CÁC CHỦ THỂ THAM GIA VÀO HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TRÁ

Một phần của tài liệu Huy động vốn phát triển doanh nghiệp thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 42 - 45)

phiếu doanh nghiệp

Có 3 chủ thể tham gia vào hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp đó là : doanh nghiệp phát hành trái phiếu, các tổ chức hỗ trợ phát hành và nhà đầu tư

a. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu

Việc thiếu vốn trong kinh doanh, sản xuất, trả lương công nhân, mua nguyên vật liệu để tiếp tục sản xuất… là điều thường thấy trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Không phải lúc nào doanh ngiệp cũng có thể dễ dàng giải quyết vấn đề thiếu vốn bằng cách vay ngân hàng. Phát hành trái phiếu để vay vốn là một trong những cách phổ biến và hiệu quả mà các doanh nghiệp thường sử dụng để đạt được mục tiêu của mình.

Hơn nữa, khi muốn mở rộng sản xuất, đầu tư vào trang thiết bị, máy móc, cơ sở vật chất thì doanh nghiệp thường cần những khoản vốn lớn và thường phải mất nhiều năm để thu hồi vốn. Trong những trường hợp như

vậy, ngân hàng thường ít mặn mà trong việc cho vay. Do vậy vay dài hạn bằng cách phát hành trái phiếu là một trong những lựa chọn tốt nhất

Theo quy định của nghị định 52/2006/NĐ-CP, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ bao gồm các công ty cổ phần, công ty nhà nước trong thời gian chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hôi chủ nghĩa Việt Nam. Các doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả và tự chụi trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn vay. Các hoạt động phát hành trái phiếu phải công khai, minh bạch, công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, để các doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu thì doanh nghiệp phải tuân thủ theo các điều kiện sau: (1) Doanh nghiệp có thời gian hoạt động tối thiểu 1 năm kể từ ngày doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động; (2) doanh nghiệp phải có bản báo cáo tài chính của năm liền kề năm phát hành được kiểm toán; (3) có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm liền kề phải có lãi và (4) có phương án phát hành trái phiếu được tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông qua.

b. Các tổ chức bảo lãnh phát hành

Tổ chức bảo lãnh phát hành là tổ chức đứng ra giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước và sau khi chào bán trái phiếu như chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành, phân phối trái phiếu…Bao gồm: các công ty chứng khoán và các định chế tài chính khác theo quy định của pháp luật. Các tổ chức này phải có trách nhiệm (1)sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu theo đúng mục đích đã cam kết với các nhà đầu tư;(2) phải thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn;(3) thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công bố thông tin và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các

thông tin đã công bố; (4) thực hiện đầy đủ trách nhiệm cam kết với tổ chức bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành, đại lý thanh toán và tổ chức được ủy quyền đầu thầu trái phiếu; ( 5) thực hiện chế độ quản lý tài chính, báo cáo và kế toán thống kê theo quy định của pháp luật.

Bảo lãnh phát hành gồm 2 khâu cơ bản là tư vấn tài chính và phân phối chứng khoán.

Thông thường, để phát hành trái phiếu, tổ chức phát hành cần phải có được sự bảo lãnh của một hoặc một số tổ chức bảo lãnh phát hành. Nếu tổ chức phát hành là một công ty nhỏ, và số lượng phát hành không lớn, thì chỉ cần có một tổ chức bảo lãnh phát hành. Nếu đó là một công ty lớn, và số lượng chứng khoán phát hành vượt quá khả năng của một tổ chức bảo lãnh thì cần phải có một tổ hợp bảo lãnh phát hành, bao gồm một hoặc một số tổ chức bảo lãnh chính và một số tổ chức phát hành thành viên.

Các tổ chức phát hành được hưởng phí bảo lãnh hoặc một tỷ lệ hoa hồng nhất định trên số tiền thu được từ đợt phát hành. Phí bảo lãnh phát hành chính là mức chênh lệch giữa giá bán chứng khoán cho người đầu tư và số tiền tổ chức phát hành nhận được. Và phí này được tính vào chi phí phát hành trái phiếu và hạch toán vào chi phí kinh doanh hoặc giá trị dự án, công trình sử dụng nguồn thu từ phát hành trái phiếu.

Phí bảo lãnh hoặc hoa hồng bảo lãnh cao hay thấp là tuỳ thuộc vào hình thức bảo lãnh, mức độ rủi ro và tính chất của đợt phát hành ( lớn hay nhỏ, thuận lợi hay khó khăn). Nói chung, nếu đợt phát hành đó là đợt phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng thì mức phí hoặc hoa hồng phải cao hơn lần phân phối sơ cấp. Phí bảo lãnh phát hành trái phiếu thường thấp hơn phí bảo lãnh phát hành cổ phiếu, ngoài ra phí bảo lãnh còn phụ thuộc vào lãi suất trái phiếu ( lãi suất trái phiếu thấp thì phí bảo lãnh phát

hành phải cao, và ngược lại) .

c. Nhà đầu tư

Nếu chủ thể phát hành là người tạo ra sức cung hàng hoá thì chủ thể đầu tư chính là người tạo ra sức cầu hàng hoá. Điều đó có nghĩa là, chủ thể đầu tư là những người trực tiếp mua các chứng khoán do các chủ thể phát hành cung cấp.Các chủ thể đầu tư bao gồm: các tổ chức, cá nhân Việt Nam; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; các tổ chức cá nhân nước ngoài. Các đối tượng là tổ chức của Việt Nam không được sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp để mua trái phiếu doanh nghiệp.

Các chủ thể trên có thể phân thành hai loại chủ thể đầu tư chính, đó là các nhà đầu tư cá nhân và các nhà đầu tư có tổ chức. Các nhà đầu tư cá nhân thường là những hộ gia đình, những ngừơi có vốn tiết kiệm hay tích luỹ được, thay vì việc gửi tài khoản tiền nhàn rỗi này vào ngân hàng, họ đem mua trái phiếu để hy vọng nhận được tiền lãi và các khoản chênh lệch giá khi bán trái phiếu đi. Còn đối với các nhà đầu tư có tổ chức, bao gồm các quỹ đầu tư, quĩ hưu trí, công ty bảo hiển, ngân hàng…là những tổ chức có kiến thức chuyên sâu về chứng khoán. Họ sử dụng số tiền huy động được từ dân chúng để đầu tư vào trái phiếu nhằm thu được lợi nhuận.

Nhà đầu tư được tổ chức phát hành bảo đảm thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc và lãi trái phiếu khi đến hạn và được dùng trái phiếu để chuyển nhượng, cho, tặng, để lại thừa kế, chiết khấu, thế chấp và cầm cố trong các quan hệ dân sự theo quy định của pháp luật.

1.3. Điều kiện hình thành và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Huy động vốn phát triển doanh nghiệp thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 42 - 45)