Kể từ năm 1920, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Mỹ đã trở thành thị trường phát hành phi Chính phủ lớn nhất thế giới. Phần lớn, các công ty đều áp dụng phương thức phát hành trái phiếu này để huy động vốn, chủ yếu là các trái phiếu có thời gian đáo hạn từ 2 đến 50 năm.Thị trường trái phiếu doanh nghiệp thực sự là thị trường phi tập trung giữa các nhà kinh doanh và công chúng, và giá cả được hình thành trên cơ sở khớp lệnh trên máy. Ngày nay, thị trường trái phiếu doanh nghiệp là một trong những khu vực lớn nhất trên thị trường trái phiếu Mỹ, cả về số lượng doanh nghiệp phát hành cũng như giá trị trái phiếu đang lưu hành tính theo đồng đôla. Các công ty trong nước và các công ty nước ngoài phát hành khoảng 400 tỷ USD vào năm 1993. Ở Mỹ tồn tại hai loại thị trường thứ cấp đối với trái phiếu doanh nghiệp là Sở giao dịch và thị trường OTC. Trên thị trương OTC chủ yếu diễn ra các giao dịch trái phiếu doanh nghiệp có khối lượng lớn giữa các nhà đầu tư có tổ chức và nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp. Đặc biệt, thị trường trái phiếu doanh nghiệp không quy định về việc công bố thông tin ra công chúng về các giao dịch thực hiện cũng như giá chào mua và chào bán như là trên thị trường trái phiếu chính phủ.
Ngoài ra, trái phiếu doanh nghiệp Mỹ còn được phát hành thông qua thị trường trái phiếu riêng lẻ. Các trái phiếu phát hành trên thị trường này không cần phải đăng ký với SEC1 vì việc phát hành các trái phiếu này không liên quan đến việc chào bán ra công chúng. Thị trường phát hành riêng lẻ đã trải qua những biến động lớn kể từ khi ban hành điều lệ SEC 144A 2và năm 1990, cho phép các nhà đầu tư có tổ chức đủ tiêu chuẩn
1 SEC: securities and exchange commission
được kinh doanh các trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ. Tuy nhiên, do không phải tất cả các đợt phát hành riêng lẻ đều được thực hiện theo Điều lệ 144A, nên thị trường phát hành riêng lẻ lại được chia thành 2 khu vực là thị trường phát hành riêng lẻ truyền thống và (đối với trái phiếu doanh nghiệp không theo điều lệ 144A) và thị trường đối với các trái phiếu doanh nghiệp phát hành theo điều lệ 144A. Mặc dù tính thanh khoản của trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ đã tăng kể từ khi Điều lệ 144A có hiệu lực, nhưng vẫn không thể so sánh với tính thanh khoản của các đợt phát hành ra công chúng. Mặc dù lợi suất của trái phiếu phát hành riêng lẻ đã giảm do các ngân hàng đầu tư đã cam kết mức vốn và người giao dịch để tạo lập thị trường cho các trái phiếu phát hành theo điều lệ 144A.
1.5.2.Thị trường trái phiếu Trung Quốc
Thị trường trái phiếu Trung Quốc có một đặc điểm nổi bật nhất là thị trường xuất phát từ nền kinh tế tập trung theo cơ chế kiểm soát phân bổ tín dụng, đang chuyển sang cơ chế cạnh tranh thị trường, do đó Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc.
Trung Quốc bắt đầu phát hành trái phiếu xây dựng vào những năm 1950, nhưng phải đến năm 1981, khi Trung Quốc bắt đầu thời kỳ cải cách và mở cửa nền kinh tế thì chính phủ mới bắt đầu chủ trương xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu.Việc phát hành trái phiếu các doanh nghiệp vào năm 1986 đã góp phần nâng cao tỷ trọng của trái phiếu lên 90% lượng giao dịch. Đặc biệt từ khi Trung Quốc ban hành Quy chế tạm thời về việc
có đủ điều kiện (Qualified Institutional Buyers – QIBs). Khi sử dụng hình thức này các công ty không phải tuân thủ các quy định về báo cáo tài chính theo U.S. GAAP (các chuẩn mực kế toán Mỹ ) và chỉ phải đáp ứng một số quy định tối thiểu của SEC.
