6. BỐ CỤC BÀI BÁO CÁO
3.4.4.1 Phân vùng quản lý quy hoạch kiến trúc-cảnh quan
- Phân vùng quản lý quy hoạch kiến trúc cảnh quan dựa trên các khu vực đã được xác định trong mặt bằng định hướng phát triển không gian. Ngoài ra việc phân vùng quản lý còn được thể hiện ở các khu vực trung tâm, khu vực công viên cây xanh, các tuyến phố chính trên địa bàn quận. Việc quản lý quy hoạch kiến trúc cảnh quan thể hiện về bố cục công trình, tầng cao, hình thức kiến trúc chung cho từng khu vực thông qua các chỉ tiêu về quy hoạch, các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng và các quy định của thành phố và quận. Các vùng quản lý quy hoạch kiến trúc cảnh quan cụ thể như sau:
- Khu trung tâm :
+ Trung tâm cấp thành phố (liên quận) đồng thời cũng là trung tâm của Quận thuộc khu đô thị Phú Mỹ Hưng: các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã xác định theo đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000
+ Phát triển theo trục: gồm các tuyến N Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, 15B và đường Đào Trí.
- Khu ở:
+ Khu ở hiện hữu: đối với nhà liên kế, tầng cao tối đa theo QCXDVN số 04/ 2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008.
+ Khu chung cư :Mật độ xây dựng toàn khu 30 - 40 %, tầng cao không khống chế, hệ số sử dụng đất chung cho toàn khu:≤ 5.
Quận 7 được chia thành 4 khu dân cư.
Khu 1: Nằm phía Tây-Bắc của quận gồm phường Tân Kiểng, Tân Quy, Tân Hưng
và một phần phường Tân Phong.
- Chức năng: Là khu ở hiện hữu chỉnh trang và các công trình công cộng với các trường đại học (RMIT, đại học An Ninh, đại học Tôn Đức Thắng), công trình dịch vụ thương mại, trường trung học phổ thông, công trình cao tầng xây dựng mới tại các khu đất công nghiệp – kho tàng chuyển đổi công năng và theo trục đường Nguyễn Hữu Thọ, đường Nguyễn Thị Thập.
- Diện tích đất tự nhiên : 638,79 ha - Quy mô dân số năm 2020 : 100.000 người.
- Mật độ xây dựng khu hiện hữu 50-60%, khu xây mới tối đa 40%.
Khu 2: Nằm phía Bắc của quận gồm các phường Bình Thuận, Tân Thuận Tây, Tân Thuận Đông.
- Chức năng: Là khu ở có nhiều dân cư hiện hữu, giải pháp chính là cải tạo nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật và thực hiện đầu tư xây dựng các dự án mới dọc trục đường Nguyễn Văn Linh, khu hỗn hợp ở phía Bắc phường Tân Thuận Đông theo dạng tổ hợp từng nhóm công trình cao tầng. Công trình phúc lợi công cộng có Trung tâm Văn hóa – TDTT quận, trường phổ thông cơ sở và các công trình công cộng khác. Khu chế xuất Tân Thuận giữ nguyên quy mô 300ha.
- Diện tích đất tự nhiên : 1.022,92 ha . - Quy mô dân số năm 2020 : 101.000 người.
- Mật độ xây dựng khu hiện hữu 50-60%, khu xây mới tối đa 40%.
- Tầng cao xây dựng tối thiểu: 2 tầng, tối đa không khống chế (tùy theo khu vực).
Khu 3: Nằm phía Tây - Nam của quận (khu đô thị Phú Mỹ Hưng) gồm một phần
các phường Tân Phú, Tân Phong .
- Chức năng: Là khu đô thị mới, trung tâm cấp Thành phố, kiến trúc hiện đại gồm khu ở đồng bộ, các công trình phúc lợi công cộng lớn như trường phổ thông cơ sở, trường trung học phổ thông, bệnh viện, trung tâm hành chính quận và các công trình công cộng khác.
- Diện tích đất tự nhiên : 491,10 ha - Quy mô dân số năm 2020 : 100.000 người. - Mật độ xây dựng chung tối đa 30%.
- Tầng cao xây dựng tối thiểu: 2 tầng, tối đa 40 tầng.
Khu 4: Nằm phía Nam của quận gồm các phường Phú Thuận, Phú Mỹ và một phần
phường Tân Phú.
- Chức năng: khu ở phát triển mới với cơ sở hạ tầng đô thị đồng bộ dọc đường Hùynh Tấn Phát, đường Đào Trí, đường Phú Thuận, đường 15B, đường Hoàng Quốc Việt và đường Phạm Hữu Lầu (các trục đường động lực của quận 7) với các nhóm nhà cao tầng làm hạt nhân khu ở. Trung tâm thể dục thể thao, các khu công viên cây xanh tập trung, khu dịch vụ thương mại, trường trung học phổ thông.
- Diện tích đất tự nhiên : 1.393,98 ha. - Quy mô dân số năm 2020 : 123.000 người.
- Mật độ xây dựng khu hiện hữu 50-60%, khu xây mới tối đa 40%.
- - Tầng cao xây dựng : Không hạn chế
- Khu công viên cây xanh :
Mật độ xây dựng : tối thiểu 5%, tối đa 20%
Tầng cao : tối thiểu 1 tầng, tối đa 2 tầng