Tình hình lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2008-2013.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ của bội chi ngân sách nhà nước và lạm phát (Trang 29 - 36)

B Thu chuyển từ nguồn NSTW năm 2011 sang năm 2012 2

2.2 Tình hình lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2008-2013.

Hình 2.1 CPI năm 2008(%)

Nguồn :Tổng cục thống kê

- Trong quý đầu của năm 2008 chỉ số giá tiêu dung của một mặt hàng tăng vọt . Trong 4 tháng đầu năm, giá lương thực – thực phẩm đã tăng 18,01% cao gấp rưỡi mức 11,6 của lạm phát CPI và cao tương đương bằng mức tăng giá lương thực - thực phẩm của cả năm 2007 , trong đó lương thực tăng 25% , thực phẩm tăng 15,6%

- Trong tháng 3-4/2008 , tình trạng thiếu lương thực trầm trọng nên đã làm cho giá gạo thế giới và trong nước tăng nhanh và đế tháng 5 thì giá gạo có giảm nhưng cao hơn từ 15% - 20 % trước khi sốt gạo

- Giữa tháng 5 xăng dầu cũng tăng từ 13000đ lên 14500đ ( tương đương 11,5%). Mặc dù Chính phủ đã cố gắng kiểm soát xăng dầu nhưng tính chung năm 2008 giá xăng dầu đã tăng tới 38%, giá thép tăng 91%, giá điện tăng 7,6%, giá than tăng 30%, giá xi măng tăng 15%, giá phân bón tăng 58% .

- Năm 2008 là một năm đáng nhớ đối với kinh tế vĩ mô cũng như tình hình lạm phát ở Việt Nam . CPI đã liên tục tăng cao từ đầu năm, và mức lạm phát cao nhất của CPI tính theo năm của năm 2008 đã lên đến 30%. Kết thúc năm 2008, chỉ số CPI tăng 19,89% tính theo trung bình tăng 22,97%.

Hình 2.2 CPI năm 2009 (%)

Nguồn :Tổng cục thống kê

- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của năm 2009 là 6,88% đạt mục tiêu của Chính phủ đề ra là kiểm soát lạm phát dưới 2 con số.

- Được sự tiếp sức của hàng thực phẩm (tăng 0.89%) và ăn uống ngoài gia đình (0.69%), nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống là nguyên nhân chủ yếu gây tác động đến CPI tháng 12/2009.

- Trong tháng 12 chỉ số giá vàng tăng 10,49%, chỉ số giá USD tăng 3,19%. So với 1 năm trước các con số tương ứng là 64,32% và 10.7%.

- Trong năm 2009 nhóm tăng giá mạnh nhất là nhóm giao thông ( mức tăng 2,47%) tiếp đến là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống ( tăng 2,06% , trong nhóm này mặt hàng thực phẩm tăng đột biến 6,88%). Đứng thứ 3 là nhóm nhà ở - vật liệu xây dựng, tăng 1,40%.Các nhóm hàng hóa còn lại đều tăng 1% hoặc thấp hơn. Nhóm tăng giá ít nhất là thiết bị đồ gia đình ( tăng 0,25%).

- Năm 2009 khép lại với mức tăng CPI trong vòng kiểm soát nhưng gạo và xăng dầu, hai mặt hàng có quyền số lớn trong rổ hàng hóa dịch vụ tính CPI vẫn luôn là yếu tố bất định trong năm qua.

Hình 2.3 CPI năm 2010(%)

Nguồn :Tổng cục thống kê

- Mức lạm phát 2 con số của Việt Nam trong năm 2010 đã chính thức được khẳng định. Con số 11,75% tuy không quá bất ngờ nhưng vẫn vượt so với chỉ tiêu được Quốc hội đề ra gần 5%.

- Trong năm 2010 thì giáo dục là nhóm tăng mạnh nhất trong nhóm rổ hàng hóa chính CPI ( gần 20%). Gía tăng do nhiều nguyên nhân do chi phí giáo dục tăng, giá lương thực thế giới tăng kéo theo giá lương thực trong nước tăng 16%. Ngoài ra giá xăng dầu thế giới tăng làm cho chi phí giao thông vận chuyển tăng. nhà ở - vật liệu xây dựng tăng (15,74%) .Bưu chính viễn thông là nhóm duy nhất giảm với mức giảm gần 6% trong năm 2010. Giá vàng đã tăng đến 30% trong khi mức tăng của đôla Mỹ là xấp xỉ 10%