phát hành trái phiếu doanh nghiệp vào ngày 27/3/1987 , thì việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp được quản lý thống nhất, do vậy số lượng trái phiếu phát hành ngày càng tăng. Cụ thể tổng số trái phiếu phát hành năm 1981 là 48.7 triệu NDT, năm 1985 là 65,5 triệu NDT, đến năm 1994 lên tới 113,3 tỷ NDT và hiện nay tổng số trái phiếu phát hành lên tới hàng nghìn tỷ NDT mỗi năm. Xu hướng phát hành trái phiếu doanh nghiệp tăng cho đến năm 1992 phản ánh sự gia tăng về tính thanh khoản trên thị trường vốn từ năm 1990 và khả năng sử dụng trái phiếu doanh nghiệp làm công cụ thanh toán; sự gia tăng của giá trái phiếu, do tính thanh khoản tăng, làm tăng sức hấp dẫn cho việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp; và nhu cầu về vốn để trang trải cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp ( chỉ đối với các doanh nghiệp Nhà nước) được giám sát bởi Ngân hàng nhân dân Trung Hoa. Cùng với việc ban hành “ các quy định hành chính đối với các trái phiếu doanh nghiệp’ vào năm 1993, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp được kiểm soát chặt chẽ hơn.
Cho đến năm 1996, các trái phiếu doanh nghiệp ở Trung Quốc thường mang tính thanh khoản thấp. Số lượng trái phiếu doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch Thượng Hải và Thẩm Quyến rất ít và do đó không được giao dịch thường xuyên ( đến năm 1996, chỉ có 5 trái phiếu doanh nghiệp được niêm yết tại Sở giao dịch Thượng Hải và 1 trái phiếu doanh nghiệp tại Sở giao dịch Thẩm Quyến)
Đứng trước tình hình đó, Chính phủ đã tiến hành những cải cách trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhằm cải thiện tình hình. Các biện pháp này bao gồm định giá trái phiếu doanh nghiệp nhằm cải thiện tình tình. Các biện pháp này bao gồm định giá trái phiếu doanh nghiệp căn cứ vào trái
phiếu chính phủ, nâng cao tính thanh khoản của trái phiếu, xây dựng các tổ chức định mức tín nhiệm. Bên cạnh đó, các công ty muốn được niêm yết trái phiếu tại Sở giao dịch thì phải thoả mãn một số điều kiện nhất định, trong đó nếu phát hành từ 1 tỷ NDT trở lên thì phải có định mức tín nhiệm AAA.Nhờ vậy, hiện nay, tại Trung Quốc có khoảng trên 300 công ty phát hành trái phiếu, trong đó có 10 công ty được niêm yết trên sàn giao dịch, số còn lại giao dịch trên thị trường OTC.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng thị trường vốn ở Việt Nam 2.1.1. Quy mô của thị trương vốn:
Quy mô thị trường vốn ở Việt Nam hiện đang nhỏ, nguồn vốn cung cấp thị trường chủ yếu là đầu tư vốn của các tổ chức tài chính ( tổ chức tín dung; bảo hiểm xã hội và các công ty kinh doanh bảo hiểm) chiếm tới 95%. Đầu tư của công chúng qua các quỹ đầu tư chứng khoán trong, ngoài nước và các nhà đầu tư cá nhân là thấp, chỉ chiếm 1% quy mô thị trường.
Thị trường vốn hiện đang cung cấp vốn cho hai mục tiêu: - Huy động vốn mới cho đầu tư phát triển của nền kinh tế
thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp và phát hành thêm cổ phiếu của các công ty cổ phần, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức phát hành thêm cổ phiếu mới. Tổng vốn đầu tư huy động qua thị trường vốn giai đoạn 2001-2005 là 93.753 tỷ đồng, chiếm 7,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; cụ thể như sau:
+ Giá trị các loại trái phiếu phát hành đạt 82.142 tỷ đồng, chiếm 6,8% tổng nguồn vốn đầu tư xã hội, trong đó trái phiếu chính phủ là 73.104 tỷ đồng, chiến 6,1% tổng nguồn vốn đầu tư xã hội.
