Có thể nói môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi hoạt động của nền kinh tế, đặc biệt là đối với thị trường tài chính. Những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP, chỉ số lạm phát, tỷ giá hối đoái,… là những yếu tố mang ý nghĩa quyết định tới những chiến lược cũng như các chính sách phát triển hệ thống tài chính nói chung hay thị trường trái phiếu nói riêng. Ngược lại, những chính sách tài chính - tiền tệ cụ thể sẽ có tác động đáng kể đối với quản lý vĩ mô nền kinh tế. Như vậy, ở đây có sự quan hệ tác động gắn bó hữu cơ giữa môi trường kinh tế vĩ mô và hoạt động của thị trường tài chính nói chung, trong đó có thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Nền kinh tế phát triển cao, đồng nghĩa với việc Chính phủ và doanh nghiệp có nhiều dự án cho đầu tư phát triển. Do vậy, chính phủ và các doanh nghiệp sẽ cần một khối lượng vốn tương ứng cho các dự án. Nếu đều kiện vĩ mô thuận lợi sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp huy động được vốn thông qua các hình thức khác nhau, đặc biệt là thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp_ một hình thức huy động mới và hiệu quả.
1.3.2.Khung khổ pháp lý cho việc xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Để cho thị trường trái phiếu có thể hoạt động ổn định và phát triển thì điều kiện tiên quyết của nó là một khung pháp lý phù hợp với các chính sách phát triển kinh tế trong từng giai đoạn phát triển, để cho môi trường pháp lý phát huy hiệu lực cho hoạt động của thị trường cần thiết phải có sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan quản lý nhà nước đảm bảo có một khung pháp lý đầy đủ, đồng bộ và thống nhất, có tác dụng khuyến khích các hoạt động kinh tế nói chung. Các cơ quan này có trách nhiệm trình các
cấp có thẩm quyền các sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp lý hay ban hành các văn bản mới để không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, loại bỏ những quy định bất hợp lý đối với hoạt động thị trường.
Để hoàn chỉnh khung pháp lý cho hoạt động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp dựa trên nguyên tắc bảo vệ người đầu tư, đề ra các hình thức xử phạt nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm trên thị trường và ngăn ngừa những hành vi gian lận, nhưng vẫn đảm bảo khuyến khích các thành viên tham gia thị trường. Đồng thời cần xem xét, sửa đổi, bổ sung những nội dung liên quan đến những văn bản pháp luật có liên quan một cách phù hợp và tháo gỡ những vấn đề còn gây cản trở, vướng mắc trong quá trình thực hiện có ảnh hưởng không tốt đến hoạt động và sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp
1.3.3.Thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường sơ cấp, phát triển thị trường giao dịch trái phiếu
Để tạo nguồn hàng hoá, hay công cụ đầu tư cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp thì cần thiết phải có sự tham gia của các chủ thể phát hành, đó chính là chính phủ, các doanh nghiệp, các ngân hàng thương maị và các tổ chức khác được phép phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật hiện hành. Sự hình thành và phát triển của từng thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ phụ thuộc nhiều vào tình hình cụ thể của mỗi nền kinh tế và mức độ phát triển của thị trường tài chính. Đặc điểm của Việt Nam đang trong giai đoạn đầu xây dựng thị trường vốn , các nguồn vốn phục vụ cho các hoạt động của nền kinh tế chủ yếu cung cấp bởi hệ thống ngân hàng và trong điều kiện các nhà đầu tư còn thiếu sự hiểu biết cũng như độ tin cậy đối với thị trường vốn. Như vậy, thị trường trái phiếu sẽ được ưu tiên phát triển sớm hơn đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu của các ngân
hàng thương mại. Theo định hướng đó, thì cần thiết phải khuyến kích các chủ thể phát hành đa dạng hoá các hình thức phát hành, cho phép các doanh nghiệp phát hành nhiều loại trái phiếu khác nhau như trái phiếu có lãi suất thả nổi, trái phiếu được quyền mua lại trước hạn, trái phiếu chuyển đổi phát hành ra quốc tế và tiến tới từng bước đến phát hành cổ phiếu ra thị trường quốc tế. Nhà nước thực hiện việc bảo lãnh cho các doanh nghiệp Nhà nước đủ điều kiện phát hành trái phiếu ra quốc tế để tăng khả năng thu hút vốn trên thị trường. Đồng thời, cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức bảo lãnh phát hành đưa trái phiếu và cổ phiếu doanh nghiệp ra phát hành, niêm yết và giao dịch ra nước ngoài… Một số nước, đặc biệt là các nước đang phát triển có nhu cầu vốn khổng lồ, ví dụ như Trung Quốc rất chú trọng việc phát hành chứng khoán ra thị trường vốn quốc tế và nó có vai trò không kém phần quan trọng so với các nguồn vốn huy đồng từ bên ngoài như FDI, tài trợ ODA.
Để tạo tính thanh khoản cho trái phiếu, yếu tố quan trọng hàng đầu là phải xây dựng và phát triển thị trường thứ cấp hoạt động hiệu quả với quy mô tương xứng và phù hợp với thị trường phát hành, ứng dụng các công nghệ kỹ thuật hiện đại, tiên tiến vào cho hệ thống giao dịch, thông tin thị trường. Đối với các thị trường mới trong giai đoạn hình thành như Việt Nam thì cần phải có sự đầu tư hỗ trợ ban đầu cho chính phủ, cùng với sự đóng góp của các thành viên tham gia thị trường. Bên cạnh đó, để việc giao dịch trái phiếu được thuận lợi cần thiết phải mở thêm thị trường không chính thức OTC để tạo ra một thị trường giao dịch khác nhau một cách dễ dàng, thuận tiện.