- Năm 2010, nền kinh tế Việt Nam có độ mở cửa rất lớn, lên đến 140 -150%. Độ mở cửa nền kinh tế được đánh giá thông qua hoạt động xuất nhập khẩu trên tổng sản phẩm quốc nội . Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam những năm gần đây khoảng 130-140 tỷ USD , trong khi GDP chỉ trên 100 tỷ USD. Với độ mở cửa lớn như vậy yếu tối giá trong nước phụ thuộc nhiều vào giá hang hóa thế giới. Năm 2010 kinh tế thế giới phục hồi, giá nguyên vật liệu tăng làm giá trong nước tăng theo : giá dầu thô năm 2009 là 60usd/ thùng, năm 2010 trên 80usd/thùng .

- Nhìn chung giá tăng là do chi phí chứ không phải do tiền bơm ra quá nhiều, thực tế Ngân hang Nhà nước đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để chống lạm phát và bảo vệ sức mua của VND.

Hình 2.4 CPI năm 2011(%)

Nguồn :Tổng cục thống kê

- Lạm phát năm 2011 đạt mức 18,58% , dòng tiền phát ra không tạo được đột phá về tăng trưởng mà còn thúc ép lạm phát đạt các kỷ lục mới.

- Diễn biến CPI trong năm 2011 nổi trội ở hai đột biến, đến từ các kỷ lục mới trong tháng 4 và tháng 7. Tiêu dung tháng 1/2011 bất ngờ giảm tốc nhẹ , xuống mức tăng 1,74% so với tháng trước. Nhiều nhận định khi đó đã lạc quan cho rằng, xu hướng này là tích cực

- Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, so với năm 2010,chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2011 tăng 18,58% - cao hơn nhiều so với mục tiêu mà Chính phủ đề ra cũng như các dự báo trước đó của các bộ ngành và giới phân tích.

- Trong đó, thủ phạm chính đẩy lạm phát tăng cao vẫn là giá thực phẩm, lương thực tăng mạnh với mức 29,34% và 22,82%.

- Giao thông đi lại cũng nằm trong nhóm có mức tăng cả năm khá cao gần 16%. Nhóm giáo dục được cho là bị tác động mạnh nhất bởi các yếu tố liên quan khác như giá nguyên vật liệu đầu vào, trượt giá chung…nên có mức tăng đến 23,18% so với năm ngoái.

- Không tính vào rổ hàng hóa tính chỉ số lạm phát song giá vàng được coi là một trong những sự kiện đáng chú ý của năm 2011 khi liên tiếp lập các kỷ lục mới. Theo Tổng cục Thống kê, trong năm 2011, giá vàng đã tăng 39%. Tỷ giá USD cũng tăng đến 8,47% so với năm 2010.

Hình 2.5 CPI năm 2012(%)

Nguồn :Tổng cục thống kê

- Năm 2012 là năm ghi nhận nhiều biến động bất thường. CPI tăng không quá cao vào hai tháng đầu năm (tăng 1,0% vào tháng 1 và tăng 1,37% vào tháng 2) nhưng tăng cao nhất vào tháng 9 với mức tăng 2,20%, chủ yếu do tác động của nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục. Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng đã chậm dần trong những tháng cuối năm.

- Chính vì thế, CPI bình quân của nhiều nhóm hàng năm nay có mức biến động nhiều và khác xu hướng so với năm trước. Nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng thấp hơn mức tăng chung (lương thực tăng3,26%, thực phẩm tăng 8,14%, CPI bình quân chung tăng 9,21%), trong khi năm 2011 đây là nhóm hàng có chỉ số giá tăng cao nhất và cao hơn nhiều so với mức tăng chung (lương thực tăng 22,82%, thực phẩm tăng 29,34%, CPI bình quân chung tăng 18,58%).

- Riêng nhóm dịch vụ y tế có sự thay đổi lớn với chỉ số giá tăng mạnh ở mức 20,37%, cao hơn nhiều lần mức tăng 4,36% của năm 2011. Trong hai năm qua, chỉ số giá nhóm

CPI năm 2012 (%) -0.5 0 0.5 1 1.5 2 2.5 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 C P I năm 2012 (% )

giáo dục vẫn duy trì mức tăng cao (năm 2011 tăng 23,18%; năm 2012 tăng 17,07%) và chỉ số giá nhóm bưu chính viễn thông vẫn duy trì mức giảm (năm 2011 giảm 5,06%; năm 2012 giảm 1,11%).