+ Cổ phiếu của các công ty cổ phần phát hành mới là 11.611 tỷ đồng, chiếm 1%, trong đó chủ yếu là của các ngân hàng thương mại cổ phần phát hành để tăng vốn điều lệ. - Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức bán bớt cổ phần của nhà nước nắm giữ. Về bản chất đây là hình thức thay thế vốn nhà nước bằng vốn của các nhà đầu tư, không tạo ra vốn mới cho đầu tư của nền kinh tế. Tổng số vốn sử dụng cho mục tiêu này là 100.146 tỷ đồng với số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa tương ứng là 2.732 doanh nghiệp.
Tổng quy mô thị trường vốn giai đoạn 2001-2005 là 193.899 tỷ đồng, bằng 23% GDP năm 2005; trong đó, cho đầu tư mới của nền kinh tế là 11%GDP, cho thay thế vốn nhà nước tại các DNNN cổ phần hóa là 12% GDP
Trên thị trường vốn hiện nay có hai hình thức huy động chủ yếu là phát hành cổ phiếu và phát hành trái phiếu.
a. Phát hành cổ phiếu
Việc phát hành cổ phiếu ra công chúng chưa thực sự trở thành hình thức huy động vốn phổ biến đối với các doanh nghiệp cổ phần. Tính đến 31/12/2005, tổng số cổ phiếu mới phát hành của các doanh nghiệp để tăng vốn điều lệ, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh là 11.611 tỷ đồng, trong đo riêng các ngân hàng thương mại cổ phần là 7.592 tỷ đồng; công ty cổ phần, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức phát hành thêm cổ phiếu mới là 4.019 tỷ đồng.
-Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hiện đóng vai trò chính yếu trong hình thức phát hành cổ phiếu, trong đó chủ chính yếu trong hình thức phát hành cổ phiếu, trong đó chủ chính yếu trong hình thức phát hành cổ phiếu, trong đó chủ yếu dưới hình thức bán bớt phần vốn nhà nước.
Bảng 1: Quy mô cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lũy kế các năm. Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1. số lượng DNNN CPH 573 758 1.295 2.100 2.500 3400 2. Tổng giá trị vốn 10.765 14.563 32.163 83.528
133.528 139.028
3. Tổng giá trị cổ phiếu bán ra 8.073 10.922 24.122 62.646 100.146 110.800
Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư
Số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa lớn nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, có quy mô vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng (78,4% tổng số doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa). Số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa có vốn điều lệ trên 5 tỷ đồng là 590 doanh nghiệp với tổng vốn điều lệ là 128.173 tỷ đồng; trong đó tỷ lệ cổ phần bán ra bình quân là 75% tương ứng với số tiền 100.146 tỷ đồng.
Về cơ chế cổ phần hóa, từ năm 2004 trở về trước thực hiện theo cơ chế khép kín trong nội bộ doanh nghiệp, từ đầu năm 2005 tới nay có sự chuyển đổi theo thướng thực hiện đấu giá, công khai trên thị trường; vì vậy, thu hút được rộng rãi các nhà đầu tư tham gia, tạo nguồn cung cổ phiếu tiềm năng nhiều hơn cho thị trường chứng khoán
b. Phát hành trái phiếu
Bên cạnh hình thức phát hành cổ phiếu, còn có hình thức phát hành trái phiếu, là một công cụ nợ của thị trường vốn Giai đoạn 2001-2006, quy mô thị trường trái phiếu tăng nhanh, trong đó trái phiếu chính phủ chiếm thị phần chủ yếu trên thị trường, phương thức phát hành được đa dạng và hình thức phát hành chủ yếu là bảo lãnh và đấu thầu, khối
lượng bán lẻ thông qua kho bạc nhà nước giảm dần.
Từ năm 2003, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội và tỉnh Đồng Nai đã thực hiện huy động vốn cho đầu tư của ngân sách địa phương dưới hình thức phát hành trái phiếu với tổng giá trị phát hành là 7.338 tỷ đồng.
