Chương III Dự báo tình hình bội chi Ngân sách Nhà nước và lạm phát năm 2014-2015.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ của bội chi ngân sách nhà nước và lạm phát (Trang 38 - 42)

và lạm phát năm 2014-2015.

3.1 Dự báo tình hình bội chi Ngân sách Nhà nước và lạm phát năm 2014 – 2015.Về bội chi Ngân sách Nhà nước năm 2014 - 2015 Về bội chi Ngân sách Nhà nước năm 2014 - 2015

- Bội chi Ngân sách Nhà nước trong các năm tới sẽ tăng chiếm khoảng 5% -7% GPD do những nguyên nhân sau :

+ Thứ nhất,rủi ro của các yếu tố bên ngoài có thể tác động xấu đến tăng trưởng làm giảm nguồn thu Ngân sách Nhà nước. Kinh tế Việt Nam hiện đang phụ thuộc khá lớn vào tình hình biến động của kinh tế thế giới (độ mở của nền kinh tế tính theo quy mô ngoại thương/ GDP trong giai đoạn gần đây lên đến 150%). Tăng trưởng của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu. Do đó, khi kinh tế thế giới còn khó khăn thì kinh tế Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng.

+ Thứ hai,nguồn thu giảm do thay đổi chính sách thuế. Theo Luật thuế thương mại doanh nghiệp đã được Quốc hội thông qua thì từ 1/1/2014, thuế suất thuế thương mại doanh nghiệp sẽ chỉ còn 22% so với 25% hiện nay. Thu thuế xuất nhập khẩu cũng có thể giảm đi khi Việt Nam tiếp tục cắt giảm thuế suất theo cam kết gia nhập WTO và cam kết theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN giai đoạn 2012-2014.

+ Thứ ba, thực hiện chi tiêu Ngân sách Nhà nước tiết kiệm, hiệu quả. Dù Chính phủ có những biện pháp mạnh mẽ thì việc thực hiện tiết kiệm chi tiêu từ Ngân sách Nhà nước những năm tới cũng không dễ, do:

Các biện pháp tiết kiệm chi tiêu đã được áp dụng nên sẽ khó có thể tiết kiệm Ngân sách Nhà nước hơn nữa khi chưa có sự thay đổi mạnh về hệ thống và cơ chế chi tiêu. Hơn nữa, Chính phủ vẫn sẽ tiếp tục duy trì các khoản chi vì mục đích an sinh xã hội để hỗ trợ người dân trong tình hình kinh tế khó khăn. Với chi tiêu cho đầu tư, hiện nay, Việt Nam đang đứng trước thế lưỡng nan. Nếu tiếp tục duy trì đầu tư công ở mức cao để hỗ trợ tăng trưởng thì sẽ phải chấp nhận bội chi ngân sách lớn hơn và nợ công tăng lên. Nếu chấp nhận cắt giảm mạnh đầu tư công để giảm thâm hụt Ngân sách Nhà nước thì cần chấp nhận tăng trưởng giảm sút, tình trạng việc làm khó khăn. Do vậy, cần chấp nhận sự đánh đổi lợi ích – chi phí trong việc lựa chọn biện pháp trong ngắn hạn.

Việc lựa chọn cách nào cũng cần phải có truyền thông, phổ biến rộng rãi để tạo sự đồng thuận khi thực hiện.

+ Thứ tư, vấn đề vay nợ và hiệu ứng lấn át. Nhằm bù đắp số tuyệt đối bội chi cao thì chúng ta buộc phải phát hành trái phiếu chính phủ huy động vốn trong nước nhiều hơn. Mặc dù, không in tiền trực tiếp để bù đắp bội chi ngân sách nhưng cách thức các ngân hàng thương mại hiện nay mua trái phiếu chính phủ rồi sử dụng nó để xin tái cấp vốn cũng làm tăng cung tiền cho nền kinh tế. Hệ quả là nền kinh tế có thể vẫn sẽ đối mặt với tình trạng lạm phát cao như các lý thuyết kinh tế đã chỉ ra (Sargent và Wallace -1981). Hơn nữa, nếu Chính phủ vay nợ nhiều hơn cũng có nguy cơ tạo ra hiệu ứng lấn át với việc vay vốn của khu vực tư nhân. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Thành (2012) cho thấy việc tăng đầu tư công 1% sẽ làm giảm đầu tư tư nhân 0,48%.