1.3.4.Một số điều kiện khác
thành và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, một kênh huy động vốn mới, hiệu quả đối với các doanh nghiệp. Thứ nhất là việc xây dựng lòng tin trong công chúng đầu tư. Để thu hút được sự quan tâm và duy trì được lòng tin của các nhà đầu tư thì các trái phiếu phát hành phải đảm bảo chất lượng, do các doanh nghiệp có uy tín hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thực hiện đầy đủ cam kết với các nhà đầu tư trái phiếu. Thứ hai là việc xây dựng hệ thống đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ. Và thứ 3 là việc quản lý, giám sát đối với thị trường trái phiếu. Để đạt được mục tiêu phát triển một thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiệu quả, minh bạch bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư, thì một trong những nhiệm vụ c hính của các cơ quan chức năng là phải chú trọng công tác quản lý, giám sát thị trường, tổ chức hệ thống giám sát một cách chặt chẽ và phân cấp quản lý ở các cấp độ và trên nhiều mặt khác nhau như hoạt động giảm sát thị trường, hoạt động của các công ty chứng khoán và những đối tượng khác có liên quan đến hoạt động của thị trường trái phiếu. Cách tiến hành việc quản lý giám sát cũng được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm thị trường, từ đó có các biện pháp xử phạt thích đáng đảm bảo cho các giao dịch diễn ra công bằng, minh bạch.
1.4. Ưu, nhược điểm của việc huy động vốn thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Nhu cầu về vốn là một trong những bức xúc của doanh nghiệp, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi mà các doanh nghiệp đều mong muốn đầu tư mở rộng sản xuất, đa dạng hoá dịch vụ nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Doanh nghiệp có nhiều hình thức để huy động vốn
như phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay vốn ngân hàng, tín dụng từ nhà cung cấp, thuê tài chính, v.v. Mỗi cách thức huy động vốn đều có những ưu, nhược điểm riêng. Tuỳ theo mục đích, nhu cầu sử dụng vốn và khả năng trả nợ trong từng giai đoạn cụ thể mà doanh nghiệp sử dụng biện pháp huy động khác nhau. Trong các hình thức huy động trên thì phát hành trái phiếu là hình thức huy động vốn mới và hiệu quả đối với doanh nghiệp bởi vì đây là một hình thức để huy động vốn dài hạn cho doanh nghiệp . Hình thức này cũng có một số các ưu nhược điểm riêng của nó.
a. Ưu điểm của hình thức huy động này
Ưu điểm lớn nhất của phương án này là có thể huy động được các nguồn vốn với chi phí thấp. Doanh nghiệp có thế phát hành trái phiếu phổ thông hoặc trái phiếu chuyển đổi. Đối với trái phiếu phổ thông, người sở hữu trái phiếu sẽ nhận được tiền gốc đến khi trái phiếu đáo hạn. Nếu trái phiếu đó có trả lãi (coupon), lãi suất thường được trả 6 tháng một lần hoặc nhận hàng năm. Đối với trái phiếu chuyển đổi, thông thường người sở hữu sẽ có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông theo điều kiện cụ thể được quy định trong trái phiếu đó. Hình thức phát hành trái phiếu giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc vay vốn dài hạn, mức huy động vốn lớn hơn so với vay từ các tổ chức tín dụng và thời gian vay cũng dài hơn.
Các công ty, tập đoàn lớn trên thế giới thường mời các tổ chức đánh giá mức tín dụng có uy tín như Standard & Poor’s, Moody’s, Fitch để xếp hạng trái phiếu của mình (bond rating). Cách thức này giúp nhà đầu tư đánh giá được mức độ an toàn và rủi ro của doanh nghiệp, do vậy, trái phiếu doanh nghiệp có vị trí xếp hạng tín dụng cao sẽ dễ huy động vốn qua kênh này hơn.
số lợi ích cho doanh nghiệp như: lãi suất vay vốn thường cố định, do vậy, nếu doanh nghiệp thu được lãi lớn thì không phải chia phần lãi đó cho ngân hàng và các trái chủ; lãi suất vay được công nhận là chi phí của doanh nghiệp, do vậy, doanh nghiệp được giảm một phần tiền thuế phải đóng cho Nhà nước; chủ sở hữu của doanh nghiệp không phải chia sẻ quyền kiểm soát doanh nghiệp khi vay vốn.
b. Nhược điểm của hình thức huy động này
Tuy nhiên, các việc huy động vốn cho các khoản vay dài hạn nói chung và phát hành trái phiếu doanh nghiệp nói riêng cũng có một số bất lợi như:
- Thủ tục phát hành trái phiếu ra công chúng của doanh nghiệp hiện nay khá phức tạp, do vậy hình thức này chưa phổ biến ở Việt Nam hiện nay, tuy nhiên, trong tương lai, đây sẽ là một trong những hình thức chiếm ưu thế vì doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả và có uy tín;
- Doanh nghiệp phải trả tiền gốc và tiền lãi theo thời gian đã quy định, do vậy nếu doanh nghiệp không tạo ra đủ lượng tiền mặt để trả các khoản vay đúng thời hạn, doanh nghiệp có thể bị phá sản;
- Huy động vốn thông qua việc đi vay sẽ làm tăng tỉ lệ nợ/vốn chủ sở hữu, do vậy làm tăng rủi ro cho doanh nghiệp; doanh nghiệp phải tuân thủ những quy định chặt chẽ hơn trong việc sử dụng vốn đi vay và thông thường chỉ vay được một số lượng vốn nhất định, phụ thuộc vào tài sản thế chấp của doanh nghiệp cũng như không được phép vượt quá một tỉ lệ nợ/vốn chủ sở hữu nào đó.