- Từng bước đi vào sản xuất ổn định, nâng cao công suất hoạt động của nhà máy. - Công ty cố gắng đôn đốc để hoàn thành việc xây dựng thêm các văn phòng và kho lạnh có sức chứa 500 tấn, để sớm đưa vào hoạt động trong năm nay.
- Thực hiện tốt các quy trình quản lý chất lượng để sản phẩm làm ra đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng
- Xây dựng và thực hiện các chính sách nhân sự nhằm thu hút nhân sự có chuyên môn và trình độ cao.
tại công ty TNHH GMG
Chương 4: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CÁ TRA
FILLET VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG
TY TNHH GMG
4.1 Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty 4.1.1 Quy trình chế biến cá tra fillet đông lạnh
Công ty TNHH GMG chuyên nhận gia công chế biến thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản với sản phẩm nhận gia công chủ yếu hiện nay là cá tra fillet đông lạnh. Quy trình chế biến cá tra fillet đông lạnh của công ty như sau:
Cắt tiết và rửa 1 Fillet Rửa 2 Lạng da Sửa fillet Kiểm ký sinh trùng Rửa 3 Quay tăng trọng Phân cỡ và cân Rửa 4
Phân loại, phân cỡ
Xếp khuôn Tách khuôn, mạ băng Bao gói, đóng thùng Bảo quản Chờ đông Cấp đông Tiếp nhận nguyên liệu
tại công ty TNHH GMG
Sau khi khách hàng vận chuyển cá nguyên liệu đến công ty, cá được cho vào thùng nhựa chuyên dụng và dùng xe đẩy đưa đến bộ phận tiếp nhận nguyên liệu để cân kiểm tra chất lượng và chuyển thẳng vào nhà máy để chế biến.
Bắt đầu quá trình sản xuất, cá được làm chết bằng cách cắt hầu và sau khi chết cá được cho vào bồn nước để rửa sạch.
Công nhân sử dụng dao chuyên dụng để fillet cá: bỏ đầu, bỏ nội tạng, tách thịt hai bên thân cá, thao tác cần phải đúng kỹ thuật để tránh làm vỡ nội tạng và không cho thịt cá còn sót lại trong xương.
Miếng fillet sau đó được rửa trong bồn nước sạch. Trong quá trình rửa, công nhân phải đảo trộn mạnh tay để loại bỏ máu, nhớt và tạp chất.
Dùng dao hoặc máy lạng da để loại bỏ da, thao tác phải nhẹ nhàng đúng kỹ thuật để tránh phạm vào thịt cá.
Chỉnh sửa miếng fillet để loại bỏ mỡ, những phần thịt dư thừa. Sau khi chỉnh sửa, miếng fillet phải sạch mỡ, không rách thịt, không sót xương, bề mặt phải láng.
Miếng fillet được kiểm ký sinh trùng bằng mắt trên bàn soi. Sau khi kiểm, miếng fillet phải đảm bảo không có ký sinh trùng, nếu miếng nào có ký sinh trùng sẽ bị loại bỏ.
Phân loại, phân cỡ sơ bộ miếng fillet theo trọng lượng hoặc theo yêu cầu của khách hàng.
Sản phẩm được rửa một lần nữa qua nước có pha chlorine để sát khuẩn, vừa rửa vừa đảo nhẹ.
Cá sau khi rửa sạch cho vào máy quay, thêm vào các chất phụ gia theo một tỷ lệ thích hợp hoặc theo yêu cầu của khách hàng để tiến hành quay tăng trọng.
Cá được phân thành các size theo mẫu quy định sẵn hoặc theo yêu cầu của khách
hàng, sau đó cân theo từng cỡ, từng loại trọng lượng theo yêu cầu của khách hàng.
Cá được rửa lần cuối cùng bằng nước sạch để chuẩn bị hoàn thành sản phẩm, vừa
rửa vừa đảo nhẹ.
Sản phẩm rửa xong để ráo rồi tiến hành xếp khuôn. Từng miếng cá được xếp vào khuôn sao cho thể hiện tính thẩm mỹ dạng khối sản phẩm.
Miếng fillet sau khi xếp khuôn nếu không cấp đông thì phải chờ đông ở đúng nhiệt độ và thời gian quy định.
Trước khi cho hàng vào cấp đông phải khởi động tủ đông trước một thời gian, hàng vào kho chờ đông trước thì được cấp đông trước, thời gian cấp đông không quá 3 giờ.
Sản phẩm sau khi cấp đông xong sẽ tiến hành tách khuôn và mạ một lớp băng bên ngoài theo yêu cầu của khách hàng để chuẩn bị đóng gói.