Mặc dù còn nhiều vấn đề cần giải quyết song việc thực hiện Ngân sách Nhà nước năm 2014 – 2015 cũng có một số dấu hiệu tích cực như:

* Tăng trưởng kinh tế sẽ khởi sắc hơn căn cứ vào những chuyển biến tích cực của tình hình kinh tế năm 2013. Tình hình kinh tế thế giới năm cũng được kỳ vọng là sẽ được cải thiện (IMF 2013).

* Dự báo thu ngân sách năm không tăng quá nhiều so với năm 2013.Dự báo số thu cân đối Ngân sách Nhà nước chỉ tăng 1% so với kết quả ước thực hiện 2013 nên việc hoàn thành dự toán thu là khả thi. Dự toán chi Ngân sách Nhà nước dự kiến cũng có thể tiếp tục được thực hiện tốt căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ chi 2 năm gần đây. Về lạm phát năm 2014-2015

- Thuận lợi

+ Kinh tế vĩ mô 2013 đã được duy trì ổn định, với tổng cầu trong phạm vi kiểm soát, không gây áp lực lớn lên lạm phát và giúp ổn định kì vọng về lạm phát của dân chúng. + Giá giá hàng hóa thế giới được dự báo không có biến động lớn, thậm chí giảm, trong hai năm tới. Ngân hàng thế giới dự báo trong năm 2014-2015, giá năng lượng giảm tương ứng 1% và 0,8%, giá hàng hóa phi năng lượng giảm tương ứng 0,3% và 0,9%. -Trở ngại

+ Áp lực điều chỉnh giá hàng hóa cơ bản (giá than và điện) và dịch vụ công vẫn lớn. + Nhập khẩu có thể tăng cao hơn năm 2013 với xu hướng tăng trưởng khá hơn.

+ Lãi suất và tỷ giá USD/VND tăng do những thay đổi chính sách tiền tệ của FED và một số nước có thể tác động phần nào đến cung cầu ngoại tệ và qua đó gây sức ép lên tỷ giá.16 Tuy nhiên, áp lực trên có thể được giảm bớt do chính sách kiểm soát ngoại tệ và quản lý thị trường vàng đang phát huy hiệu quả

- GDP Việt Nam năm 2014 sẽ tăng nhẹ lên 5,6% trong năm 2014 và tiếp tục tăng lên 5,8% trong năm 2015, cùng với sự hòi phục của nền kinh tế Mỹ và khu vực đồng euro, song song với những tiến bộ đạt được trong việc giải quyết những yếu kém của hệ thống ngân hàng thương mại trong nước.Tỷ lệ lạm phát dự báo ở mức 6,2%/năm trong năm 2014 và tăng lên 6,6% năm 2015. Năm 2013 tỷ lệ lạm phát Việt Nam là 6,6%. Lạm phát Việt Nam trong năm nay và năm sau tiếp tục duy trì ở mức một con số với sản lượng lương thực nhìn chung ổn định, chính sách kích cầu giảm bớt và đồng tiền Việt Nam giảm nhẹ. Tăng trưởng kinh tế sẽ theo chiều hướng tích cực nhờ vào một số biện pháp mà chỉnh phủ đưa ra nhằm giảm nhẹ rủi ro trong khu vực ngân hàng, bao gồm việc mua một số lượng đáng kể nợ xấu thông qua VAMC(Vietnam Asset Management Company), tăng cường giám sát hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, sáp nhập và tái cơ cấu một số ngân hàng yếu kém, nới lỏng những quy định hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào các ngân hàng trong nước đồng thời áp dụng các quy định mới về phân loại nợ và trích lập dự phòng, tiệm cận với chuẩn mực quốc tế.

3.2 Những kiến nghị để quản lý tốt vấn đề bội chi Ngân sách Nhà nước và kiềm chế lạm phát chế lạm phát

- Tập trung các khoản vay do Trung ương đảm nhận. Các nhu cầu đầu tư của địa phương cần được xem xét và thực hiện bổ sung từ ngân sách cấp trên. Thực hiện như vậy tránh được đầu tư tràn lan, kém hiệu quả và để tồn ngân sách quá lớn và quản lý chặt chẽ số bội chi Ngân sách Nhà nước. Hiện tại, chúng ta đang đứng trước mâu thuẫn giữa nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển với nguồn lực hạn hẹp. Nếu thực hiện thắt chặt, hạn chế vay để đầu tư sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế đang có nhu cầu vốn rất cao. Nhưng nếu chúng ta không kiểm soát chặt chẽ các khoản vay nợ của Ngân sách Nhà nước, nhất là vay của ngân sách địa phương, thì nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh tài chính quốc gia, sự bền vững của Ngân sách Nhà nước. Thực hiện đầu

tư tập trung cũng có lợi là bảo đảm phát triển hài hoà, cân đối giữa các vùng, miền trong toàn quốc.

- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, nhất là ngân sách các địa phương. Do vậy, khi các địa phương vay vốn để đầu tư, sẽ kiên quyết không bố trí nguồn chi thường xuyên cho việc vận hành các công trình khi hoàn thành và đi vào hoạt động cũng như chi phí duy tu, bảo dưỡng các công trình, làm giảm hiệu quả đầu tư. Có như vậy, các địa phương phải tự cân đối nguồn kinh phí này chứ không thể yêu cầu cấp trên bổ sung ngân sách

- Nếu chấp nhận bội chi ngân sách địa phương thì cần quản lý và giám sát chặt chẽ việc vay vốn. Các khoản vốn vay chỉ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và phát triển các cơ sở kinh tế. Các khoản vay của ngân sách địa phương cần được tổng hợp và báo cáo Quốc hội để tổng hợp số bội chi Ngân sách Nhà nước hằng năm. Vấn đề vay vốn của các địa phương không được kiểm soát chặt chẽ chẳng những tạo ra nguy cơ vay vốn tràn lan, đầu tư kém hiệu quả mà còn ảnh hưởng đến tính bền vững của Ngân sách Nhà nước trong tương lai. Bội chi Ngân sách Nhà nước hằng năm không được kiểm soát chặt chẽ trước khi trình Quốc hội, mức bội chi thực tế khác với mức bội chi báo cáo cáo Quốc hội. Điều đó tạo nên gánh nặng nợ cho Ngân sách Nhà nước, bởi Ngân sách Nhà nước là một thể thống nhất và đa số các địa phương trông chờ chủ yếu vào ngân sách trung ương, do vậy suy cho cùng, các khoản nợ của ngân sách địa phương sẽ là gánh nợ của Ngân sách Nhà nước trong khi việc đầu tư lại dàn trải, kém hiệu quả

- Thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, chính sách tài khóa chặt chẽ. Điều hành lãi suất phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát. Tăng dư nợ tín dụng phù hợp và bảo đảm chất lượng tín dụng. Điều hành hiệu quả tỷ giá, thị trường ngoại hối, thị trường vàng, bảo đảm giá trị đồng tiền Việt Nam. Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu. Tăng dự trữ ngoại hối. Thúc đẩy phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán. Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước, tập trung chống thất thu, thực hiện triệt để tiết kiệm, kiên quyết cắt giảm các khoản chi chưa thật cần thiết. Tăng cường quản lý thị trường, giá cả, tiếp tục thực hiện cơ chế giá thị trường đối với các mặt hàng, dịch vụ công thiết yếu như điện, than, xăng dầu, nước, dịch vụ y tế... theo lộ trình phù hợp, bảo đảm yêu cầu kiểm soát lạm phát, công khai minh bạch và có hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, người nghèo.

- Cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Chính phủ cũng cần có giải pháp cụ thể, giúp doanh nghiệp chuẩn bị và nâng cao tính cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày càng cởi mở và tiệm cận với chuẩn mực quốc tế. Mặc dù các bước cải cách doanh nghiệp nhà nước đã được thực hiện từ nhiều năm, nhưng tốc độ còn chậm và hiệu quả còn thấp. Vì thế, các chương trình thoái vốn đầu tư ngoài ngành, cổ phần hóa doanh nghiệp cần phải được Chính phủ chỉ đạo thực hiện nhanh và mạnh hơn trong năm 2014. Cùng với đó, giải quyết hiệu quả hơn vấn đề nợ xấu, hoàn thành cơ bản việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, khơi thông dòng vốn tín dụng cho doanh nghiệp.

- Thúc đẩy phát triển thị trường trong nước và tiếp tục khai thác tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế. Trong những năm tới, cần xác định đầy đủ thách thức và lợi thế khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) để từ đó tập trung đầu tư phát triển mạnh những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh với thuế suất giảm sâu

- Thực hiện tiết kiệm chi tiêu sao cho phù hợp với tình hình khó khăn hiện nay theo hướng ưu tiên cho các chương trình giảm nghèo, nông thôn mới. Bội chi ngân sách cần được kiểm soát chặt chẽ, nâng bội chi phải đi đôi với đầu tư công hiệu quả để tránh lạm phát. Rà soát những khoản chi thường xuyên không hợp lý, gây lãng phí. Bảo đảm tính hiệu quả và nâng cao chất lượng các khoản chi trong đó có chi cho phúc lợi xã hội.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ của bội chi ngân sách nhà nước và lạm phát (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w