Khu vực doanh nghiệp chưa tham gia nhiều vào thị trường này, đến hết 2006 mới có 4 tổng công ty nhà nước thực hiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp cho các dự án đầu tư với tổng giá trị phát hành là 9.760 tỷ đồng
Bảng 2: Thị trường trái phiếu giai đoạn 2001- 2006 C hỉ ti ê u I. D o a n h s ố p h át h à n h
1. T rá i p hi ế u c hí n h p h ủ 2. T rá i p hi ế u C Q Đ P 3. T rá i p hi ế u D
N II . D ư n ợ 1. T rá i p hi ế u c hí n h p h ủ 2. T rá i p hi ế u C Q Đ P 3. T
rá i p hi ế u D N Nguồn: Bộ Tài Chính
Hạn chế của thị trường phát hành trái phiếu hiện nay là: số lượng các đợt phát hành trái phiếu nhiều nhưng hình thành các lô lớn để định hướng thị trường; khả năng tham gia của dân cư bị hạn chế do thiếu các định chế đầu tư chuyên nghiệp; chưa hình thành hệ thống đại lý cấp I trong phân phối trái phiếu; các kỹ thuật phát hành trái phiếu còn hạn chế
2.2. Tình hình về hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
2.2.1. Nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu thường được gọi là vốn chủ sở hữu. Đây là nguồn vốn được hình thành từ các bộ phận chủ yếu: Vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia, phát hành cổ phiếu. Nguồn vốn này có đặc điểm sau:
Thứ nhất, vốn do các chủ sở hữu của doanh nghiệp tài trợ;
Thứ hai, doanh nghiệp không phải trả lãi cho số vốn đã duy động mà sẽ chia lợi tức cho các chủ sở hữu;
Thứ ba, Không phải hoàn trả những khoản tiền đã huy động được trừ khi doanh nghiệp đóng cửa thì các tài sản được chia cho chủ sở hữu theo thứ tự ưu tiên.
Thứ tư, lợi tức chia cho các chủ sở hữu thay đổi theo mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được.
Thứ năm, lợi tức không được tính trong chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập mà lấy từ lợi nhuận sau thuế để trả;
Bảng 3 : Số liệu Vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp năm 2000-2006
(Đơn vị tính : Tỷ đồng)
(Nguồn: tổng cục thống kê)
Từ bảng số liệu trên ta có đồ thị sau:
Đồ thị 1: Nguồn vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp
Từ đồ thị trên ta thấy, tổng nguồn vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp có xu hướng tăng lên từ năm 2000 tới năm 2006 (số liệu ở bảng 3).
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Tổng DN 375313 403677 486577 535698 673092 813941 1053499 DNNN 223171 217899 252607 237838 278045 335545 422468 DN ngòai
Từ năm 2004 đến 2006 nguồn vốn này có xu hướng tăng mạnh hơn ( tốc độ tăng qua các năm lần lượt là năm 2003 là 10,1%; năm 2004 là 25,64%; 2005 là 20,9% và năm 2006 là 29,4%).Các doanh nghiệp nhà nước cũng như các doanh nghiệp ngoài nhà nước cũng có xu hướng tăng đều như vậy. Điều này nghĩa là số doanh nghiệp thành lập thêm gia tăng và nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng tăng đáng kể. Do đó đòi hỏi phải có thêm một lượng vốn lớn và đa dạng hóa các kênh huy động vốn.
2.2.2.Nguồn vốn vay nợ
Để bổ sung vốn cho quá trình sản xuất – kinh doanh, ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp còn gia tăng lượng vốn phục vụ cho quá trình mở rộng sản xuất, kinh doanh, thông qua các nguồn sau : tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại, vốn hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA cho DN vay lại), vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước, vốn huy động từ các nguồn khác...
Các nguồn vốn này có đặc điểm sau
Thứ nhất, những người tài trợ vốn không phải là chủ sở hữu doanh nghiệp
Thứ hai, doanh nghiệp phải trả lãi cho các khoản tiền vay
Thứ ba, các khoản vay có thời hạn, hết thời hạn vay, doanh nghiệp phải hoàn trả cả gốc và lãi hoặc gia hạn mới
Thứ tư, mức lãi suất phải trả cho các khoản nợ thường theo một mức ổn định đã thoả thuận khi vay.
Thứ năm, lãi suất trả cho các khoản nợ thường theo một mức ổn định đã thoả thuận khi vay.
Dưới đây là bảng 4: số liệu về nguồn vốn vay nợ của các doanh nghịêp
Bảng 4 : Số liệu về nguồn vốn vay nợ của doanh nghiệp