Bao gói sản phẩm theo đúng cỡ, đúng loại và cho sản phẩm vào đóng thùng với số lượng theo yêu cầu của khách hàng. Ký hiệu, mã hiệu bên ngoài thùng phải phù hợp với nội dung bên trong, thông tin trên bao bì sản phẩm phải theo quy định hiện hành của Nhà nước hoặc theo quy định của khách hàng.
Sau khi bao gói, đóng thùng nếu khách hàng chưa nhận hàng thì sản phẩm sẽ được chuyển đến kho lạnh, sắp xếp theo thứ tự và bảo quản ở nhiệt độ -200C.
tại công ty TNHH GMG
4.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành
4.1.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Căn cứ vào loại hình sản xuất, yêu cầu quản lý, trình độ và phương tiện kế toán, công ty chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn phân xưởng, trong đó gồm có chi phí nhân công trực tiếp sản xuất và chi phí sản xuất chung.
4.1.2.2 Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành
Đối tượng tính giá gia công được xác định là sản phẩm cá tra fillet đông lạnh hoàn chỉnh, với đơn vị tính là kg.
Tuy mỗi ngày đều có thành phẩm nhập kho và trong tháng cũng có xuất thành phẩm giao cho khách hàng nhiều lần, nhưng hiện tại công ty vẫn chọn kỳ tính giá thành là tháng.
Nhìn chung, việc chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành như trên đều xuất phát từ yêu cầu quản lý, hạch toán, tình hình hoạt động, trình độ và phương tiện kế toán của công ty.
4.2 Kế toán chi phí sản xuất 4.2.1 Tiếp nhận nguyên liệu 4.2.1 Tiếp nhận nguyên liệu
Công ty TNHH GMG là đơn vị nhận gia công, toàn bộ nguyên liệu đầu vào sẽ do khách hàng cung cấp.
Khi nhận được hợp đồng gia công, đơn vị đặt gia công sẽ thông báo tổng số lượng cá phải gia công và số lượng nguyên liệu dự kiến sẽ giao mỗi ngày cho công ty. Khi hợp đồng gia công được tiến hành, hàng ngày khách hàng sẽ vận chuyển cá nguyên liệu đến công ty chủ yếu bằng ghe đục để đảm bảo cá vẫn còn tươi sống. Sau khi đến công ty, cá sẽ được cho vào các thùng nhựa chuyên dùng và dùng xe đẩy để đưa cá đến phòng tiếp nhận nguyên liệu.
Tại phòng tiếp nhận nguyên liệu, đại diện bộ phận này cùng với đại điện của khách hàng sẽ tiến hành cân lại để kiểm tra, đối chiếu với số lượng dự kiến, nếu có chênh lệch thì hai bên sẽ ghi nhận theo số lượng thực tế. Đồng thời, hai bên sẽ kiểm tra chất lượng của cá, nếu không đạt tiêu chuẩn sẽ không được đưa vào sản xuất.
Sau khi tiếp nhận nguyên liệu, đại diện bộ phận này sẽ lập các chứng từ sau:
- Phiếu báo thống kê nguyên liệu: để thống kê lại số lượng nguyên liệu đơn vị gia công dự kiến giao, số lượng công ty thực nhận tại công ty và số lượng cá dạt không đạt yêu cầu sản xuất, chế biến.
- Biểu mẫu giám sát công đoạn tiếp nhận nguyên liệu: để ghi nhận lại các thời điểm tiếp nhận nguyên liệu và số lượng tương ứng với từng thời điểm, phản ánh kết quả kiểm kháng sinh, chất lượng nguyên liệu, chế độ vệ sinh nhằm đảm bảo cá nguyên liệu không bị mắc bệnh, không bị nhiễm các hóa chất độc hại, đạt các tiêu chuẩn sản xuất.
- Lập phiếu nhập nguyên liệu để ghi nhận lại một lần nữa tổng số lượng nguyên liệu thực tế công ty tiếp nhận và được đưa vào sản xuất hàng ngày.
- Phiếu xuất cá dạt: phản ánh số lượng cá không đạt yêu cầu (ví dụ như cá quá nhỏ, không đủ trọng lượng, cá chết…) sẽ trả lại cho khách hàng.
tại công ty TNHH GMG
Nguyên liệu sau khi cân sẽ được chuyển thẳng vào nhà máy và bắt đầu quá trình chế biến với sự giám sát của bộ phận quản lý phân xưởng. Với sự giám sát của bộ phận tiếp nhận nguyên liệu và bộ phận phân xưởng, thì việc mất mát nguyên liệu hầu như chưa từng xảy ra tại công ty kể từ khi công ty bắt đầu đi vào hoạt động cho đến nay.
