- Tổng chi phí về tài chính, thời gian, nhân lực khi thực hiện TTHQĐT so với tổng chi phí phải bỏ ra khi thực hiện
3. 21 Mục tiêu hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử Việt Nam
3.2.3 Phương hướng hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử Việt Nam đến năm
quốc tế, đó là việc tiếp cận với trình độ tổ chức và kỹ thuật hiện đại trong khu vực và trên thế giới; ở cấp độ quốc gia, đó là sự phối hợp trong hệ thống Chính phủ điện tử; ở cấp độ ngành Hải quan, đó là việc triển khai trên toàn ngành kể từ cơ quan đầu não là Bộ Tài chính đến các cấp Tổng cục Hải quan, cục hải quan, chi cục hải quan; riêng cấp hải quan cửa khẩu, yêu cầu đồng bộ hệ thống càng được đặt ra ở mức độ vừa cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài bởi đây vừa là đầu vào, vừa là đầu ra trực tiếp của việc thực hiện TTHQĐT.
3.2.3 Phương hướng hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử Việt Nam đến năm 2020 năm 2020
Phù hợp với mục tiêu, quan điểm việc hoàn thiện TTHQĐT Việt Nam đến năm 2020 được xác định phương hướng áp dụng theo các chuẩn mực hải quan hiện đại mà cụ thể là đến năm 2020 sẽ tập trung thực hiện và đáp ứng đầy đủ 12 chuẩn mực hải quan hiện đại phổ quát, căn bản, cần thiết nhất cho TTHQĐT. Vì khi áp dụng thành công những chuẩn mực này sẽ tạo nền tảng vững chắc để mở rộng thêm việc áp dụng các chuẩn mực hải quan hiện đại khác.
3.2.3.1 Đẩy mạnh hoàn thiện áp dụng chuẩn mực khai báo trước
các chứng từ liên quan đến lô hàng xuất nhập khẩu trước khi hàng đến, để cơ quan hải quan có thời gian và điều kiện phân tích thông tin vững chắc, giảm thiểu rủi ro và thông quan giải phóng hàng sớm cho doanh nghiệp. Về việc này, Hải quan Việt Nam đã có quy định và đã triển khai thực hiện tương đối tốt.
Tuy nhiên phạm vi thông tin khai báo trước còn hạn chế, do TTHQĐT chưa được kết nối với các Bộ ngành nên thông tin doanh nghiệp khai trước chủ yếu là dữ liệu tờ khai, trong khi nội dung giấy cấp phép, hạn ngạch, chính sách mặt hàng. Vì vậy, TTHQĐT cần tiếp tục hoàn thiện, kết nối trong khai báo để nâng cao mức độ tự động hóa và hiệu quả xử lý thông tin đầu vào cho hải quan, tránh để xẩy ra nghi vấn quá nhiều do thiếu thông tin dữ liệu hàng hóa.
3.2.3.2 Áp dụng chuẩn mực thông quan trước
Áp dụng chuẩn mực thông quan trước sẽ có vai trò to lớn giúp thu hút vốn đầu tư của tập đoàn lớn đa quốc gia vào Việt Nam (như Intel, Samsung..) đây là những doanh nghiệp công nghệ cao, các thiết bị số lượng lớn XNK cần thông quan trước để đáp ứng yêu cầu chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu. Một số doanh nghiệp nhỏ tuân thủ pháp luật hải quan và XNK các mặt hàng (thủy sản, nông sản, dầu khí) cần thời gian thông quan trước khi XNK để tránh thất thoát, rủi ro cũng cần được áp dụng.
Do đó, trong hệ thống luật pháp về hải quan phải được quy định nội luật hóa chuẩn mực này, đồng thời cần hoàn thiện triển khai mô hình TTHQĐT xử lý tập trung dữ liệu các khẩu nghiệp vụ thuế, mã, giá, quản lý rủi ro, xử lý vi phạm.
3.2.3.3. Nâng cao áp dụng quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro là một trong những nền tảng của hệ thống quy trình hải quan điện tử, việc thiết kế và cải tiến quy trình quản lý rủi ro trong những năm qua đã tạo cho Hải quan Việt Nam một bước tiến quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa của ngành. Trong những năm tới, quy trình quản lý rủi ro vẫn rất cần được hoàn thiện, trong đó tập trung vào:
phép mở rộng phạm vi áp dụng quản lý rủi ro cả 3 khâu trước - trong - sau thông quan, đẩy mạnh phương pháp quản lý hải quan nâng cao hiệu quả kiểm tra trọng tâm trọng điểm giám sát hải quan.
- Đẩy mạnh áp dụng quản lý rủi ro trong phân tích tình báo hải quan và thông tin hàng hóa e-manifest để giảm thiểu các khâu hiện đang thực hiện bằng thủ công như: dừng thông quan đột xuất, kiểm tra tràn lan…gây khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu.
- Kết nối thông tin một cửa hải quan quốc gia đối với các lĩnh vực quản lý chuyên ngành của các Bộ (giao thông, công thương, y tế, nông nghiệp, công an, biên phòng, hãng tàu) và thu thập thông tin tình báo từ hải quan ASEAN và các đối tác thương mại chính để làm cơ sở phân tích, đánh giá thông tin quản lỷ ro. - Nâng cao mức độ tự động hóa trong khâu tiếp nhận và xử lý hồ sơ hải quan điện tử. Việc này đòi hỏi phải nâng cấp cơ sở dữ liệu hải quan, nâng cấp chất lượng khâu tiếp nhận tờ khai để có căn cứ tin cậy cho việc ra quyết định.
3.2.3.4 Đẩy mạnh, mở rộng chuẩn mực giảm chứng từ thương mại
Giảm chứng từ thương mại là một trong những yêu cầu hàng đầu của cơ chế “thuận lợi hóa” thương mại. Đây cũng là một đối tượng mà cải cách thủ tục hành chính nói chung, TTHQĐT nói riêng rất quan tâm để thực hiện. Về vấn đề này, Việt Nam đã có quy định nhưng còn chưa đầy đủ, cần được bổ sung trong thời gian tới, cụ thể là xây dựng các thiết chế về:
- Sử dụng những thông tin có sẵn trong giao dịch thương mại. - Sử dụng các bản sao chứng từ.
- Doanh nghiệp chỉ phải cung cấp một lần các chứng từ.
- Hải quan phải chủ động tìm chứng từ, thay vì thụ động yêu cầu doanh nghiệp cung cấp.