tôi cùng các bạn những kiến thức căn bản về lý luận và thực tiễn trong những năm vừa qua. Và cũng cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô TS. Huỳnh Thị Ánh Phương đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ và đưa ra nhiều ý kiến cần thiết giúp tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành tốt báo cáo này.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Huế, tháng 9 năm 2014 Sinh viên