Tuy nhiên, nếu xảy ra tình huống nguyên liệu bị mất trước khi đưa vào chế biến thì tùy theo trường hợp mà một trong hai bên sẽ chịu trách nhiệm theo như thỏa thuận trên hợp đồng. Cụ thể như, nếu nguyên liệu bị mất trước khi công ty tiếp nhận thì trách nhiệm sẽ thuộc về khách hàng. Nếu nguyên liệu bị mất sau khi công ty tiếp nhận, thì công ty sẽ chịu trách nhiệm và bồi thường cho khách hàng toàn bộ số tiền nguyên liệu mà khách hàng đã mua và vận chuyển đến công ty.
Nhìn chung, công tác tiếp nhận nguyên liệu của công ty được tổ chức đơn giản, nhưng vẫn đảm bảo có hiệu quả do có sự giám sát đồng thời của cả hai bên là công ty và khách hàng. Tuy nhiên, chứng từ của công tác này chưa đến tới phòng kế toán nên kế toán chưa theo dõi, ghi nhận được việc tiếp nhận nguyên liệu của công ty.
4.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp tại công ty bao gồm tiền lương, các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn), phụ cấp, tiền cơm giữa ca, khen thưởng, chi phí đồng phục cho công nhân…
4.2.2.1 Các chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ
- Thẻ chấm công, bảng chấm công. - Bảng đề nghị thanh toán tiền lương. - Bảng thanh toán tiền lương.
- Bảng đơn giá tiền lương. - Phiếu chi…
Hàng tháng, phòng tổ chức – hành chánh sẽ chuyển thẻ chấm công đến phòng bảo vệ để phòng bảo vệ ghi nhận giờ giấc ra vào làm việc của công nhân viên toàn công ty nói chung và công nhân sản xuất nói riêng, đồng thời chuyển mẫu bảng chấm công đến phân xưởng. Quản lý của mỗi khâu sản xuất sẽ theo dõi và ghi nhận lại kết quả lao động của từng cá nhân trong khâu của mình. Cuối tháng, phòng bảo vệ sẽ chuyển thẻ chấm công và các nhân viên quản lý phân xưởng sẽ chuyển bảng chấm công về phòng tổ chức – hành chánh. Phòng tổ chức – hành chánh sẽ tổng hợp và lập bảng đề nghị thanh toán tiền lương gửi về phòng kế toán. Phòng kế toán xem xét, tính lương và các khoản trích theo lương, rồi lập bảng thanh toán tiền lương để trình lên giám đốc. Sau khi giám đốc ký duyệt, kế toán sẽ lập phiếu chi chuyển cho thủ quỹ để thủ quỹ chi tiền thanh toán lương cho công nhân.
4.2.2.2 Các tài khoản sử dụng
TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất” với các tài khoản chi tiết như sau: - TK 622.101: Tiền lương.
- TK 622.104: Tiền cơm. - TK 622.105: Tiền phụ cấp. - TK 622.106: Khen thưởng.
tại công ty TNHH GMG
- TK 622.108: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. - TK 622.110: Chi phí đồng phục.
TK 334 “Phải trả người lao động”.
TK 338 “Phải trả, phải nộp khác” trong đó: - TK 3382: Kinh phí công đoàn.
- TK 3383: Bảo hiểm xã hội. - TK 3384: Bảo hiểm y tế.
4.2.2.3 Hình thức trả lương và cách tính lương
Công ty áp dụng các hình thức trả lương sau:
¾ Trả lương theo thời gian
Đây là hình thức trả lương mà công ty áp dụng cho công nhân làm việc ở khâu bàn kiểm, tiền lương được tính dựa trên số giờ công lao động của họ, với cách tính lương như sau:
Tiền lương = Giờ công x hệ số x đơn giá + Phụ cấp (nếu có)
¾ Trả lương theo sản phẩm
Công ty áp dụng hình thức trả lương này cho công nhân làm việc trong các khâu còn lại (fillet, xếp khuôn, sửa cá, thành phẩm), tiền lương căn cứ vào số lượng sản phẩm mà công nhân hoàn thành, với cách tính lương như sau:
Tiền lương = Số lượng sản phẩm x đơn giá + Phụ cấp (nếu có)
¾ Các khoản trích theo lương
Ngoài tiền lương phải trả, công ty còn trích thêm các khoản như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn mà người lao động được hưởng theo một tỷ lệ được quy định và hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Tại công ty: - Bảo hiểm xã hội được trích 20% trên tiền lương phải trả cho người lao động, trong đó doanh nghiệp đóng 15% và người lao động đóng 5%.
