Tính giá thành

Một phần của tài liệu kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn gmg (Trang 53 - 56)

Cuối kỳ, sau khi tập hợp xong chi phí, kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn với công thức như sau:

Tổng giá thành Chi phí Chi phí Chi phí Phế liệu sản phẩm = sản xuất + sản xuất - sản xuất - thu hoàn thành dở dang phát sinh dở dang hồi trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ (nếu có) Giá thành đơn vị sản phẩm

Giá thành đơn vị = Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ sản phẩm Tổng số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ

Trong tháng 12, số lượng sản phẩm hoàn thành là 131.944 kg, cùng với các số liệu và thông tin đã trình bày ở trên, ta có:

Tổng giá thành = 828.672.600đ Giá thành đơn vị = 6.280đ/kg

Công ty là đơn vị gia công, sản phẩm hoàn thành cuối cùng là cá tra đã được fillet và đông lạnh, không phân thành từng loại sản phẩm. Sản phẩm sau khi hoàn thành sẽ bàn giao hoặc bảo quản chờ giao cho khách hàng. Thời gian bảo quản là 10 ngày, nếu quá hạn khách hàng chưa nhận hàng thì khách hàng phải trả thêm phí bảo quản những ngày quá hạn cho công ty.

Bảng 4.5 Bảng tính giá thành sản phẩm

ĐVT: đồng

Chia theo các khoản mục chi phí

Chỉ tiêu Tổng số Nhân công

trực tiếp Sản xuất chung CPSX dở dang đầu kỳ _ _ _ CPSX phát sinh trong kỳ 828.672.600 289.417.770 539.254.830 CPSX dở dang cuối kỳ _ _ _

Khoản điều chỉnh giảm giá thành _ _ _

Tổng giá thành thực tế. 828.672.600 289.417.770 539.254.830 Số lượng sản phẩm hoàn thành 131.944 131.944 131.944

Giá thành thực tế đơn vị 6.280 2.193 4.087

tại công ty TNHH GMG

Qua bảng tính giá thành cho thấy, chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hưởng trọng yếu đến giá thành gia công sản phẩm. Vì vậy, kế toán cần theo dõi chặt chẽ, ghi nhận kịp thời, chính xác để làm cơ sở cho công ty đề ra các biện pháp quản lý và tiết kiệm chi phí sản xuất chung, hạ giá thành sản phẩm góp phần tăng lợi nhuận và tăng khả năng cạnh tranh cho công ty.

tại công ty TNHH GMG

CHƯƠNG 5: NHN XÉT – KIN NGH - KT LUN 5.1 Nhận xét

5.1.1 Ưu điểm

Phòng kế toán xử lý hầu hết các hoạt động phát sinh hàng ngày, điều này giúp kế toán luôn nắm bắt và phản ánh được tình hình thực tế của công ty.

Tin học hóa công tác kế toán, giúp việc hạch toán và xử lý số liệu diễn ra nhanh chóng, chính xác; giúp việc lưu trữ sổ sách chứng từ đơn giản, gọn nhẹ… giảm bớt công việc cho phòng kế toán, đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin kịp thời cho công ty

Trình tự luân chuyển chứng từ khá chặt chẽ, thể hiện mối quan hệ, sự thống nhất giữa các bộ phận, đồng thời thể hiện trách nhiệm của các bộ phận trong quá trình tham gia quản lý công ty.

Các chứng từ sử dụng có điều chỉnh sao cho vừa phù hợp với quy định của Bộ Tài Chính vừa phù hợp với tình hình thực tế của công ty.

Công ty áp dụng các hình thức trả lương phù hợp, phản ánh đúng năng lực người lao động, thực hiện đúng quy định về các khoản trích theo lương. Bên cạnh đó, công ty còn quan tâm đến lợi ích của người lao động như bố trí bữa cơm giữa ca với chi phí công ty chịu hoàn toàn, hỗ trợ 60% chi phí đồ bảo hộ lao động, phụ cấp, tiền ăn khi tăng ca… Phương pháp tính giá thành đơn giản phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty.

5.1.2 Hạn chế

Hiện tại phòng kế toán còn thiếu nhân lực, trong khi đó các nghiệp vụ phát sinh tương đối nhiều và khá đa dạng về nội dung, dẫn đến việc một nhân viên phải đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Do công tác kế toán được thực hiện chủ yếu trên máy tính nên khi hệ thống như máy vi tính, máy in xảy ra sự cố thì công tác kế toán bị trì hoãn, ảnh hưởng đến các hoạt động khác của công ty.

