Một đường ảo được xem như một đường đi của ánh sáng từ nguồn đến đích. Khi có một cuộc gọi được tạo ra ở nút, nút sử dụng giải thuật định tuyến và gán bước sóng để tìm một đường đi ra và một bước sóng cho cuộc gọi đó. Nút gán bước sóng được chọn cho cuộc gọi đó và định tuyến nó đến nút kế tiếp. Ở mỗi nút trung gian của lộ trình, bước sóng của lightpath đi tới được kiểm tra xem có sẵn để đi tiếp hay không. Nếu có sẵn, bước sóng đó được gán. Nếu bước sóng đó không có sẵn, và nút có một bộ chuyển đổi bước sóng, nó có thể chuyển sang bước sóng khác để
3 2 1 Lightpath 1-0-3 λ3 λ2 λ1 2-0-3 1-0-2
a. Network graph b. G(V,E)
định tuyến lightpath. Đường đi vừa thiết lập được gọi là một đường ảo (virtual path), được thành lập đầy đủ trước khi bất cứ dữ liệu nào được truyền dẫn.
Một đường vật lý bao gồm tất cả các tuyến truyền dẫn (link) hình thành nên lộ trình từ nguồn đến đích, nhưng đường ảo có thể chứa các bước sóng giống hoặc khác nhau từ nguồn đến đích. Hai yêu cầu cùng một điểm xuất phát đến cùng một nơi có thể có cùng đường đi vật lý nhưng mang các đường ảo khác nhau. Hình 7.3 chỉ ra sự hình thành của một lightpath. Ở đây hai cuộc gọi được tạo ra ở nút 1 và đường ảo cho mỗi cuộc gọi tạo thành được vẽ ra. Đối với cuộc gọi thứ nhất, nút 1 gán bước sóng λ1 và gửi nó đến nút 2. Giả thuyết nút 2 có một bộ chuyển đổi nhưng không có sẵn bước sóng λ1, vì thế nó chuyển sang bước sóng λ2 và gửi đến nút 3. Nút 3 gán tiếp λ2 (vì nó có sẵn) và định tuyến lightpath đến nơi. Bằng cách này, đường ảo thứ nhất được thành lập. Tương tự, nếu một cuộc gọi khác được tạo ra ở nút 1 ngay sau đó thì một đường ảo thứ hai cũng được tạo ra tương tự. Rõ ràng ở đây đường vật lý giống nhau, nhưng các đường ảo thì khác nhau. Tổng số đường ảo (giới hạn trên) được thiết lập từ nguồn đến đích phụ thuộc vào số bước sóng sẵn có trên sợi. Số đường ảo được thiết lập thật sự phụ thuộc vào tốc độ cuộc gọi đi đến. Các bộ chuyểûn đổi bước sóng giúp thiết lập được nhiều cuộc gọi ảo hơn.