- Bảo hiểm y tế được trích 3% trên tiền lương phải trả cho người lao động, trong đó doanh nghiệp đóng 2% và người lao động đóng 1%.
- Kinh phí công đoàn là nguồn kinh phí dùng để chi cho các hoạt động công đoàn tại cơ sở và công đoàn cấp trên. Để hình thành nguồn kinh phí này, hàng tháng doanh nghiệp tiến hành trích 2% trên tiền lương phải trả cho người lao động.
Công ty chỉ tiến hành trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn đối với những nhân viên và công nhân vẫn tiếp tục làm việc sau khi đã kết thúc hợp đồng lao động 3 tháng.
Mỗi công đoạn sản xuất (fillet, xếp khuôn, thành phẩm) có một đơn giá tiền lương cố định và đơn giá ở mỗi công đoạn sẽ khác nhau, kế toán sẽ căn cứ vào kết quả lao
động cuối cùng và đơn giá tiền lương của mỗi công nhân ở từng công đoạn để tính
lương và các khoản trích theo lương cho công nhân. Chẳng hạn như việc tính lương của công nhân tổ fillet được thể hiện như sau:
tại công ty TNHH GMG
Bảng 4.1 Bảng tính lương công nhân tổ fillet
ĐVT: đồng Các khoản khấu trừ S T T Họ tên Sản lượng (Kg) Đơn giá (đ) Tổng cộng (đ) Tạm ứng BHXH, BHYT, KPCĐ (6%) Thực lãnh
1 Lê Văn Hưng 6.051 170 1.028.670 1.028.670
2 Phan Hữu Minh 5.648 170 960.160 27.000 933.160
3 Ngô Văn Em 5.134 170 873.000 873.000
… … … … … …
Tổng cộng 250.227 170 42.538.656 837.000 41.701.656 (Nguồn: Phòng kế toán) Tuy nhiên, đối với công đoạn sửa cá, thì không có một đơn giá cố định mà đơn giá tiền lương được áp dụng theo hình thức sau:
Bảng 4.2 Bảng đơn giá của tổ sửa cá
ĐVT: đồng
Năng suất Đơn giá
Từ 3,40 đến ≤ 3,49kg/rổ thành phẩm 700 Từ 3,50 đến ≤ 3,54kg/rổ thành phẩm 800 Từ 3,55 đến ≤ 3,60kg/rổ thành phẩm 900 Từ 3,61 đến ≤ 3,64kg/rổ thành phẩm 1.000 Từ 3,65 đến ≤ 3,69kg/rổ thành phẩm 1.100 Từ 3,70 đến ≤ 3,74kg/rổ thành phẩm 1.210 Từ 3,75 đến ≤ 3,80kg/rổ thành phẩm 1.330 Từ 3,81 đến ≤ 3,85kg/rổ thành phẩm 1.470 Trên 3,86kg/rổ thành phẩm 1.620
tại công ty TNHH GMG
Kế toán sẽ căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành thực tế của từng công nhân tổ sửa cá để xác định đơn giá phù hợp, sau đó tiến hành tính lương tương tự như đối với các công nhân của các tổ fillet, xếp khuôn, thành phẩm.
Đối với công đoạn bàn kiểm, công đoạn này cũng có một đơn giá tiền lương cố
định, kế toán cũng căn cứ vào tổng số giờ lao động hàng tháng và hệ số lương của từng công nhân để tính lương theo công thức trả lương theo thời gian như trên.
Ngoài tiền lương phải trả cho công nhân, công ty còn có thêm các khoản như: khen thưởng khi công ty hoạt động có hiệu quả; các khoản phụ cấp theo quy định của công ty; bữa ăn giữa ca do công ty chịu hoàn toàn chi phí, hỗ trợ 60% chi phí đồ bảo hộ lao động cho công nhân…
Trong tháng 12 năm 2008, chi phí công nhân trực tiếp sản xuất phát sinh như sau:
SỔ CÁI
Tên tài khoản: 622_Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất Từ ngày 01/12/2008 đến ngày 31/12/2008 ĐVT: đồng Chứng từ Số phát sinh Ngày Số Diễn giải TK đối ứng Nợ Có 25/12/2008 PC 12159
Thanh toán tiền chi phí
đồng phục của CN 111 12.547.157
28/12/2008 12153 PC Thanh toán tiền cơm của CN 111 38.947.000 31/12/2008 305/CP Tiền lương CN tổ fillet 334 41.701.656