- Một điểm bất thường nữa của thị trường giá cả trong nước năm 2012, theo Tổng cục Thống kê, là năm nay, CPI không giảm vào sau Tết nguyên đán, mà lại giảm vào hai tháng giữa năm (tháng 6 và tháng 7).

Năm 2013

- Tháng 2/2013 là tháng có chỉ số CPI cao nhất với mức 1.32% và tháng 3/2013 có chỉ số CPI thấp nhất với mức -0,19% trong năm 2013. Tháng 2 có chỉ số CPI tăng cao phù hợp với diễn biến giá tiêu dùng hàng năm khi chuẩn bị và đón Lễ Tết truyền thống thì giá các hàng hóa đều tăng cao. Sau nhiều tháng tăng liên tiếp, chỉ số CPI tháng 3/2013 đã giảm 0,19% so với tháng 2/2013 và chỉ còn tăng 2,38% so với tháng 12/2012, tăng 6,64% so với tháng 3/2012. Theo đó, bình quân CPI quý I/2013 cũng thấp hơn bình quân quý I từ năm 2004 đến năm 2012. Đây là mức tăng thấp nhất trong 4 năm qua. Tháng 3 có chỉ số CPI giảm mạnh được giải thích là kết quả tổng hợp của những nỗ lực kiềm chế lạm phát của chính phủ, nhu cầu sau Tết giảm, các doanh nghiệp đang tập trung xử lý hàng tồn kho, nguồn cung dồi dào. Mặt khác, mặt bằng giá tiêu dùng đã ở mức cao.

- Sau khi CPI tăng trở lại ở tháng 4/2013 với mức tăng là 0,02% thì chỉ số CPI tiếp tục giảm nhẹ 0,06% vào tháng 5/2013. Chỉ số CPI tháng 6/2013 tăng 0,05% so với tháng 5/2013 và tăng 6,69% so với cùng kỳ tháng 6 năm 2012. Tuy không giảm như tháng 6/2012 và tháng trước, nhưng CPI tháng 6/2013 vẫn là tháng tăng thấp, thấp hơn tốc độ tăng bình quân tháng trong 5 tháng đầu năm (tăng 0,47%) và thấp hơn so với tốc độ tăng bình quân tháng 6 giai đoạn 2004 - 2012 (tăng 0,69%).

- Mức tăng CPI tiếp tục duy trì và tăng cao vào cuối quý III/2013. Chỉ số CPI tháng 9/2013 tăng 1,06% so với tháng trước. CPI tháng này tăng chủ yếu do các yếu tố sau: Giá điện được điều chỉnh tăng thêm 5% từ ngày 01/8/2013. Một số địa phương tiếp tục thực hiện lộ trình tăng học phí. Nhu cầu tiêu dùng vật phẩm phục vụ học tập của học sinh vào năm học mới tăng cao. Riêng mức tăng của chỉ số giá nhóm giáo dục làm CPI chung cả nước tăng 0,54%.

Trong 3 tháng cuối năm, chỉ số CPI giữ mức tăng nhẹ (tháng 10/2013 tăng 0,49%; tháng 11/2013 tăng 0,34% và tháng 12/2013 tăng 0,51%).

- Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, riêng tháng 12/2013, trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có chỉ số giá tháng tăng cao nhất với mức tăng 2,31%. May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,57%, hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,49% (Lương thực tăng 1,22%, thực phẩm tăng 0,38%, ăn uống ngoài gia đình tăng 0,17%), đồ uống và thuốc lá tăng 0,27%, thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,25%, văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%, thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,08% (Dịch vụ y tế tăng 0,02%), giáo dục tăng 0,02%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại có chỉ số giá giảm gồm: Giao thông giảm 0,23%, bưu chính viễn thông giảm 0,01%.

- Năm 2013 là năm có CPI tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. CPI bình quân năm 2013 tăng 6,6% so với bình quân năm 2012, thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,21% của năm 2012. Trong năm nay, chỉ số CPI tăng cao vào quý I và quý III với mức tăng bình quân tháng là 0,8%, quý II và quý IV, CPI tương đối ổn định và tăng ở mức thấp với mức tăng bình quân tháng là 0,4%.

Hình 2.6 CPI năm 2013(%)

Một phần của tài liệu Mối quan hệ của bội chi ngân sách nhà nước và lạm phát (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w