Chứng từ tiếp nhận nguyên liệu chưa về đến phòng kế toán, nên hiện phòng kế toán chưa theo dõi được việc tiếp nhận nguyên liệu của công ty.

Cuối tháng, kế toán mới tiến hành tập hợp chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, không tập hợp chi tiết cho từng đơn đặt hàng.

Việc thông báo thành phẩm nhập kho hàng ngày đôi khi còn chậm trễ, làm kế toán không theo dõi, ghi nhận kịp thời, nên số liệu đôi khi chưa thống nhất với bộ phận quản lý kho.

Tình hình lao động của công ty thường xuyên biến động, một phần là do tiền lương của công nhân chưa cao để đảm bảo cuộc sống vì hoạt động của công ty chưa liên tục, các chính sách đảm bảo quyền lợi cho công nhân còn hạn chế.

5.2 Kiến nghị

5.2.1 Chính sách của công ty

Công ty là đơn vị mới xuất hiện trên thị trường không lâu nên còn nhiều người chưa biết đến, vì vậy công ty cần có chính sách mời gọi, thu hút khách hàng, góp phần giải quyết vấn đề sản xuất chưa liên tục như hiện nay.

tại công ty TNHH GMG

Tuyển thêm nhân viên có trình độ chuyên môn cho các phòng ban, đặc biệt là phòng kế toán để các nhiệm vụ được phân công thực hiện một cách chuyên nghiệp hơn, giúp việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cũng như việc đáp ứng nhu cầu thông tin của công ty diễn ra nhanh chóng, kịp thời và chính xác.

Các bộ phận quản lý cần thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá hoạt động của mình để từ đó đề ra các biện pháp để cải thiện, chấn chỉnh cách thức tổ chức quản lý ngày càng chặt chẽ và hiệu quả hơn.

Mở các lớp tập huấn về các thao tác của các khâu trong quá trình sản xuất để nâng cao tay nghề của công nhân giúp công nhân nâng cao năng suất lao động của mình, đồng thời góp phần nâng cao năng suất hoạt động của công ty.

Công ty nên có thêm các chính sách thưởng, phạt hợp lý và có thêm các hình thức khen thưởng như khen thưởng bằng tiền, hay tổ chức những chuyến đi tham quan... dành cho các công nhân có thái độ, thành tích lao động tốt, tiết kiệm chi phí sản xuất… Điều đó nhằm khuyến khích công nhân làm việc tích cực, hăng say và có nề nếp.

Bộ phận quản lý phân xưởng thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình làm việc của công nhân, đảm bảo công nhân luôn làm việc nghiêm túc, không chỉ quan tâm đến số lượng mà còn chú trọng đến chất lượng của sản phẩm.

5.2.2 Công tác kế toán

Công tác kế toán không nên thực hiện hoàn toàn trên máy vi tính mà nên kết hợp với hình thức ghi chép bằng tay. Chẳng hạn như các phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho vật tư, hàng hóa thông thường chỉ được lập trên máy vi tính sau đó in ra giấy và ký xác nhận, thì công ty nên có thêm mẫu ghi bằng tay để đề phòng trường hợp hệ thống máy vi tính, máy in gặp sự cố không thể thực hiện được việc in chứng từ thì kế toán vẫn có thể lập chứng từ bằng tay để thực hiện việc thu, chi tiền mặt hay nhập, xuất vật tư, hàng hóa phục vụ sản xuất, giúp cho hoạt động của công ty không bị chậm trễ, trì hoãn.

Kế toán cần theo dõi, kiểm tra chặt chẽ các chứng từ nhập, xuất vật tư, hàng hóa cùng với các số lượng tương ứng của mỗi chứng từ, định kỳ hoặc khi cần thiết sẽ tiến hành đối chiếu với thủ kho để kiểm tra, so sánh số lượng thực tế tại kho với số liệu của phòng kế toán.

Các khoản nợ phải thu, nợ phải trả của công ty tương đối nhiều, kế toán nên theo dõi chặt chẽ và đề xuất biện pháp giải quyết phù hợp lên ban lãnh đạo.

Thường xuyên cập nhật các chính sách, chế độ kế toán hiện hành nhằm bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác kế toán.

Một phần của tài liệu kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn gmg (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)