Đánh giá chung về bội chi Ngân sách Nhà nước và lạm phát giai đoạn 2008-

Một phần của tài liệu Mối quan hệ của bội chi ngân sách nhà nước và lạm phát (Trang 36 - 38)

B Thu chuyển từ nguồn NSTW năm 2011 sang năm 2012 2

2.3 Đánh giá chung về bội chi Ngân sách Nhà nước và lạm phát giai đoạn 2008-

- Số liệu thống kê cho thấy khi mức bội chi Ngân sách Nhà nước có xu hướng tăng lên theo mỗi năm .Nếu như năm 2008 mức bội chi Ngân sách ở mức 66,9 nghìn tỷ đồng, đến năm 2009 thì mức bội chi Ngân sách lên 87,3 nghìn tỷ đồng và đến năm 2013 thì mức bội chi Ngân sách lên đến 162 nghìn tỷ đồng.

- Khi nhìn vào khoản bù đắp thâm hụt ngân sách cho thấy phần lớn nguồn bù đắp là từ nguồn vay trong nước (trung bình chiếm trên 75%), phần còn lại là từ nguồn vay nước ngoài và hoàn toàn không có việc bù đắp thâm hụt thông qua việc phát hành thêm tiền và đưa ra lưu thông. Tuy nhiên phần huy động từ vay nước ngoài đã làm tăng cung lượng tiền vào thị trường trong nước, vì số tiền vay nước ngoài về để bù đắp thâm hụt Ngân sách Nhà nước phải đổi ra VND để chi tiêu trên cơ sở bán cho NHNN là chính, mà NHNN lại cung ứng tiền ra để mua ngoại tệ là cơ bản. Đây chính là phần làm cho lạm phát tăng lên nếu lượng vay từ bên ngoài vào bù đắp thâm hụt Ngân sách Nhà nước quá lớn. Thực tế trong những năm qua, lượng vay tiền từ bên ngoài vào bù đắp thâm hụt NSNN chiếm khoảng 1/3 số thâm hụt, tức là khoảng 1,5%-1,7% so với GDP. Nếu cộng thêm cả phần vay về cho vay lại, lượng tiền từ bên ngoài vào nền kinh tế nước ta qua bù đắp thâm hụt Ngân sách Nhà nước khoảng 2%-2,5% GDP. Đây chính là một nguyên nhân gây ra lạm phát cao của nước ta trong năm 2008 và năm 2011. Còn phần bù đắp thâm hụt Ngân sách Nhà nước từ nguồn vay trong dân về cơ bản, chỉ thu tiền từ trong lưu thông vào Ngân sách Nhà nước và sau đó, lại chuyển ra lưu thông nên không làm tăng lượng tiền cơ bản trên thị trường mà chỉ làm cho vòng quay tiền tệ có thể tăng nhanh hơn, tạo ra hệ số nở tiền cao hơn mức cần thiết. Điều này, cũng tạo ra tăng cung tiền tệ do vòng quay tiền tệ lớn, có tạo ra tác động một phần gây ra lạm phát, nhưng không lớn bằng vay vốn từ bên ngoài để bù đắp thâm hụt Ngân sách Nhà nước. - Từ đầu năm 2008 kinh tế thế giới suy thoái lạm phát tăng là điều tất yếu, nhưng trong quản lý và điều hành Ngân sách Nhà nước vẫn chưa đánh giá hết tác động của nó nên việc đầu tư công vẫn còn quá lớn và chưa hiệu quả. Chi thường xuyên chưa được giám sát chặt chẽ nên còn lãng phí, xử lý bội chi Ngân sách Nhà nước vẫn còn chưa quyết liệt. Cụ thể là bội chi ngân sách còn tăng qua các năm. Do vậy, để kiềm chế lạm phát, ngoài các biện pháp kiềm chế lạm phát mà Chính phủ, cũng như các bộ, ngành đang thực thi, vấn đề quản lý chặt tình hình chi NSNN như: chi thường xuyên của các cơ

quan nhà nước, đầu tư công... thông qua việc xử lý bội chi Ngân sách Nhà nước là vô cùng cấp thiết và có ý nghĩa rất quan trọng. Nhận thức được vấn đề này ngay từ những tháng đầu năm 2008, Chính phủ áp dụng các biện pháp cắt giảm đầu tư công và chi tiêu thường xuyên từ Ngân sách Nhà nước.

- Năm 2010, Mặc dù chịu tác động mạnh bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ khá cao và cải thiện dần qua các quý. Tuy nhiênáp lực lạm phát gia tăng gây bất ổn trong nền kinh tế. Nguyên nhân do cộng hưởng các yếu tố như thiên tai, giá cả hàng hóa thế giới tăng, tiền đồng bị mất giá và cung tiền tăng mạnh.

- Mặc dù các biện pháp kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô được Chính phủ tập trung triển khai quyết liệt đã khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong 9 tháng đầu năm giảm đáng kể song theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung cả năm 2011, lạm phát vẫn ở mức cao 18,58% - cao hơn dự đoán trước đó của các bộ ngành và các chuyên gia. Trong đó, thủ phạm chính là do giá thực phẩm, giáo dục, lương thực tăng mạnh với mức tăng lần lượt là 29,34%, 23,18% và 22,82%. Hệ thống ngân đã lộ rõ nhiều điểm yếu nguy hiểm: tỷ trọng sở hữu chéo cao, đạo đức kinh doanh xuống thấp, những cuộc đua lãi suất không ngừng và có dấu hiệu "sa lầy" vào bất động sản, nợ xấu gia tăng... điều này làm cho lạm phát đã khó kiểm soát nay càng khó kiểm soát hơn.

- Tháng 9 năm 2012 CPI đột ngột tăng mạnh chủ yếu là do 3 nhóm hàng hóa trong rổ tính CPI là: Thuốc và dịch vụ y tế, giáo dục và giao thông tăng mạnh. Tính tổng cộng 3 nhóm hàng này đóng góp 87% và mức tăng CPI của tháng 9, trong khi đó tỷ trọng trong rổ hàng hóa tính CPI tổng cộng chỉ có khoảng 15%. Ba nhóm hàng hóa này tăng mạnh do việc điều chỉnh giá một cách chủ động. Như vậy, nhìn chung lạm phát của nền kinh tế vẫn chưa tăng trở lại. Về bản chất giá hầu hết các hàng hóa tháng 9 vẫn chỉ tăng ở mức rất thấp. Với việc tín dụng cả năm chỉ tăng ở mức rất thấp thì khả năng trong những tháng tới lạm phát sẽ chỉ tăng nhẹ dù là vào mùa cao điểm của chu kỳ lạm phát trong năm. Điều này trái với lo ngại của nhiều người là lạm phát sẽ tăng mạnh. Có thể xem lạm phát là một điểm sáng vì nó tăng thấp hơn rất nhiều so với nhiều người lo ngại. Tuy nhiên, nó không hoàn toàn tích cực vì ở một góc nhìn khác thì lại cho thấy đó là tín hiệu suy giảm của toàn bộ nền kinh tế.

- Giai đoạn 2008- 2013 giai đoạn này kinh tế Việt Nam vẫn trì trệ, tăng trưởng dưới tiềm năng. Đây là giai đoạn kinh tế bất ổn nhất kéo dài nhất từ năm 1990 đến nay.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ của bội chi ngân sách nhà nước và lạm phát (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w